© 2024 CÔNG TY TNHH VLXD PHÂN PHỐI GẠCH MEN THUẬN PHÁT - Thiết kế bởi sikido.vn
Nhiều phương diện nghiên cứu về cụ đồ Chiểu
Hội thảo "Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay"-hội thảo thứ 3 về cụ đồ Chiểu, tập trung hơn 100 tham luận của các nhà khoa học, đã nghiên cứu, tìm hiểu về Nguyễn Đình Chiểu trên nhiều phương diện cũng như sức ảnh hưởng và di sản của ông để lại cho hậu thế.
Đầu tiên, dễ dàng nhận thấy di sản văn hóa mà vị danh nhân này để lại là đức nhân, trung, hiếu, tiết, nghĩa. Đó là tình yêu thương con người, trung với nước, hiếu thảo với cha mẹ và giữ gìn tiết nghĩa. Trước bối cảnh lịch sử của đất nước thời bấy giờ, là một nhà nho giàu lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, cụ đồ Chiểu đã thể hiện rõ quan điểm của mình với triều đình phong kiến cũng như giặc Pháp xâm lược. Những giá trị đạo đức, nhân cách sống vô cùng đáng quý đó không chỉ có giá trị trong quá khứ mà còn cần thiết đối với việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh hiện nay, những giá trị cốt lõi trong nhân cách, đạo đức của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu vẫn có ảnh hưởng tích cực. Đó là lòng yêu nước, thương nòi, trọng đạo hiếu, sống có tình nghĩa, không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu; sống có lý tưởng, có trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho cộng đồng. Đó là nghị lực phi thường vượt qua khó khăn và vượt lên chính mình; tinh thần tự tôn, ý thức giữ gìn những giá trị đạo đức văn hóa cao đẹp của dân tộc...
Trước thực trạng những giá trị đạo đức bị đảo lộn, chúng ta thêm trân trọng mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình và xã hội mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong tác phẩm của mình về tình cha con, vợ chồng, thầy trò, bạn bè.
GS.TS Reddy Konatham từ Ấn Độ trình bày tham luận về hình tượng Lục Vân Tiên trong cộng đồng Ấn Kiều tại Việt Nam và người Ấn gốc Việt tại Ấn Độ - Ảnh: VGP/Hữu Nghĩa
Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu đã có thời gian hơn một phần tư thế kỷ sống, chiến đấu bằng ngòi bút đanh thép, hòa cùng đời sống của quần chúng nhân dân. Qua các nhân vật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng như trong 3 tác phẩm Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cùng rất nhiều văn tế, thơ điếu, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh người dân Nam Bộ đậm chất dân gian.
TS. Mai Mỹ Duyên, Giảng viên Đại học Trà Vinh nhận định, Lục Vân Tiên là tác phẩm chứa đựng hình tượng nhân vật phong phú, cùng âm điệu lục bát và chất trữ tình sâu sắc. Chính vì vậy, ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã nhanh chóng được quần chúng nhân dân yêu thích và truyền bá rộng rãi trong toàn vùng Nam Bộ dưới dạng nói thơ Vân Tiên.
Thể loại diễn xướng dân gian nói thơ Vân Tiên là sản phẩm văn hóa dân gian được người Nam Bộ sáng tạo có nguồn gốc từ lối nói thơ của miền Trung nhưng đã có nhiều cải tiến (về âm điệu, cách thể hiện) cho phù hợp với ngôn ngữ, tính cách, tâm hồn và không gian diễn xướng của Nam Bộ.
Lối nói thơ Vân Tiên ra đời trên cơ sở nhu cầu phổ biến thơ văn yêu nước, thể hiện tinh thần đấu tranh không khuất phục cường quyền, đem trí tài phụng sự đất nước và nhu cầu truyền bá đạo lý, tôn vinh phẩm hạnh con người Việt Nam trước nguy cơ đảo lộn, suy đồi các giá trị truyền thống trong xã hội đương thời. Có thể nói, thơ Vân Tiên được xem là "đặc chủng" phái sinh từ nhu cầu xã hội: Phổ biến tác phẩm Lục Vân Tiên của cụ đồ Chiểu bằng phương thức truyền khẩu. Và căn cứ tiểu sử của nhà thơ cho thấy việc phổ biến tác phẩm Lục Vân Tiên qua điệu nói thơ Vân Tiên bằng con đường truyền khẩu đã lan tỏa khắp Nam Bộ trước khi ông về Ba Tri sinh sống.
Hội thảo thu hút đông đảo giới khoa học trong và ngoài nước - Ảnh: VGP/Hữu Nghĩa
Sự kiện Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu được tôn vinh là một niềm vinh dự, tự hào cho Bến Tre, có ý nghĩa tích cực trong giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước từ những di sản văn hóa mà cụ Đồ Chiểu để lại cho nhân dân.
Việc tổ chức hội thảo khoa học quốc tế đã được tỉnh Bến Tre chuẩn bị chu đáo, tích cực từ sắp xếp chọn tác giả, đặt hàng các tham luận. Hội thảo góp phần khai thác, tổng hợp các ý kiến đánh giá của các nhà khoa học về Nguyễn Đình Chiểu một cách toàn diện, làm phong phú thêm tư liệu nghiên cứu và tìm hiểu về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu.
Tại Hội thảo này, ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam một lần nữa khẳng định, tác giả Nguyễn Đình Chiểu là một nhân vật xuất chúng, một trong những nhà thơ Việt Nam được tôn vinh nhiều nhất và có các tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng. Những triết lý về hòa bình, về tình yêu của con người cũng như về lòng khoan dung hoàn toàn phù hợp với triết lý và mục tiêu của UNESCO.
Nguyễn Đình Chiểu đã cống hiến cả cuộc đời mình để lan tỏa kiến thức và còn là một thầy thuốc vĩ đại với một tầm nhìn sâu rộng trong việc cứu người. Đây cũng là một sứ mệnh của UNESCO-sứ mệnh giáo dục. Câu chuyện cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là nguồn cảm hứng không chỉ với người dân Việt Nam mà còn là với cả nhân loại.
Phóng viên Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với ông Lương Ngọc Thạch - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ xung quanh những kết quả đạt được trong công tác chăm lo, giúp đỡ người nghèo.
PV: Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh Phú Thọ đã có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho người nghèo. Ông có thể chia sẻ về những kết quả đã đạt được của MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh?
Ông Lương Ngọc Thạch: Để có thêm nguồn lực chung tay cùng với Đảng, Nhà nước thực công tác giảm nghèo, thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh Phú Thọ đã triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do Trung ương, tỉnh phát động.
Với vai trò là cơ quan Thường trực của Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” cấp tỉnh, hàng năm, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Ủy ban MTTQ các cấp của tỉnh xây dựng kế hoạch vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo và triển khai chương trình an sinh xã hội. Tùy vào điều kiện cụ thể, mà công tác chăm lo cho người nghèo và hình thức vận động Quỹ Vì người nghèo được triển khai phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương, như giúp đỡ người nghèo xây dựng nhà ở bằng ngày công lao động, vật liệu xây dựng; giúp đỡ người nghèo bằng kinh nghiệm, truyền nghề, phổ biến khoa học kỹ thuật hoặc tín chấp vay vốn đầu tư để phát triển sản xuất...
Tính đến ngày 17/10/2023, Quỹ Vì người nghèo tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận ủng hộ đạt 10,7 tỷ đồng. Từ nguồn lực vận động, Ban Vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh Phú Thọ đã triển khai xong việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 42 hộ nghèo của 7 huyện với mức 40 triệu đồng/hộ; hỗ trợ 18 nhà của hội viên nghèo do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hội Nông dân tỉnh và Hội Cựu Chiến binh tỉnh đề nghị; hỗ trợ xây nhà cho 30 hộ nghèo của 3 huyện từ nguồn hỗ trợ Quỹ Vì người nghèo Trung ương; xây dựng 2 nhà cho hộ nghèo từ nguồn hỗ trợ của Cụm thi đua Ủy ban MTTQ các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc và nguồn đối ứng của tỉnh Phú Thọ với mức hỗ trợ 100 triệu đồng/nhà.
Trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo”, MTTQ các cấp trong tỉnh đã có những giải pháp gì nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia ủng hộ Quỹ Vì người nghèo và các chương trình an sinh xã hội?
- Triển khai các hoạt động trong Tháng cao điểm Vì người nghèo, trên cơ sở bám sát các văn bản chỉ đạo của UBTƯ MTTQ Việt Nam và sự lãnh chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ đã chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tiếp tục tích cực tham gia ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, nhằm tạo thêm nguồn lực thực hiện lộ trình hỗ trợ hộ nghèo cải thiện về nhà ở và thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
Tại các địa phương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp, Ban Vận động Quỹ Vì người nghèo các cấp thường xuyên phối hợp rà soát, khảo sát, phân loại đối tượng, kịp thời có những biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ từ Quỹ Vì người nghèo. Đặc biệt, MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên tiếp tục tập trung tăng cường vận động nguồn hỗ trợ từ dòng họ, cộng đồng dân cư giúp đỡ trực tiếp bằng ngày công, vật liệu, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng dân cư.
Với các nguồn lực huy động được, từ nay đến cuối năm, Ban Vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh Phú Thọ sẽ triển khai các hoạt động cụ thể gì để thiết thực chăm lo, giúp đỡ người nghèo, thưa ông?
- Trong những tháng cuối năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ tiếp tục triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động; chương trình “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc” do Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì phát động. Cùng với việc triển khai hiệu quả các hoạt động của Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 nhằm huy động tối đa các nguồn lực ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, MTTQ các cấp sẽ tập trung phối hợp thực hiện tốt công tác vận động ủng hộ chăm lo Tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Quy trình thủ tục xuất khẩu sầu riêng được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây: Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018: Quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018: Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017: Quy định về nhãn hàng hóa. Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014: Quy định về kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa xuất khẩu. Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017: Ban hành bảng mã số HS cho các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Với những văn bản trên sầu riêng không thuộc các danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định. Các văn bản này cung cấp hướng dẫn chi tiết về các bước và yêu cầu cần thiết để xuất khẩu sầu riêng, bao gồm việc khai báo hải quan, kiểm dịch thực vật, và các chứng từ cần thiết như hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, và giấy chứng nhận xuất xứ.
