Với đặc thù kì thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội, kì thi này đã xóa bỏ tổ hợp môn học để phù hợp với chương trình giáo dục THPT mới. Do vậy dự kiến năm 2025 kì thi ĐGTD sẽ cơ bản ổn định chỉ nội dung đề thi sẽ thay đổi để phù hợp với nội dung chương trình phổ thông mới khi số môn học của mỗi thí sinh là khác nhau. Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách Khoa Hà Nội như sau:
Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội 2025
Cấu trúc đề thi gồm ba phần: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học. Cấu trúc này tương tự hiện tại, tuy nhiên phần Khoa học sẽ có nhiều lựa chọn, cách đặt câu hỏi cũng thay đổi.
Về hình thức, bài thi HSA năm 2025 được điều chỉnh chủ yếu ở phần khoa học và cách đặt câu hỏi. Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, phần thi thứ 3 thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực lý, hóa, sinh, sử, địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút (không kể thời gian bù thêm cho câu hỏi thử nghiệm).
Phần 1, toán học và xử lý số liệu (bắt buộc): Thí sinh được làm bài trong 75 phút gồm 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.
Phần 2, ngôn ngữ - văn học (bắt buộc): Thí sinh được hoàn thành trong 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.
Phần 3, khoa học hoặc Tiếng Anh (tự chọn): Thí sinh lựa chọn thi Khoa học hoặc Tiếng Anh làm bài trong 60 phút, 50 câu hỏi.
- Phần thi Khoa học thí sinh chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Mỗi chủ đề có từ 16 đến 17 câu hỏi, trong đó có các câu hỏi đơn và từ 1 đến 2 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi. Trong một lựa chọn, hai chủ đề thuộc cùng lĩnh vực (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) có 17 câu hỏi/1 chủ đề, chủ đề còn lại có 16 câu hỏi. Các chủ đề thi về Vật lí, Hóa học, Sinh học có tối thiểu 01 câu hỏi điền đáp án/1 chủ đề.
- Phần thi Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn trong đó có 35 câu hỏi đơn và 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt trong văn bản viết, đọc hiểu văn bản, tình huống…
Đề tham khảo Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HN. Xem và tải TẠI ĐÂY
Đánh giá năng lực chuyên biệt ĐH Sư phạm TPHCM
1. Hình thức dự thi: Thí sinh làm bài thi hoàn toàn trên máy tính.
2.1. Cấu trúc các bài thi đánh giá năng lực Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Bài thi sẽ gồm 40 câu hỏi, trong đó:
Phần 1: 25 câu hỏi thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (câu hỏi đơn), gồm:
Phần 2: Cho các dữ liệu tổng hợp, khai thác ngữ liệu để trả lời
05 câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng thức 04 phương án lựa chọn, trong đó có 01 đáp áp đúng duy nhất
Phần 3: 10 câu hỏi điền đáp số đúng
2.2. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Bài thi sẽ gồm 22 câu hỏi, trong đó:
Phần 1: Đọc hiểu với 20 câu hỏi thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn;
Phần 2: Viết đoạn với 01 câu hỏi tự luận
Phần 3: Viết bài với 01 câu hỏi tự luận.
2.3. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh:
- Thời gian làm bài: 180 phút.
- Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ngữ liệu trong đề thi rất đa dạng, được lấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Bài thi có 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
3. Nội dung kiến thức trong các bài thi:
Các nội dung kiến thức sử dụng để đánh giá năng lực của thí sinh được đề cập trong các bài thi sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó phần nội dung kiến thức của chương trình lớp 12 chiếm 70-80%, còn lại là nội dung kiến thức của chương trình lớp 10 và 11.
Đánh giá tư duy ĐH Bách khoa HN
Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức công bố cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025. Theo đó, bài thi gồm ba phần thi: Tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào.
Bài thi đánh giá tuy được thiết kế với 3 mức độ đánh giá tư duy
Thể hiện khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo những quy trình đã biết.
Các hành động tư duy cần đánh giá: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối...
Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện.
Các hành động tư duy cần đánh giá: Phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt…
Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng.
Các hành động tư duy cần đánh giá: phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết...
Về kiểu câu hỏi đánh giá tư duy, đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Những kiểu câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng bao gồm (câu hỏi chỉ được tính điểm nếu thí sinh lựa chọn đầy đủ phương án):
- Nhiều lựa chọn (chọn nhiều phương án đúng).
