Say tàu xe là nỗi ám ảnh của nhiều người khi di chuyển trên các phương tiện ô tô, tàu, máy bay… Sử dụng thuốc chống say xe có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh… do say tàu xe gây ra.
Thuốc giảm đau, hạ sốt, an thần nhẹ
Nên mang theo thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau trong trường hợp cần thiết. Khi sử dụng, cần lưu ý tuân thủ liều lượng thuốc và thời gian sử dụng, tránh trường hợp quá liều dẫn đến những tác dụng phụ khó lường trên gan, thận.
Việc bị rối loạn giấc ngủ khi đi du lịch không phải là hiếm gặp. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên xin ý kiến bác sĩ, chuẩn bị sẵn một số loại thuốc an thần có nguồn gốc thảo dược giúp có giấc ngủ ngon.
Có thể gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón… trong khi đi du lịch. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước:
Dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn hay bị côn trùng đốt là những vấn đề hay gặp khi đi du lịch.
Các loại thuốc chống dị ứng dạng viên hoặc dạng kem, gel bôi ngoài da, thường chứa thành phần như loratadin, desloratadin, cetirizin hay fexofenadin… có thể sử dụng để giảm cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn, sưng húp mắt và chảy nước mũi do dị ứng thức ăn, phấn hoa, thời tiết…
Tác dụng phụ của thuốc chống dị ứng có thể gây buồn ngủ. Một số thuốc cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em và phụ nữ có thai. Do đó cần tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi mua thuốc.
Nên chuẩn bị nước muối sinh lý để nhỏ mắt, nhỏ mũi cho chuyến đi, đặc biệt là những thời điểm giao mùa.
Có thể chuẩn bị thêm thuốc nhỏ chống khô mắt, cung cấp vitamin cho mắt, thuốc điều trị đau mắt đỏ, thuốc co mạch chống ngạt mũi…
Thuốc điều trị bệnh cá nhân nếu có
Nếu đang điều trị một bệnh nào đó, ví dụ như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh xương khớp, dạ dày… người bệnh cần lưu ý mang đủ liều thuốc để sử dụng trong suốt chuyến đi. Đảm bảo tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời điểm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Người bệnh mạn tính cần lưu ý mang đủ liều thuốc để sử dụng trong suốt chuyến đi.
Một số vật dụng cần thiết để sơ cứu
Nước muối sinh lý, bông, kéo, băng cá nhân (như urgo), băng chun, oxy già, cồn 70 độ, cồn i-ốt…
Cần lưu ý gì khi đi du lịch trong mùa dịch COVID-19 hiện nay?
Để phòng ngừa COVID-19, người dân cần tiêm phòng vaccine mũi nhắc lại để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Đồng thời, luôn áp dụng các biện pháp an toàn như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay sát khuẩn… để tránh lây nhiễm. Nên chuẩn bị một số thuốc và vật dụng sau đây để có thể sử dụng trong trường hợp không may mắc COVID-19 khi đi du lịch:
Thực phẩm tốt cho tiêu hóa và giấc ngủ vào buổi tối | SKĐS
Để có kỳ nghỉ an toàn, bạn mang theo thuốc cảm, men tiêu hóa, chống dị ứng, tiêu chảy và đừng quên thuốc điều trị bệnh mạn tính nếu có.
Trong dịp lễ, mọi người thường di chuyển, ăn uống không điều độ, nếp sống đảo lộn, thời tiết thay đổi thất thường nên sức khỏe dễ bị ảnh hưởng. Bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) tư vấn nên mang theo ít băng dán cá nhân, thuốc sát trùng và một số loại thuốc cần thiết, phòng trường hợp khẩn cấp.
Khi đi du lịch, bạn có thể bị mệt, sốt, hoặc cảm cúm, sổ mũi. Do đó nên chuẩn bị paracetamol 500 mg (như Efferagal, Panadol, Tylenol) để hạ sốt, giảm đau, điều trị đau đầu, đau khớp. Mỗi lần uống một viên, ngày uống không quá 4 viên đối với người lớn. Có thể chuẩn bị thêm một số vitamin để bổ sung giúp cơ thể tăng cường đề kháng, miễn dịch.
Sau một đến hai ngày uống thuốc mà bệnh không thuyên giảm, nên đến bệnh viện khám để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Khi di chuyển trên ôtô, tàu, máy bay, nhiều người bị say xe, mệt mỏi. Vì vậy nên mang theo một số thuốc chống say xe dạng viên hoặc nước để kiểm soát các triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh.
Mẹo khác là ngửi một số mùi dễ chịu như bánh mì, vỏ chanh, cam. Uống thuốc chống say theo liều lượng và thời gian mà nhà sản xuất khuyên dùng để hạn chế tình trạng say xe.
Người say tàu xe nên ngồi ở ghế phía trên gần buồng lái để giảm rung lắc trong quá trình xe di chuyển. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại, đọc sách khi di chuyển.
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, nhiều đạm có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy. Bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc tiêu chảy như loperamid, uống mỗi ngày hai đến 4 viên chia làm hai lần; hoặc một hộp Berberin uống khi tiêu chảy, mỗi lần 6 đến 8 viên.
Khi đi du lịch, bạn ăn uống không đầy đủ, đúng giờ nên dễ bị đau dạ dày. Nên chuẩn bị thuốc hỗ trợ giảm đau như Esomeprazole 40 mg, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày, liều dùng mỗi lần uống một viên, ngày một lần. Nếu không cải thiện, bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Nên chuẩn bị thuốc chống dị ứng, điều trị sẩn ngứa như Aerius 5 mg hoặc Cetirizine 10 mg, Loratadine 10 mg. Liều uống ngày một lần, mỗi lần một viên. Tuy nhiên, bạn nên nắm rõ tiền sử dị ứng của mình, hạn chế ăn món lạ để có kỳ nghỉ trọn vẹn.
Những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc điều trị do bác sĩ chỉ định. Người bị huyết áp cao, tiểu đường cần chú trọng hơn, tránh món ăn giàu năng lượng, chất béo.
Nên đeo khẩu trang, khử khuẩn để phòng tránh bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là Covid, khi đến những nơi đông người.