[ RUN FOR HEALTH 2 - giải chạy bộ ngoài trời (Road Running) lần 2] Vừa qua, ngày 8-12-2024 RUN FOR HEALTH 2 giải chạy bộ ngoài trời (Road Running) lần 2 được phối hợp tổ chức bởi CLB Chạy bộ HSMA và CLB Doanh nhận Khánh Hòa - Sài Gòn. Tiếp nối sự thành công của "RUN FOR HEALTH" lần thứ nhất. "RUN FOR HEALTH 2" với tinh thần tiếp tục thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT, lan tỏa tinh thần rèn luyện sức khỏe tích cực trong cộng đồng cũng như tạo ra được sân chơi lành lạnh giúp các thành viên 2 CLB vị có thể giao lưu và học hỏi. Sự kiện này còn là đánh dấu bước khởi đầu cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, bền vững giữa CLB Chạy bộ thuộc LCH Y Học Thể Dục Thể Thao TP HCM và CLB Doanh Nhân Khánh Hoà - Sài Gòn. Hai đơn vị kỳ vọng sẽ tiếp tục đồng hành trong nhiều dự án thể thao khác, cùng nhau xây dựng cộng đồng gắn kết v& mạnh mẽ. Hạng mục thi đấu Với 2 hạng mục: Hạng mục: Nữ 5km Dành cho các Vận động viên Nữ xinh đẹp các cấp độ từ nghiệp vụ đến Chuyên nghiệp. Hạng mục giúp công bằng hơn trong việc cạnh tranh thành tích với các VĐV Nam. Hạng mục: Nam 5km Dành cho VĐV Nam, người chưa có nhiều sự tự tin về sức khỏe & kinh nghiệm trong việc rèn luyện hoặc thi đấu đến các VĐV cấp bán chuyên nghiệp. Giải nhằm mục đích là tạo sự giao lưu, gắn kết các thành viên giữa các CLB Thời gian thi đấu Ngày thi đấu: Chủ nhật, Ngày 8-12-2024 Giờ thi đấu (Cả 2 hạng mục) Đồng xuất phát: 06h00am (Start time) Thời gian kết thúc: 07h30 (COT Cut oftf time) Địa điểm: Cung đường bờ sông (Đường số 1, KDC Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Bình Chánh, TP HCM) Quà tặng Vận động viên (Hình ảnh phần quà/ công bố mẫu cup) DNL SHIPPING tài trợ và đồng hành DNL SHIPPING DNL Shipping được thành lập năm 2021 với mục tiêu mang đến những phương án và giải pháp tối ưu nhất cho thương mại quốc tế. Mặc dù là doanh nghiệp mới nhưng với định hướng chiến lược của đội ngũ ban lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm đã có trên 12 năm làm nghề trong lĩnh vực logistics, DNL Shipping đã từng bước vươn lên khẳng định vị trí của mình trong ngành logistics. Bỏ qua định kiến về doanh nghiệp mới, bằng tinh thần học hỏi, trau dồi kinh nghiệm DNL Shipping đã tạo được sự tín nhiệm với khách hàng thông qua chất lượng dịch vụ và bảo mật ngày càng được nâng cao. DNL Shipping tự hào khi đã và đang hợp tác cung cấp các dịch vụ chọn gói cho khách hàng như: Vận tải đường biển; đường bộ Bắc-Nam; vận tải đường hàng không; Làm thủ tục thông quan XNK,… Đối tượng KH/kết nối của DNL SHIPPING: Cty thương mại/ cty sản xuất, nhà máy gia công, sản xuất xuất khẩu thị trường Trung quốc, Malaysia, Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Italia, Hàn, Nhật, Hy Lạp DNL SHIPPING Tài trợ đồng hành Nạp nước khi chạy đường dài là một bí quyết để cuộc chạy thành công hơn. Tuy nhiên chỉ nạp nước thường thì chưa đủ mà nước bổ sung ion mới là mấu chốt giúp bạn chạy bền và nhanh hơn. Khi chơi thể thao nói chung và đặc biệt là chạy đường dài nói riêng thì bổ sung nước là khâu cực kỳ quan trọng. Nếu không nạp đủ nước, cơ thể người tập sẽ nhanh xuống sức, xảy ra những phản ứng xấu đối với cơ thể. Vì vậy, uống nước nghe tưởng chừng đơn giản nhưng lại là điều quyết định nhiều đến hiệu quả bài tập cũng như bảo vệ sức khỏe cho chính bạn. Nắm bắt được điều đó, Công ty DNL Shipping đã tài trợ đồng hành "nước ion kiềm" cho giải chạy bộ ngoài trời (Road Running) lần thứ 2. Đây là một sự kiện thể thao quan trọng, thu hút đông đảo vận động viên 2 CLB . Việc tài trợ này không chỉ thể hiện cam kết của DNL Shipping đối với sức khỏe cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về lợi ích của nước ion kiềm trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường hiệu suất thể thao. Giải chạy bộ ngoài trời lần này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người tham gia, Nước ion kiềm được cung cấp tại sự kiện sẽ giúp các vận động viên duy trì sự cân bằng điện giải, giảm mệt mỏi và tăng cường sức bền. DNL Shipping hy vọng rằng sự kiện này sẽ không chỉ là một ngày hội thể thao mà còn là cơ hội để mọi người cùng nhau nâng cao ý thức về lối sống lành mạnh và tích cực. Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin tại: "HSMA Runner" Để có thể cập nhật thông tin mới nhất về các giải chạy bộ sắp tới nhé!!
Vừa qua Hội nghị Triển lãm Liên minh Vận tải Hàng hóa Quốc tế được tổ chức lần thứ 19 tại Trung Tâm Triển lãm quốc tế Ninh Ba, Tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Sự kiện kéo dài 4 ngày, thời gian bắt đầu từ ngày 26 - 29/11/2024. Khu vực triển lãm trải dài 35.000 mét vuông, với 2000 nhà triển lãm đến từ hơn 110 thành phố trên khắp Trung Quốc và hơn 80 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới dự kiến chào đón hơn 50.000 lượt khách tham quan với nhiều hoạt động tiêu biểu như triển lãm vận tải hàng hóa, hội nghị thượng định, hội nghị chuyên đề G20, hội nghị xúc tiến đầu tư, giao thương. "WIFFA EXPO", là một sự kiện toàn cầu, tập trung vào ngành giao nhận vận tải quốc tế và mở rộng thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi công nghiệp. Các đơn vị triển lãm bao gồm ô tô, đường sắt, vận tải hàng không, kho bãi, bến cảng và công viên, công ty hải quan, sản xuất xe tải, bất động sản và thiết bị hậu cần, năng lượng mới, ngân hàng, bảo hiểm và phần mềm. Đến với Triển lãm "WIFFA EXPO" DNL SHIPPING có thể kết nối trao đổi hiệu quả với các chuyên gia hậu cần và khách hàng mục tiêu của mình từ khắp nơi trên thế giới. Chủ đề của WIFFA 19 LÀ "Ngành công nghiệp và logistics Trung Quốc vươn ra thế giới" tập trung vào việc tích hợp các nguồn lực logistis quốc tế hàng đầu và cung cấp các giải pháp toàn diện cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự kiện này cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng mạng lưới và cập nhật những xu hướng mới nhất trong ngành logistics Hội nghị triển lãm Liên minh Vận tải Hàng hóa Quốc tế lần thứ 19 (WIFFA 19) đã có những ảnh hưởng đáng kể đến ngành logistics toàn cầu, đặc biệt đối với DNL SHIPPING trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Dưới đây là một số tác động của Hội nghị triển lãm đến các doanh nghiệp khi tham gia: Mở rộng mạng lưới và hợp tác quốc tế, với số lượng đối tác và khách hàng tham gia sự kiện đã thu hút hơn 2000 doanh nghiệp từ hơn 80 quốc gia , tạo cơ hội cho các doanh nghiệp logistics kết nối, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.