- Trả lời ngắn (điền câu trả lời).
- Kéo thả (chọn sẵn trong menu)
Hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, kết quả thi sẽ có giá trị trong 2 năm để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học. Kết quả bài thi của thí sinh sẽ hiện tổng điểm và tổng số câu đúng của mỗi thành phần. Tuy nhiên, với cùng số câu đúng, các thí sinh có thể có số điểm không giống nhau.
Điều này phụ thuộc vào việc số câu đúng ở vị trí mức tư duy nào trong mỗi thành phần cũng như số lượng thí sinh trả lời đúng câu hỏi đó.
Cấu trúc bài thi Đánh giá tư duy ĐH Bách khoa HN 2025
ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY
Đề thi đánh giá tư duy ĐHBKHN mới nhất 2024 gồm đề thi chính thức, minh họa, các đợt thi thử đánh giá tư duy có đáp án. Đề ôn thi phần Tư duy toán học, Tư duy đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.
Với mục tiêu mở rộng khả năng áp dụng kết quả bài thi Đánh giá tư duy cho các trường đại học, học viện khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, y dược… và phù hợp với chương trình giáo dục hiện hành và phổ thông mới, Đại học Bách khoa Hà Nội quyết định điều chỉnh cấu trúc, nội dung bài thi, áp dụng từ năm 2023.
Bài thi được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ hơn, từ thi 270 phút xuống còn 150 phút, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học từ Toán + Đọc hiểu + Khoa học tự nhiên + tiếng Anh thành nội dung đánh giá tư duy Toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề.
Trường sẽ tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính trong thời gian 1 buổi (150 phút), nhiều đợt thi, nhiều địa điểm thi, cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm, không giới hạn đối tượng dự thi, số lần dự thi.
Cấu trúc bài thi tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng từ năm 2023 trở đi.
Với phần Tư duy Toán học, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm trong 60 phút, đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy toán của học sinh thông qua chương trình Toán học lớp 11, 12 tại trường THPT và một phạm vi nhỏ kiến thức số học.
Nội dung phần thi gồm kiến thức về Số học, Đại số, Hàm số, Hình học, Thống kê và xác suất. Cấu trúc câu hỏi đòi hỏi phải có ý nghĩa cả về vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho các mối quan hệ Toán học; truy cập các kiến thức Toán học bằng trí nhớ; kết hợp với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán và thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp.
Phần thi tư duy Toán học nhấn mạnh tới tư duy định lượng và áp dụng phần tính toán hoặc ghi nhớ các công thức. Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay theo quy định. Các câu hỏi hàm chứa các vấn đề từ dễ đến khó với độ tin cậy để đảm bảo phân hóa được mức độ sẵn sàng vào đại học của thí sinh.
Phần Tư duy đọc hiểu thi theo hình thức trắc nghiệm, với thời gian 30 phút, nhằm đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng. Các câu hỏi yêu cầu học sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại văn bản: Khoa học, Văn học, Báo chí… nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn.
Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định các ý chính, định vị và giải thích các chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện; so sánh, hiểu mối quan hệ nhân quả; xác định ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh, khái quát hóa, phân tích giọng văn và phương pháp của tác giả. Thí sinh phải phân tích và tích hợp thông tin từ nhiều văn bản liên quan… Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú,liên quan tới những chủ đề về khoa học,công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.
Phần Tư duy Khoa học gồm các câu hỏi trắc nghiệm (thời gian 60 phút). Phần thi yêu cầu đo lường cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và các kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết trong lĩnh vực khoa học.
Phần thi này là một tập hợp các thông tin khoa học, theo sau đó là các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đo lường khả năng: Tính, giải thích được dữ liệu; chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin khoa học; thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm. Thông tin khoa học được truyền tải theo một trong ba định dạng khác nhau: biểu diễn dữ liệu (đồ thị khoa học, bảng biểu và sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hoặc nhiều thí nghiệm liên quan) hoặc quan điểm xung đột (hai hoặc nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không phù hợp với nhau).
Đến thời điểm này, các trường ĐH lớn đã công bố cấu trúc bài thi riêng từ năm 2025. Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018, các kỳ thi riêng của nhiều trường sẽ có một số điểm cải tiến trong cấu trúc đề thi.