Ngành vận tải hàng không đang áp dụng cách tiếp cận "chờ xem" đối với tác động có thể xảy ra của thuế quan mới của Mỹ và các yêu cầu quy định nghiêm ngặt hơn đối với các lô hàng thương mại điện tử. Tại phiên họp của các nhà lãnh đạo ngành Diễn đàn Vận tải Hàng không Tiaca (Tiaca Air Cargo Forum), các thành viên tham gia hội thảo đã được hỏi ý kiến của họ về việc triển khai thuế quan nghiêm ngặt hơn từ tân tổng thống Mỹ sẽ tác động đến thị trường đó như thế nào. Giám đốc điều hành Tiaca, Glynn Hughes, chỉ ra rằng trong chiến dịch tranh cử, Trump đã đề xuất rằng ông sẽ thực hiện mức thuế quan 60% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 10-20% đối với hàng hóa từ các quốc gia khác. Trong khi đó, cũng có những kỳ vọng rằng Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hàng hóa thương mại điện tử được nhập khẩu theo quy định miễn trừ “de minimis”, có nghĩa là hàng hóa trị giá 800 USD không phải chịu thuế và ít bị kiểm tra hải quan hơn. Phó chủ tịch điều hành vận tải hàng không toàn cầu của DB Schenker, Asok Kumar, cho biết thuế quan sẽ có tác động đến ngành, khi các chủ hàng đổ xô vận chuyển hàng hóa trước khi mức thuế quan mới được thực hiện. Ông nói: “Tôi không phải là một nhà kinh tế học nhưng việc áp thuế 20% đối với hàng hóa bên ngoài Trung Quốc và 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, về mặt logic, sẽ có tác động. “Điều này đã được thực hiện trước đây nhưng chúng tôi không thấy tác động rộng như chúng tôi mong đợi nên chúng tôi sẽ phải chờ xem. “Điều mà tôi nghĩ có thể xảy ra là có khả năng các chủ hàng có thể cố gắng vận chuyển hàng hóa trước bất kỳ sự áp đặt nào như vậy, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể có một vài tháng bận rộn. “Cho đến nay, tôi chưa nghe thấy bất cứ điều gì từ khách hàng của chúng tôi về việc làm điều đó. Và đối với vấn đề “de minimis”, các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đã liên tục nói rằng họ đã chuẩn bị cho điều này và họ có giải pháp. “Vì vậy, tác động của điều đó đối với hàng hóa thương mại điện tử về mặt kìm hãm nó, chúng tôi đang chuẩn bị để điều đó không xảy ra.” Jan Krems, chủ tịch của United Cargo, cho biết ngành công nghiệp cần phải linh hoạt trước bất kỳ mức thuế quan nào. “Hàng hóa vẫn phải được sản xuất và vẫn phải được vận chuyển đến Mỹ. Thuế quan và giá cước, cách thức hoạt động đối với thương mại điện tử và trên các sản phẩm khác, chúng tôi không biết, nhưng điều đó chắc chắn sẽ xảy ra, đó là những gì ông Trump nói. “Nhưng chúng ta sẽ phải chờ xem nó sẽ là bao nhiêu và nó ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào.” Dirk Goovaerts, chủ tịch vận tải hàng hóa toàn cầu của Swissport International, đồng ý rằng vận tải hàng không cần phải linh hoạt khi đối mặt với bất kỳ thay đổi nào. Ông nói thêm rằng trong khi một thị trường có thể giảm do đó, thì một thị trường khác có thể tăng lên. Trong khi đó, cũng có khả năng sản xuất có thể chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Ông nói: “Trong ngành của chúng ta, chúng ta phải nhanh nhẹn, thích ứng và nhìn thấy xu hướng tương đối nhanh chóng, sau đó tiếp tục.” Các thành viên tham gia hội thảo cũng được hỏi về tình hình năm 2024 và triển vọng của họ cho năm 2025.
Rút ruột tại cảng là một trong những phương án được rất nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn để lấy hàng về khi gặp một số vấn đề về việc dỡ hàng xuống tại kho như: Kho không có đủ không gian để xe container vào tận nơi do bị vướng các công trình hoặc đường nhỏ hẹp Kho không có thiết bị để rút hàng khỏi container, đặc biệt là với các loại mặt hàng nặng như thép cuộn, máy móc Một container hàng nhưng được chia ra giao nhiều địa điểm khác nhau: Việc rút ruột tại cảng giúp dễ dàng phân phối hàng hóa đến các địa điểm khác nhau Việc rút ruột tại cảng giúp đảm bảo an toàn hơn trong quá trình vận chuyển và xử lý hàng hóa giúp an toàn cho hàng hóa và lao động Người mua có thể kiểm tra hàng hóa ngay tại cảng để đảm bảo chất lượng trước khi vận chuyển về kho Một điểm cộng nữa khi rút ruột tại cảng, tiết kiệm chi phí thuê kho bãi, rút hàng tại cảng giúp giảm chi phí thuê kho bãi và công nhân phân loại hàng hóa
Cảng Oakland báo cáo tăng trưởng sản lượng nhập khẩu container trong tháng 10, trong khi sản lượng xuất khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Cảng Oakland tiếp tục tăng trưởng về sản lượng container. "Nhìn chung, lượng hàng nhập khẩu đã xếp dỡ của Cảng đang có xu hướng trở lại mức trước đại dịch", Bryan Brandes, Giám đốc Hàng hải tại Cảng Oakland, cho biết. Ông nói thêm: “Sự gia tăng ổn định về sản lượng nhập khẩu trong năm 2024 là một xu hướng đáng khích lệ. Chúng tôi cũng đang chứng kiến sự gia tăng xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ thông qua Oakland. Nhờ kho lạnh nằm trên cảng gần các bến hàng hải và khả năng tiếp cận xe tải và đường sắt thuận tiện, chúng tôi có vị thế tốt để tiếp tục tăng sản lượng hàng hóa xuất khẩu nông sản thông qua Cảng biển Oakland." Tháng 10 đánh dấu tháng thứ 12 liên tiếp tăng sản lượng nhập khẩu được xếp dỡ, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà khai thác cảng đã xử lý 81.498 TEU hàng nhập khẩu được xếp dỡ, tăng so với 73.281 TEU vào tháng 10 năm 2023. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu được xếp dỡ giảm nhẹ, giảm 3,4% xuống còn 66.649 TEU trong tháng 10, so với 68.974 TEU trong cùng tháng năm ngoái. Bất chấp sự sụt giảm hàng tháng này, sản lượng xuất khẩu được xếp dỡ cho thấy mức tăng 6,7% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2024, so với cùng kỳ năm 2023. Trong thập kỷ qua, xuất khẩu của Oakland đã phải đối mặt với sự suy giảm dần dần, chủ yếu là do nhu cầu xuất khẩu giấy tái chế giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản đã bù đắp một phần cho những tổn thất này. Xuất khẩu container rỗng tăng mạnh, tăng 30,6% lên 29.750 TEU trong tháng 10 năm 2024, so với 22.775 TEU trong năm trước. Tương tự, nhập khẩu container rỗng tăng 15,3%, với 15.682 TEU được xử lý trong tháng 10 năm 2024, tăng so với 13.597 TEU vào tháng 10 năm 2023.
Một số lưu ý khi xuất khẩu đồ chơi gặm gỗ cho thú cưng? Thuế xuất khẩu đồ chơi gặm gỗ cho thú cưng là 0% Cần có chứng từ đầu vào của hàng hóa trong trường hợp cần xin chứng nhập xuất xứ Đối với gỗ nằm trong phụ lục CITES thì cần có giấy phép xuất khẩu Cần xác định mã hs chính xác Cần chủ động làm kiểm dịch thực vận (Phyto) Làm hun trùng hàng hóa (Fumigation) 2. Mã HS và thuế xuất khẩu đồ chơi gặm gỗ cho thú cưng? Việc xác định mã hs code là bước vô cùng quan trọng trong tất cả quy trình thủ tục xuất nhập khẩu nói chung mà xuất khẩu đồ chơi gặm gỗ cho thú cưng nói riêng. Theo biểu thuế xuất khẩu năm 2024, sản phẩm từ đồ chơi gặm gỗ cho thú cưng được sắp xếp vào chương 44 nhóm 21. Sau đây là các mã HS Code liên quan các sản phẩm của đồ chơi gặm gỗ cho thú cưng và thanh toán. Chi tiết như sau: Nhóm sản phẩm Mã hs Mô tả hàng hóa Các sản phẩm bằng gỗ 44219999 Wood chew toys (đồ chơi cắn cho thú cưng) Thuế xuất khẩu: Theo biểu thuế hiện hành, Thuế xuất khẩu cho mặt hàng này là 0% Những rủi ro khi áp sai mã hs code Tại sao chúng ta lại phải xác định đúng và khai đúng mã hs code, Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro khi cho mọi người như sau: Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã hs có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng. Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp phát sinh thuế thì sẽ đối mặt với mức phạt ít nhất là 2.000.000vnđ và cao nhất và mức phạt gấp 3 lần số thuế. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc khai sai mã HS code có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý, bao gồm cả việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi trốn thuế hoặc gian lận thuế Quy định về nhãn mác đồ chơi gặm gỗ cho thú cưng Theo quy định hiện hành, nhãn mác của viên nén gỗ cần phải ghi rõ các thông tin cần thiết để đảm bảo minh bạch và tuân thủ các yêu cầu pháp lý, bao gồm những nội dung quan trọng sau (bằng tiếng Anh và ngôn ngữ của nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu) . Dưới đây là những thông tin cơ bản cần có trên nhãn mác của viên nén gỗ. Tên nhà sản xuất: Ngày sản xuất và thời hạn sử dụng của viên nén gỗ: Xuất xứ của sản phẩm: Thành phần sản phẩm: Nếu có, cần liệt kê các thành phần chính của sản phẩm. Các thông tin liên quan khác: Bao gồm các thông tin về cách sử dụng, bảo quản, và các chứng nhận chất lượng nếu có Nhãn mác bao bì đảm bảo rằng hải quan tại nước nhập khẩu cũng như người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm, từ nguồn gốc xuất xứ đến các yếu tố quan trọng và cách sử dụng sản phẩm. Bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu đồ chơi gặm gỗ cho thú cưng? Bộ hồ sơ khi làm thủ tục xuất khẩu viên nén gỗ được quy định tại Điều 1, khoản 5 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 của Thông tư 38/2015/TT-BTC) Hồ sơ bao gồm: Tờ khai hải quan Hợp đồng thương mại Hóa đơn thương mại Phiếu đóng gói Chứng từ khác theo yêu cầu của hải quan Trên đây là toàn bộ chứng từ cần thiết để thực hiện thủ tục xuất khẩu viên nén gỗ. Trong những chứng từ trên thì quan trọng nhất là tờ khai hải quan , hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói. Những chứng từ khác thì sẽ theo yêu cầu của hải quan Ngoài ra có những chứng từ mà người bán cần phải cung cấp cho người mua như: Chứng nhận xuất xứ: Certificate of Origin Chứng nhận hun trùng: Fumigation Certificate Chứng nhận kiểm dịch thực vật: Phytosanitary Certificate Thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất: Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan xuất khẩu trên hệ thống theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5-VNACCS, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet. Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ mà xác định công việc gồm những gì? Luồng xanh thì hệ thống tự động thông quan trực tiếp chỉ cần thanh lý tờ khai vô sổ tàu xuất. Luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra, rồi thông quan. Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan.
Giá cước vận tải hàng không trên tuyến xuyên Đại Tây Dương tăng mạnh do các hãng hàng không giảm công suất trong mùa đông và tắc nghẽn tại sân bay GRU, trong khi giá cước từ châu Á Thái Bình Dương vẫn ổn định. Trong khi giá cước từ châu Á ổn định hơn dự kiến trong những tuần gần đây, thì giá trên trên tuyến vận chuyển xuyên Đại Tây Dương đã tăng vọt khi các hãng hàng không chở khách giảm công suất vận chuyển bằng khoang hành lý cho phù hợp với nhu cầu trong mùa đông ít hơn và Sân bay Quốc tế Guarulhos (GRU) bị tắc nghẽn. Theo WorldACD, giá cước vận chuyển hàng không giao ngay từ châu Âu đến Mỹ đã tăng 16% và 17% trong hai tuần qua lên 3,34 USD/kg, phản ánh sự sụt giảm công suất sau khi các hãng hàng không bắt đầu lịch trình mùa đông vào ngày 27/10. Công ty dữ liệu cho biết thêm rằng cũng có sự gia tăng nhu cầu trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn vào ngày 28 tháng 11. Trong khi đó, “hệ số tải hàng hóa trên thị trường xuyên Đại Tây Dương theo hướng tây đã tương đối cao”. WorldACD cho biết thêm rằng giá cước hàng không giao ngay từ châu Âu đến Nam Mỹ đã tăng 36% trong hai tuần qua lên 4,32 USD/kg, do giá tăng lên GRU, nơi đã thực hiện tạm ngưng hoạt động 5 ngày vào ngày 11 tháng 11 để xử lý tình trạng tắc nghẽn. Giá cước hàng không từ châu Âu đến Brazil đạt 6,58 USD/kg trong tuần 46, tăng 57% so với hai tuần trước đó. Trong khi đó, giá cước hàng không từ châu Á Thái Bình Dương vẫn ở mức cao nhưng ổn định, nhà cung cấp dữ liệu cho biết. “Mặc dù thị trường vẫn tương đối mạnh, bao gồm cả xuất khẩu từ châu Á Thái Bình Dương, nhưng việc lập kế hoạch trước tốt của các bên liên quan đến vận tải hàng không dường như sẽ ngăn chặn được tình trạng thiếu hụt công suất lớn trong mùa cao điểm và giá cước tăng rất mạnh từ thị trường châu Á Thái Bình Dương”, công ty giải thích trong báo cáo thị trường hàng tuần của mình. Họ cho biết thêm: “Tuy nhiên, giá giao ngay đến châu Âu từ Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc đều ghi nhận mức tăng so với tuần trước đó trong tuần 46, lần lượt là 11%, 5% và 4%, lên 4,98 USD, 5,93 USD và 4,93 USD/kg. Nhưng giá cước hàng không giao ngay từ châu Á Thái Bình Dương đến Mỹ đã giảm 4% so với tuần trước đó, bao gồm cả mức giảm 2% từ Trung Quốc.”
Viên nén gỗ là là một loại nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu gỗ thải như mùn cưa, dăm bào, và các phế phẩm gỗ khác. Vậy thủ tục xuất khẩu cho viên nén gỗ là gì, những lưu ý và thuế xuất khẩu như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau của DNL SHIPPING để cập nhật thêm thông tin về thủ tục xuất khẩu viên nén gỗ mới nhất nhé! Chính sách xuất khẩu viên nén gỗ Quy trình thủ tục xuất khẩu viên nén gỗ được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây: Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018: Quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018: Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017: Quy định về nhãn hàng hóa. Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Các văn bản này cung cấp hướng dẫn chi tiết về các bước và yêu cầu cần thiết để xuất khẩu viên nén gỗ, bao gồm việc khai báo hải quan, kiểm dịch thực vật, và các chứng từ cần thiết như hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, và giấy chứng nhận xuất xứ. Ngoài ra khi xuất khẩu mặt hàng viên nén gỗ còn một số lưu ý Thuế xuất khẩu của viên nén gỗ là 0% Cần có chứng từ đầu vào của hàng hóa trong trường hợp cần xin chứng nhập xuất xứ Đối với gỗ nằm trong phụ lục CITES thì cần có giấy phép xuất khẩu Cần xác định mã hs chính xác Cần chủ động làm kiểm dịch thực vận (Phyto) Làm hun trùng hàng hóa (Fumigation)
Trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển không ngừng, Logistics ra đời như một giải pháp hữu hiệu giúp đáp ứng nhu cầu trong việc quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Vậy bạn biết chức năng nhiệm vụ của công ty Logistics là gì chưa? Cùng theo dõi bài viết sau của DNL SHIPPING để tìm hiểu về dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa sau đây nhé! Logistics là làm gì? Logistics hiểu đơn giản về khái niệm chính là một dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Vai trò chính trong Logistics là lên kế hoạch, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay mọi thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến khi tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra.
Hiệp Hội Công Nhân Cảng Quốc Tế (ILA) đã chính thức ngừng đàm phán hợp đồng với Liên minh Hàng hải Hoa Kỳ (USMX), gây ra nhiều lo ngại về tương lai của các cảng Bờ Đông và Bờ Vịnh Hoa Kỳ. Quyết định này xuất phát từ tranh cãi gay gắt về việc áp dụng tự động hóa tại các cảng, một vấn đề mà ILA cho rằng sẽ đe dọa đến việc làm của hàng chục nghìn công nhân công đoàn.
Cảng Chancay, khoản đầu tư vào cảng xanh và thông minh đầu tiên của COSCO SHIPPING tại Nam Mỹ, chính thức đi vào hoạt động, hứa hẹn thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế khu vực. Cảng Chancay, Peru (Nguồn: AmericaEconomia) Nằm dọc theo bờ biển miền trung Peru, cách Lima khoảng 78 km về phía bắc, Cảng Chancay đánh dấu khoản đầu tư cảng xanh và thông minh đầu tiên của COSCO SHIPPING tại Nam Mỹ. Lễ khánh thành diễn ra tại Peru vào ngày 14 tháng 11, với sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Peru Dina Boluarte thông qua liên kết video. Cảng nước sâu tự nhiên này được hưởng lợi từ vị trí địa lý chiến lược và khả năng kết nối logistics hiệu quả. Với chiều dài 1.500 mét, cảng bao gồm bốn bến - hai bến dành riêng cho xử lý container và hai bến đa năng - có khả năng tiếp nhận các tàu container lớn nhất trên toàn cầu. Được thiết kế với công suất thông lượng 1 triệu TEU, 6 triệu tấn hàng rời và 160.000 xe mỗi năm, cơ sở này kết hợp bãi chứa, kho và khu vực logistics linh hoạt, trong khi đường hầm dài 1,8 km kết nối trực tiếp cảng với Đường cao tốc Liên Mỹ. Cảng Chancay có thiết bị xếp dỡ thông minh tiên tiến, bao gồm xe tải container chạy hoàn toàn bằng điện, giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng hơn 25%. Sau các hoạt động thử nghiệm thành công, kế hoạch đang được triển khai để phát triển một trung tâm phân phối logistics khu vực tại Bến container COSCO SHIPPING Chancay Peru. Hai tuyến vận chuyển trực tiếp giữa Thượng Hải và Chancay sẽ giảm thời gian vận chuyển hàng hóa từ Peru đến Trung Quốc xuống chỉ còn 23 ngày.
Trong ngành logistics và vận chuyển hàng hóa, việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm một cách hiệu quả luôn là một thách thức lớn. Đặc biệt, đối với ngành may mặc, việc giữ cho quần áo không bị nhăn, gãy trong quá trình vận chuyển là vô cùng quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, container treo đã ra đời như một giải pháp tối ưu. Vậy container treo là gì và nó được sử dụng vào mục đích gì? Cùng DNL theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin nhé! Container treo là gì? Sử dụng với mục đích gì? Container treo là gì? Container treo, hay còn gọi là GOH, được viết tắt bởi từ " Garment on Hanger". Cont treo là một trong những loại cont được ngành may mặc rất ưa chuộng bởi tính năng tiện dụng và tiết kiệm thời gian công sức và tiền bạc, giúp bảo quản và vận chuyển quần áo một cách hiệu quả. Được đóng trong các loại container khô 20 feet , 40 feet và 45 feet. Trong loại cont này, người ta được sắp xếp để sử dụng dây hoặc thanh hoặc sự kết hợp của chuỗi kệ, các bar, thanh có sẵn. Do vậy container Garment on Hanger (GOH) rất linh hoạt. Tải trọng lớn hơn, giảm thiểu chi phí vận chuyển và dễ dàng lắp đặt. Mục đích sử dụng cont treo trong ngành may mặc? Hiệu quả trong logistics Tối ưu hóa không gian chứa hàng: Sử dụng không gian hiệu quả hơn, chứa được nhiều sản phẩm hơn so với phương pháp gấp truyền thống. Dễ dàng trong việc kiểm kê và quản lý hàng hóa: Quần áo được sắp xếp gọn gàng, dễ dàng kiểm tra và quản lý Bảo vệ hàng hóa Giữ cho quần áo không bị nhăn, gãy: Quần áo được treo thẳng, giữ nguyên hình dáng và chất lượng ban đầu Bảo vệ chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển: Giảm thiểu nguy cơ hư hỏng do va chạm hoặc ép chặt Tiết kiệm thời gian và chi phí Giảm bớt công đoạn đóng gói và dỡ hàng: Quần áo không cần phải gấp và đóng gói lại sau khi dỡ xuống. Tăng tốc độ vận chuyển và giao nhận hàng hóa: Giảm thời gian xử lý tại các điểm trung chuyển Nâng cao trải nghiệm khách hàng Sản phẩm đến tay khách hàng trong tình trạng tốt nhất: Khách hàng nhận được sản phẩm mà không cần phải ủi lại. Tăng độ hài lòng và tin tưởng của khách hàng: Khách hàng cảm thấy an tâm và hài lòng với chất lượng sản phẩm. Container treo thực sự là một giải pháp lý tưởng cho ngành may mặc, giúp bảo vệ chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận chuyển Tiêu chuẩn kích thước và phân loại container treo Kích thước của loại container không đa dạng, phổ biến ở 20 feet và 40 feet. Thông số của container treo 20 feet như sau: T Trọng lượng vỏ: 2.300 kg. Trọng lượng hàng hóa có thể chứa được: 28.180 kg. Thể tích: 33,2 m3. Kích thước lọt lòng (dài x rộng x cao): 5,9 x 2, 33 x 2,35 (m). Chiều rộng cửa mở: 2, 34m. Chiều cao cửa mở: 2, 28 m. Lớp vỏ bên trong thường thiết kế với những lớp bạt PE, bao phủ ra cả bên ngoài để cách ly hàng hóa với thùng container. Ngoài ra bên trong còn được trang bị túi chống ẩm giúp hàng hóa tránh ẩm mốc. Container treo có 2 loại: - 1 tầng: Chỉ thiết kế 1 tầng treo với các thanh xà (thanh bar) dạng hộp chữ nhật. Các thanh treo dọc bằng sắt chữ V hoặc L, được siết lại với ốc. - 2 tầng: Bao gồm hệ cột chống được bắt chặt vào các thanh treo dọc, làm trụ đỡ cho hệ thống treo. Cột bằng thép hộp 25*50*3mm, loại 20’ sử dụng 10 cột chống, 40’ sử dụng tới 20 cột chống. Các thanh xà hay thanh bar sử dụng ống thép có D=34mm, chiều dài 2300mm. Độ dày 3mm. Thông thường container 20’ dùng 22 thanh xà ngang và Container 40’ dùng 44 thanh.
Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa quốc tế, việc lựa chọn loại container phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình vận chuyển. Container 40 HQ với thiết kế tiên tiến và khả năng chứa đựng lớn là giải pháp hiệu quả giúp đảm bảo an toàn, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả logistics. Vậy container 40HQ là gì và thường được sử dụng khi nào? Cùng theo dõi bài viết sau của DNL SHIPPING sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về loại container này, từ cấu tạo, kích thước đến mục đích sử dụng cụ thể, giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và ứng dụng của container 40HQ trong ngành logistics nhé!! Cont 40 HQ là gì? Được sử dụng khi nào? Cont 40 HQ là gì? Container 40HQ, hay còn gọi là container 40 High Cube (HC), là một loại container có kích thước tương tự như container 40 feet thông thường DC nhưng cao hơn khoảng 30 cm. Điều này giúp container 40HQ có thể chứa được nhiều hàng hóa hơn, đặc biệt là các loại hàng hóa có chiều cao lớn hoặc cồng kềnh. Container 40HQ thường được sử dụng trong các trường hợp nào? Cont 40 HQ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn. Với chiều cao tăng thêm so với cont thông thường, cont 40 HQ cung cấp không gian lưu trữ rộng hơn, giúp tối ưu hóa khối lượng hàng hóa được chở đi một lần. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. Dưới đây là mô tả chi tiết về trường hợp sử dụng cont 40 HQ: Vận tải hàng hóa có chiều cao lớn Với chiều cao tăng thêm so với cont thông thường, Cont 40 HQ cung cấp không gian lưu trữ lớn hơn là lựa chợn hàng đầu khi vận chuyển các mặt hàng có chiều cao vượt giới hạn của container tiêu chuẩn như máy móc công nghiệp, thiết bị y tế và vật liệu xây dựng,.. và các loại hàng hóa khác có kích thước đặc biệt và yêu cầu về chiều cao. Vận tải hàng hóa cồng kềnh dễ vỡ Là lựa chọn hàng đầu cho việc vận chuyển hàng hóa có kích thước lớn nhưng trọng lượng nhỏ. Với các mặt hàng như hoa tươi, đệm, đồ nội thất (thảm, nệm, gối,..) và Các sản phẩm dễ vỡ đèn điện tử.. Lưu trữ và vận chuyển hàng hóa nhạy cảm Cont HC được sử dụng để bảo vệ và vận chuyển hàng nhạy cảm với môi trường như thiết bị công nghệ cao, sản phẩm y tế Thông tin kích thước, giá bán cont 40 feet HQ Container 40HQ có chiều cao lớn hơn so với container 40DC, Điều này giúp container 40HQ có thể chứa được nhiều hàng hóa hơn, đặc biệt là các loại hàng hóa có chiều cao lớn hoặc cồng kềnh. Kích thước tiêu chuẩn của container 40HC: Chiều dài: 12.192 mm (40 feet) Chiều rộng: 2.438 mm (8 feet) Chiều cao: 2.896 mm (9.5 feet) Dung tích: Khoảng 76.4 m³ Phân biệt kích thước Container 20 DC, 40DC, 40HC, 20RF, 40RH Cấu tạo của container 40 feet HQ như thế nào? Cấu tạo container 40 feet HQ như thế nào? Cấu tạo một container 40HC hay container 40HQ được chia làm nhiều loại khác nhau, tùy mục đích sử dụng và kích thước của nó nhưng đều có 7 bộ phận: Khung cont 40HC/HQ Một chiếc container thường có dạng hình hộp chữ nhật, được làm từ thép. Đây được xem là bộ phận khung xương của container sẽ bao gồm 4 trụ dọc, 2 xà dọc đáy, 2 xà dọc nóc, 2 dầm đáy, 1 xà ngang trên trước và 1 xà ngang trên sau. Sàn và đáy cont 40HC/HQ Bao gồm các dầm ngang nối với 2 thanh xà dọc đáy với nhau, các xà ngang có tác dụng cùng với khung nhằm tăng tính chịu lực cho sàn container. Sàn container được làm bằng gỗ nguyên bản bền bỉ và chắc chắn. Loại gỗ này thường được ngâm ủ hóa chất trước khi dùng làm sàn container nên có khả năng chống mối mọt, bị mục nát, chống thẩm thấu tốt. Nóc cont 40HC/HQ Phần mái của container được làm bằng một tấm kim loại có các sóng uốn lượn, bền chắc, không bị han gỉ và được hàn kín để giúp bảo quản tốt nhất cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Vách dọc Phần vách dọc container được làm từ các tấm kim loại gắn kết với nhau, có bề mặt lượn sóng giúp nước mưa không bị tồn đọng, tăng khả năng chịu lực cho container. Mặt trước và mặt sau của container Mặt trước container có cấu tạo bằng tấm kim loại không có cửa. Mặt sau container gồm 2 cánh cửa bằng kim loại bằng phẳng. Các cánh cửa được gắn với các khung container bằng các bản lề, được bọc giăng cao su và đảm bảo khít để tránh ánh sáng, nước gây ảnh hưởng đến hàng hóa bên trong. Cách sử dụng và bảo quản cont 40 HQ? Để sử dụng cont 40 HQ một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hàng hóa, cần tuân thủ một số nguyên tắc và quy định. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản: Đảm bảo hàng hóa được đóng gói chắc chắn và bảo vệ trước khi đặt vào cont 40 HQ. Điều này giúp tránh việc hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Đảm bảo cân bằng tải trọng trong cont 40 HQ để tránh sự lệch cân và nguy hiểm trong quá trình vận chuyển. Bảo quản cont 40 HQ trong điều kiện sạch sẽ và khô ráo để tránh sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài Ký hiệu container 40 HC in trên thùng container Nếu bằng mắt thường, bạn không thể phân biệt được đâu là loại thường và đâu là loại container 40HQ cao. Song nếu để ý kỹ, có thể thấy, trên thùng container có in biểu tượng thông số kỹ thuật của container loại 40 cao.
Hãng tàu SITC tại Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai dịch vụ trực tuyến kết nối đến Chennai - Ấn Độ nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển và phục vụ khách hàng từ ngày 12/12/2024 FIE2: HCM - LAEM CHABANG - PORT KLANG - CHENNAI Hãng tàu SITC tại Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai phát triển tuyến hành trình direct đi Chennai - Ấn Độ nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển và phục vụ khách hàng. Tuyến dịch vụ mới FIE2 của SITC sẽ đánh dấu một bước đột phá là tuyến dịch vụ đến Chainai nhanh nhất hiện nay. Với lịch trình đến Port Klang (6days) - Chainai (10days) Hãng tàu SITC cho biết service FIE2 sẽ được SITC đưa vào khai thác tuyến đầu tiên sẽ khởi hành tại HCM vào ngày 12/12/2024, tuyến dịch vụ này sẽ đẩy nhanh tiến độ giao hàng đến cho quý khách hàng hàng xuất nhập khẩu. Với mục tiêu mang lại những trải nghệm tốt nhất cho khách hàng về chất lượng dịch vụ, Hãng tàu SITC hiện nay không ngừng rút ngắn thời gian giao hàng và tạo ra những dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. Hãng tàu SITC hiện là một trong những hàng tàu hàng đầu của Trung Quốc và xếp hạng thứ 15 trên thế giới về năng lực vận chuyển, SITC đang sở hữu đội tàu 116 chiếc với sức tải là 181,369 Teus (Theo thống kê của Anpha Liner tháng 11, 2024)
CPT được viết tắt bởi thuật ngữ "Carriage Paid To" được hiểu là cước trả tới điểm đến là một trong các điều kiện giao hàng của incoterm 2020. Theo điều kiện này, nghĩa vụ của người bán là vận chuyển hàng giao cho người chuyên chở. Đây cũng là quy tắc có thể sử dụng được cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức. Cùng với đó, người bán chịu trách nhiệm thanh toán cước phí vận chuyển chính để đưa hàng hóa đến một điểm đến cụ thể do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, rủi ro về hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao cho người chuyển chở đầu tiên. Theo điều kiện CPT, tức là nếu sau khi chuyển hàng cho bên vận tải đầu tiên, bất kì điều gì làm nảy sinh rủi ro và chi phí với hàng hóa không nằm trong hợp đồng vận tải, người bán kí kết để đưa hàng tới cảng đích sẽ do người mua chịu.
Trong ngành vận tải và logistics, việc bảo quản hàng hóa trong điều kiện nhiệt độ ổn định là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với các mặt hàng dễ hư hỏng như thực phẩm, dược phẩm và các sản phẩm y tế. Để đáp ứng nhu cầu này, Reefer Container đã ra đời như một giải pháp hiệu quả. Vậy Reefer Container là gì và chúng có mục đích sử dụng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau của DNL để tìm hiểu thêm nhé! Reefer container là gì? Hoạt động như thế nào? Reefer container là gì? Reefer container là gì? Reefer container được viết tắt bởi từ "Refrigerated container" - có thể hiểu là container bảo ôn Reefer container, hay còn gọi là container lạnh, là loại container được thiết kế đặc biệt để vận chuyển hàng hóa cần được bảo quản ở nhiệt độ ổn định. Reefer container có hệ thống làm lạnh tích hợp, giúp duy trì nhiệt độ bên trong ở mức yêu cầu, từ nhiệt độ đông lạnh sâu đến nhiệt độ mát mẻ. Những loại hàng hóa thường được vận chuyển bằng reefer container bao gồm thực phẩm tươi sống, hoa quả, hoa tươi hoặc các loại hàng hóa khác như dược phẩm, và các sản phẩm y tế. Việc sử dụng reefer container giúp đảm bảo chất lượng và an toàn của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, từ điểm xuất phát đến điểm đích.
Hãng tàu PIL đặt hàng thêm 5 tàu container LNG nhiên liệu kép 9.000 TEU, nâng tổng số tàu đóng mới lên 18 chiếc, khẳng định cam kết hiện đại hóa đội tàu và hướng tới vận chuyển xanh. Hãng tàu PIL (Pacific International Lines) đã đặt hàng thêm 5 tàu container LNG nhiên liệu kép 9.000 TEU. Các tàu sẽ được đóng bởi một trong những nhà đóng tàu hàng đầu của Trung Quốc, Hudong-Zhonghua Shipbuilding (Hudong-Zhonghua), dự kiến giao hàng vào năm 2027 và 2028. Đầu năm nay, PIL đã đặt hàng 5 tàu container nhiên liệu kép LNG với sức tải 13.000 TEU từ Hudong-Zhonghua. Tương tự như các đơn đặt hàng trước đó, những tàu mới này sẽ được trang bị các công nghệ kỹ thuật số mới nhất bao gồm AI và Internet vạn vật (IoT) để giám sát và tự động hóa theo thời gian thực. Các tàu 9.000 TEU mới được thiết kế với các tính năng xếp dỡ hàng hóa được tối ưu hóa cao, sẽ nâng cao đáng kể khả năng dịch vụ của PIL. Chúng sẽ có các tính năng tiết kiệm năng lượng như hình dạng thân tàu được sắp xếp hợp lý, động cơ truyền động tần số thay đổi, máy phát trục, đèn LED tiết kiệm năng lượng và lớp sơn thân tàu vượt trội. “Với 18 tàu đóng mới được đặt hàng trong vài năm qua, PIL đang thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc đổi mới, mở rộng và hiện đại hóa đội tàu của mình”, Lars Kastrup, Giám đốc điều hành của PIL cho biết. “Mục tiêu của chúng tôi là thay thế tới một nửa đội tàu của mình trong thập kỷ tới bằng các tàu và hợp đồng thuê tàu mới hiện đại. Những con tàu này là một bước tiến quan trọng hướng tới mục tiêu vận chuyển xanh của chúng tôi là đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời tăng hiệu quả hoạt động và chi phí, cải thiện dịch vụ cho khách hàng cũng như nâng cao phúc lợi của thủy thủ đoàn.” Với đơn đặt hàng mới nhất này, PIL sẽ đặt hàng tổng cộng 18 tàu đóng mới kể từ năm 2022. Bao gồm bốn tàu 14.000 TEU, bốn tàu 8.000 TEU, năm tàu 13.000 TEU và năm tàu 9.000 TEU. Hai trong số các tàu 14.000 TEU, Kota Eagle và Kota Emerald, đã được đặt tên trong một buổi lễ vào ngày 15 tháng 10 năm 2024. PIL đã nhận bàn giao Kota Eagle, con tàu đã bắt đầu chuyến đi đầu tiên trên tuyến Dịch vụ 2 Bờ Tây Trung và Nam Mỹ vào cuối tháng 10 năm 2024.
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) viết tắt là Invoice, là chứng từ dùng để thanh toán giữa Người bán và Người mua. Chứng từ xuất khẩu đặc biệt này được yêu cầu bởi Hải quan, Cơ quan có trách nhiệm kiểm soát nhập khẩu. Họ cần hóa đơn thương mại để nhanh chóng quyết định loại thuế nào áp dụng cho gói hàng và ngăn chặn bất kỳ trường hợp nào bị giữ lại. Tuy nhiên, nó không đóng vai trò như một yêu cầu thanh toán, nó chỉ cung cấp cho người mua biết về số tiền họ sẽ phải trả trong tương lai. Hóa đơn thương mại có vai trò như thế nào? Hóa đơn thương mại đóng vai trò trung tâm trong hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể: Cơ sở thanh toán: Đây là chứng từ chính thức xác nhận giá trị giao dịch, giúp người bán có căn cứ để yêu cầu thanh toán và người mua thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Cơ sở tính thuế: Hóa đơn cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, giá trị, giúp cơ quan hải quan xác định chính xác số thuế cần phải nộp. Cơ sở đối chiếu: Hóa đơn được sử dụng để đối chiếu thông tin với các chứng từ khác như vận đơn, bảo hiểm, nhằm đảm bảo tính chính xác và thống nhất trong toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu. -> Nói cách khác, hóa đơn thương mại như một “bản hợp đồng” chi tiết về giao dịch mua bán hàng hóa, là căn cứ quan trọng cho các hoạt động tiếp theo.
Sea - Intelligence báo cáo rằng tình trạng dồn ứ tàu trên tuyến Châu Á - Bắc Âu đã trở lại mức đỉnh điểm của đại dịch do cuộc khủng hoảng Biển Đỏ, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn cảng Trong phân tích mới nhất của mình, Sea - Intelligence đã đi sâu vào hiện tượng "dồn ứ tàu", được định nghĩa là số lượng chuyến tàu trong một tuần nhất định vượt quá số lượng dịch vụ hàng tuần. Công ty phân tích dữ liệu hàng hải Đan Mạch giải thích: “Từ góc độ thiết kế mạng lưới, đối với mỗi dịch vụ tàu đi tuyến xa hàng tuần, một tàu sẽ được lên lịch khởi hành từ một khu vực cảng đi mỗi tuần. Tuy nhiên, trong thực tế, một hãng tàu có thể có nhiều tàu khởi hành trong cùng một tuần, trên cùng một dịch vụ. Điều này có thể do sự chậm trễ của tàu, trong đó một tàu bị chậm trễ sẽ trượt sang tuần sau, thiếu tàu khi các hãng tàu triển khai hai tàu nhỏ hơn để thay thế một tàu lớn hơn hoặc do bổ xung thêm các tàu để đáp ứng nhu cầu vượt quá/tồn đọng hàng hóa.” Ví dụ: nếu có 17 chuyến tàu trong một tuần và có 15 dịch vụ hàng tuần, thì “tình trạng dồn ứ tàu” bằng . Các nhà phân tích của Sea-Intelligence đã tính toán tình trạng dồn ứ tàu như một mức trung bình được thấy trong khoảng thời gian 10 tuần và xem xét tuyến vận chuyển Châu Á-Bắc Âu. Trong tám năm trước đại dịch, mức độ dồn ứ tàu tương đối thấp, trong khi đại dịch đã gây ra sự gia tăng cực độ, theo các nhà phân tích, những người cũng nhận thấy sự bình thường hóa trở lại vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã gây ra một đợt tăng đột biến mới về tình trạng dồn ứ tàu, trở lại mức gần bằng mức đỉnh điểm của đại dịch. “Tình trạng dồn ứ tàu cao hơn tạo ra áp lực lớn hơn đối với các cảng và bến cảng”, Alan Murphy, Giám đốc điều hành của Sea-Intelligence, lưu ý. “Mặc dù công suất được cung cấp có thể giống nhau khi nhìn trong hai tuần, tức là không có tàu nào khởi hành trong một tuần, sau đó là hai tàu khởi hành trong tuần tiếp theo, nhưng việc hai tàu khởi hành trong một tuần và không có tàu nào trong tuần thứ hai tạo ra khối lượng công việc cực kỳ cao trong một tuần và không có gì trong tuần thứ hai.” Murphy chỉ ra rằng điều này làm tăng nguy cơ tắc nghẽn cảng và như một hiệu ứng gợn sóng lan truyền, một sự khủng hoảng tương tự đối với việc sử dụng công suất xe tải, đường sắt và sà lan. “Do đó, tình trạng dồn ứ tàu có thể được coi là thước đo cho áp lực đối với các cảng và khả năng xảy ra các vấn đề tắc nghẽn tương ứng. Như vậy, theo dữ liệu, không có dấu hiệu nào cho thấy áp lực đối với các cảng sắp được giảm bớt,” Murphy kết luận.
Singapore, được mệnh danh là "Thành phố Sư Tử" là một trung tâm kinh tế, tài chính và Logistics hàng đầu thế giới, nhờ vào vị trí địa lý chiến lược và cơ sở hạ tầng hiện đại. Nằm ở giao điểm của các tuyến đường biển quan trọng, Singapore đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thương giữa các khu vực châu Á và toàn cầu. Cảng Singapore là một trong những cảng bận rộn nhất thế giới, kết nối với hơn 600 cảng tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ, giúp thúc đẩy thương mại quốc tế. Ngành logistics của Singapore phát triển mạnh mẽ, bao gồm vận tải hàng hóa, giao nhận hàng hóa, kho bãi và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Các công ty logistics quốc tế hàng đầu như DHL, UPS và DB Schenker đều có trụ sở khu vực tại đây. Chính sách thương mại tự do và môi trường kinh doanh thuận lợi cũng góp phần làm cho Singapore trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động tại khu vực châu Á. Nền kinh tế Singapore không chỉ dựa vào logistics mà còn là một trung tâm tài chính toàn cầu, với hệ thống ngân hàng và dịch vụ tài chính phát triển. Sự kết hợp giữa vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng hiện đại và chính sách kinh tế mở đã giúp Singapore trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và một trung tâm kết nối giao thương hàng đầu thế giới.
Theo quy định hiện hành, trái cây tươi không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu về Việt Nam. Cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này có thể tiến hành các thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định như bình thường. Tuy nhiên, khi nhập khẩu bạn cần lưu ý, trái cây tươi là hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do đó, khi nhập khẩu về nước, bạn phải thực hiện đăng ký kiểm dịch cho hàng hóa theo quy định. Cụ thể, để nhập khẩu được trái cây tươi về Việt Nam, cá nhân, doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện sau: Phải kiểm tra trái cây được nhập khẩu từ quốc gia nào vào Việt Nam, quốc gia đó có nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu trái cây tuôi hay không Cần phải kiểm tra giấy Phyto xem có hợp lệ hay không hợp lệ Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương. Phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với trái cây đã chế biến và đóng gói để bán trên thị trường khi nhập khẩu phải làm công bố ATTP Khi nhập khẩu trái cây thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP
Chứng từ thương mại là gì? Chứng từ thương mại là tập hợp các loại giấy tờ, tài liệu được sử dụng trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Chúng có giá trị pháp lý, ghi nhận các thông tin quan trọng về giao dịch như loại hàng, số lượng, giá trị, điều kiện giao hàng, thanh toán… và là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình. Các loại chứng từ thương mại phổ biến? Hiện nay trên thị trường có 5 chứng từ thương mại phổ biến: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Vận đơn, Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin), Giấy chứng nhận kiểm định (Inspection Certificate), Bảo hiểm hàng hóa (Insurance Policy) Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) Hóa đơn thương mại là chứng từ không thể thiếu trong mọi giao dịch xuất nhập khẩu. Đây là tài liệu do người bán lập ra, cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa giao dịch như: tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng giá trị, điều kiện giao hàng,… Chức năng của hóa đơn thương mại Là cơ sở cho việc tính thuế nhập khẩu và tính số tiền bảo hiểm Là công cụ tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu: Khi hóa đơn đã được chấp nhận trả tiền Là căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại
Sân bay Changi Singapore ghi nhận lượng hàng hóa hàng không tăng trưởng mạnh trong quý 3 năm 2024, đồng thời mở rộng cơ sở hạ tầng logistics để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Sân bay Changi Singapore đã xử lý 512.000 tấn hàng hóa hàng không trong quý 3 năm 2024 (từ tháng 7 đến tháng 9), tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan quản lý sân bay cho biết, sự tăng trưởng được ghi nhận trên tất cả các luồng hàng hóa - xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển, được thúc đẩy bởi những cải thiện lớn trên các tuyến vận chuyển Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Thủ tục hải quan là quá trình kiểm tra, giám sát và kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật của quốc gia. Một số bước cơ bản trong quy trình thủ tục hải quan: Khai báo hải quan: Người khai hải quan phải nộp tờ khai và các chứng từ liên quan như hợp đồng thương mại, hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, và các giấy tờ khác tùy theo loại hàng hóa Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ khai báo Kiểm tra thực tế hàng hóa: Tùy theo mức độ rủi ro, hàng hóa có thể được kiểm tra thực tế để đảm bảo phù hợp với khai báo Tính thuế và phí: Cơ quan hải quan sẽ tính toán các loại thuế và phí phải nộp dựa trên giá trị và loại hàng hóa
Container 20 feet (cont 20) là một trong những loại container phổ biến nhất trong vận tải hàng hóa với các kích thước khác nhau nhưu 20 feet, 40 feet, 45 feet.. Trong đó, container 20 feet là loại container có kích thước cơ bản nhất, được phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ phù hợp với kích thước tải trọng của mỗi loại hàng hóa. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà quý khách sẽ lựa chọn loại container cho phù hợp Vậy Cont 20 feet có những loại cont nào? và chở được bao nhiêu tấn hàng, cùng DNL tìm hiểu thêm qua bài viết sau nhé! Hiện nay contianer 20 feet có nhiều loại khác nhau, mỗi loại phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là một số loại container 20 feet phổ biến Container hàng khô (Dry Container) Container 20 feet hàng khô (Dry Container) được dùng phổ biến trong vận chuyển đường biển, được sử dụng rộng rãi để vận chuyển các loại hàng hóa không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt. Phù hợp cho các loại hàng hóa đóng kiện, thùng giấy, hảng rời, đồ đạc ... và thường được dùng để vận chuyển hàng hóa (Trừ thực phẩm tươi sống) VD: Hàng tiêu dùng: Quần áo, giày dép, đồ gia dụng Thực phẩm khô: Gạo, bột mì, ngũ cốc, cà phê, trà. Nguyên liệu sản xuất: Vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc. Hàng hóa đóng gói: Thùng giấy, hòm, pallet hàng hóa. Đồ nội thất: Bàn ghế, tủ, giường. Kích thước: Bên ngoài Dài 20 feet (khoảng 6.1 mét) Rộng 8 feet (khoảng 2.44 mét) Cao 8.5 feet (khoảng 2.59 mét) Bên ngoài Rộng : 8 ft ~ 2,44 mét Cao : 8 ft 6.0 in ~ 2,59 mét Dài : 20 ft ~ 6,06 mét Kích thước cửa Rộng: 92.1 in (khoảng 2.33 mét) Cao: 89.7 in (khoảng 2.28 mét) Thể tích container 20 feet khô : 33 m3 Khối lượng vỏ : 2,25 tấn Trọng lượng hàng tối đa : 28,28 tấn Trọng lượng tối đa cả vỏ : 30,48 tấn (Tuy nhiên, đa số hãng tàu để đảm bảo an toàn chỉ cho trọng lượng hàng tối đa cho container 20 feet là 25 - 27 tấn Chất liệu: Thường được làm từ thép hoặc nhôm, có khả năng chống chịu thời tiết tốt. Cửa: Có hai cánh cửa ở phía trước, dễ dàng mở ra để bốc dỡ hàng hóa. Container 20 feet Cao (HC) Container 20 feet cao (High Cube Container) loại cont này tương tự như cont 20 feet tiêu chuẩn để chứa các loại hàng khô, tuy nhiên có chiều cao hơn VD Đồ nội thất: Bàn ghế, tủ, giường, và các sản phẩm nội thất khác. Máy móc và thiết bị công nghiệp: Các loại máy móc, thiết bị sản xuất, và linh kiện công nghiệp. Hàng tiêu dùng: Quần áo, giày dép, đồ gia dụng. Nguyên liệu sản xuất: Vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc. Thực phẩm khô: Gạo, bột mì, ngũ cốc, cà phê, trà. Hàng hóa đóng gói: Thùng giấy, hòm, pallet hàng hóa Kích thước Bên ngoài: Rộng: 8 feet (2,44 mét) Cao : 9 ft 6.0 in ~ 2,895 mm Dài : 20 ft ~ 6,060 mm Bên trong Rộng : 7ft 8.6 in ~ 2,352 mm Cao : 8 ft 10.2 in ~ 2,698 mm Dài : 19 ft 4.2 in ~ 5,898 mm Kích thước cửa Rộng : 92.1 in ~ 2,340 mm Cao : 101.7 in ~ 2,585 mm Trọng lượng vỏ container: 2,42 tấn Trọng lượng hàng tối đa: 28,06 tấn Trong lượng hàng tối đa cả vỏ container: 30,48 tấn Thể tích 37,28 m3 Tuy nhiên, đa số hãng tàu để đảm bảo an toàn chỉ cho trọng lượng hàng tối đa cho container 20 feet là 25 – 27 tấn. Container 20 feet lạnh Đây là loại container có lắp đặt thêm máy lạnh ở bên trong với nhiệt độ -18oC hoặc -23oC, được dùng để chuyên chở các mặt hàng thiết yếu: hải sản, hoa quả, trái cây,… Khối lượng vỏ: 2420 kg Trọng lượng hàng tối đa: 28060 kg Trọng lượng hàng tối đa cả vỏ: 30480 kg Dung tích khối (tính bằng m³): 37,28 m³ Container 20 feet mở nóc (OT) Nhờ có tấm bạt rời nên container này có thể xếp được những mặt hàng có khối lượng lớn như máy móc, thiết bị xây dựng, kiện kính,… Khối lượng vỏ: 2350kg Trọng lượng hàng tối đa: 28130kg Trọng lượng hàng tối đa cả vỏ: 30480kg Dung tích khối (tính bằng m³): 32,5m³ Container 20 feet cách nhiệt Container 20 feet này được dùng để xếp các mặt hàng cần tránh nhiệt độ cao hoặc thấp với trọng lượng hàng hóa có thể chở khoảng 17 tấn, trọng lượng tối đa là 20 – 21 tấn. Container 20 feet 2 cửa Loại container này không có nhiều điểm khác biệt so với container 20 feet thường, nó được thiết kế với 2 cửa để hàng hóa bốc xếp vào dễ dàng, thuận tiện hơn. Container 2 cửa 20 feet được chọn để vận chuyển các mặt hàng như: đồ dùng gia đình, thực phẩm, linh kiện điện tử,… Khối lượng = 32.9 cu m Trọng lượng vỏ: 2340 kg Trọng lượng hàng tối đa: 28140 kg Trọng lượng tối đa cả vỏ: 30480 kg Container 20 feet bồn Thường được các công ty, doanh nghiệp lựa chọn để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như: chất ăn mòn, chất độc, chất lỏng dễ cháy,… Loại container này khi chở hàng không tính bằng khối lượng mà tính bằng thể tích. Thể tích container bồn 20 feet có thể chở là 21.000 lít. Trọng lượng vỏ: 3070 kg Trọng lượng hàng tối đa: 27410 kg Trọng lượng tối đa cả vỏ: 30480 kg
Cảng Long Beach đạt sản lượng xếp dỡ container kỷ lục trong tháng 9 và quý 3 năm 2024, do nhu cầu hàng hóa ngày lễ tăng và các chủ hàng vận chuyển hàng hóa sang Bờ Tây để tránh đình công ở các cảng Bờ Đông và Vịnh của Hoa Kỳ.
Một vụ cháy lớn tại bãi container ở quận Yau Ma Tei, Hồng Kông đã thiêu rụi hơn 10 container và phải mất 14 giờ mới được kiểm soát. Hơn 10 container đã bị hư hại trong một vụ cháy xảy ra tại bãi chứa container ở quận Yau Ma Tei của Hồng Kông vào ngày 14 tháng 10. Ngọn lửa được cho là có liên quan đến vật liệu nhựa, bùng phát vào khoảng 5h06 chiều giờ địa phương và phải mất 14 giờ mới được kiểm soát. Không có báo cáo về thương tích. Sở Cứu hỏa Hồng Kông cho biết vụ hỏa hoạn liên quan đến khoảng 10 container trong Khu vực làm việc Hàng hóa Công cộng Yau Ma Tei (PCWA). Các nhân viên cứu hỏa đã phải sử dụng máy bay không người lái để giúp tìm ra nguồn gốc của đám cháy và sử dụng nhiều giếng nước trên đường phố để lấy nước. Tàu cứu hỏa cũng được huy động để bơm nước biển trực tiếp để dập lửa. Cần cẩu chữa cháy được sử dụng để di chuyển các container đang cháy xuống đất từng cái một, sau đó mở ra và kiểm tra để dập tắt tia lửa. Ngọn lửa sau đó lan sang một sà lan, bao phủ một khu vực rộng 20 mét x 20 mét. Báo động cháy đã được nâng lên Cấp độ 3 lúc 6 giờ chiều và thêm bình chữa cháy và vòi rồng được gửi đến hiện trường Lúc 3h11 sáng giờ địa phương ngày 15/10, đám cháy được tuyên bố đã được kiểm soát. Ngọn lửa và khói đen bốc lên trời, khiến sở cứu hỏa phải kêu gọi người dân gần đó đóng cửa ra vào và cửa sổ.
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu là việc một doanh nghiệp hoặc cá nhân thuê một đơn vị thứ ba (thường là các công ty logistics hoặc forwarder) đứng ra để thực hiện các hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa thay cho mình. Ủy thác XNK này bao gồm hai hoạt động chính: gồm ủy thác xuất khẩu và ủy thác nhập khẩu. Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai hoặc đồng thời cả hai dịch vụ - Ủy thác xuất khẩu: Đơn vị nhận ủy thác sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục và quy trình cần thiết để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Điều này bao gồm việc tìm kiếm đối tác, đàm phán hợp đồng, làm thủ tục hải quan, và vận chuyển hàng hóa. - Ủy thác nhập khẩu: Đơn vị nhận ủy thác sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục và quy trình cần thiết để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về. Điều này bao gồm việc tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, làm thủ tục hải quan, và vận chuyển hàng hóa.
FAS (viết tắt từ cụm từ: Free Alongside Ship, nghĩa là: Giao dọc mạn tàu) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms. FAS là gì? FAS (viết tắt bởi cụm từ: Free Alongside Ship, nghĩa là:Giao dọc mạn tàu) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) công bố. Theo điều kiện FAS, giao hàng dọc mạn tàu có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng chỉ định. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa đang ở dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ thời điểm này. Thuật ngữ này chỉ có thể được sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa.
Hiện nay tiêu chuẩn ISO hiện nay kích thước container chia làm 3 loại chính bao gồm: container 20 feet, 40 feet và container 45 feet. Liệu các bạn đã nắm hết 3 loại cont chính này,Cùng theo dõi bài viết sau của DNL để phân biệt kích thước Container 20DC, 40DC, 40HC, 20RF, 40RH như thế nào nhé! Khi nắm được kích thước các loại container, sẽ giúp bạn dễ dàng ước tính được lượng hàng hóa sao cho phù hợp và tối ưu nhất khi vận chuyển bằng phương tiện này. Dựa trên kích thước container, được chia làm các loại. Thứ nhất Container khô hay còn được gọi là (Cont thường), container cao (HC – High Cube), container lạnh (RF – Reefer), container lạnh cao (HR – Hi-Cube Reefer), container open top ( OT – container hở) và cuối cùng là container flatrack.
Cuộc đình công tại cảng Bờ Đông Hoa Kỳ làm giảm công suất vận chuyển từ châu Á, Bắc Âu và Địa Trung Hải, dự kiến các nhà xuất khẩu cần chuẩn bị cho tình trạng thiếu hụt công suất tạm thời. Cuộc đình công tại cảng Bờ Đông Hoa Kỳ hiện đã kết thúc, Sea - Intelligence nhận thấy tác động ít nghiêm trọng hơn so với lo ngại ban đầu. Tuy nhiên, việc đóng cửa trong ba ngày đã dẫn đến tình trạng tài chờ đợi, điều này dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cục đến khả năng cung cấp công suất tại các khu vự cảng đi.
Theo Reuters, phần lớn các cảng Florida, bao gồm Tampa và Sarasota, đã đóng cửa đối với mọi hoạt động tàu thuyền vào ngày 8 tháng 10 để chuẩn bị cho bão Milton. Ngoài ra, một số cảng tại Nam Carolina, chẳng hạn như Charleston, đã bắt đầu thực thi các hạn chế về hoạt động hàng hải. Trong một thông báo, JAXPORT cho biết hoạt động vận chuyển hàng hóa đến các cổng chính của cảng sẽ dừng lại lúc 10 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 9 tháng 10 và cảng sẽ đóng cửa hoàn toàn ngay sau đó. JAXPORT cũng sẽ đóng cửa vào ngày 10 tháng 10.
Các Mức Phạt Thường Gặp Khi Sai Phạm Trong Khai Báo Hải Quan Khai sai các thông tin trên phần mềm VNACCS Một số thông tin có thể chỉnh sửa nhưng cũng có một số thông tin khi đã khai trên phần mềm không thể chỉnh sửa, bổ sung được. Khi này, người khai chỉ có thể khai lại tờ khai mới khiến mất nhiều thời gian, đặc biệt là khi tờ khai đã được đóng thuế phải khai lại tờ khai mới thì phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh thuế. Áp mã số hàng hóa (mã HS) chưa chính xác Trong biểu thuế có rất nhiều hàng hóa trong đó một vài loại hàng có cùng mô tả ở nhiều mục khác nhau tương ứng với thuế suất khác nhau dễ khiến người khai HQ bị nhầm lẫn, nhất là những ai chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy định. Theo nguyên tắc thì mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất nên người khai phải kỹ lưỡng để tìm ra mã số phù hợp cho mặt hàng đó. Chủ hàng luôn có tâm lý áp mã HS có thuế suất thấp nhất còn hải quan thì ngược lại áp mã HS có thuế suất cao nhất, vì vậy người khai HQ phải thật tỉnh táo và vững kiến thức chuyên môn để làm chủ việc khai báo của mình. Các lỗi trên chứng từ Về thông tin trên bộ chứng từ không khớp nhau. Sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả, … Do đó, người khai hải quan phải cẩn thận, kiểm tra kỹ thông tin bộ chứng từ về các sai sót trên, thông báo cho các bên Iên quan để kịp thời điều chỉnh trước khi khai báo với hải quan. Các lỗi thường gặp trên C/O Trên C/O ghi trị giá FOB thể hiện bằng đồng USD nhưng một số trường hợp lại ghi không khớp trị giá khác (EXW, CNF, CIF,…) với hợp đồng và invoice. Trường hợp C/O được phát hành bởi bên thứ 3 thì số invoice phải là số của bên bán hàng chứ không phải số invoice của người gửi hàng phát hành và phải được đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”… Nếu tờ khai có các lỗi trên thì C/O sẽ không được chấp nhận. Ngoài ra, còn có các lỗi thường gặp khi kiểm tra hàng hóa Hàng hóa không đúng chủng loại, thiếu hoặc dư số lượng, cont bị sai Seal, không có tem nhãn hoặc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng… Vì vậy, người khai Hải Quan cần phải có kinh nghiệm để xử lý cách sự cố kịp thời, tránh phát sinh chi phí không đáng có và có thể mất nhiều thời gian để bổ sung làm chậm quá trình thông quan hàng hóa. Tóm lại, quá trình thông quan hàng hóa trải qua trình tự các bước từ khâu tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, xin giấy phép, khai báo tờ khai, đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, kiểm tra – kiểm hóa, lấy mẫu hàng hóa, chuẩn bị sắp xếp phương tiện nhận hàng, bổ sung kết quả kiểm tra nhà nước, … đòi hỏi người khai , người làm dịch vụ khai thuê hải quan phải có sự sắp xếp logic, hợp lý để toàn bộ quá trình thực hiện trong thời gian ngắn nhất. Dưới đây là Bảng tổng hợp các lỗi vi phạm thường gặp về thủ tục khai báo hải quan, khai báo thuế được quy định tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Giấy phép xuất nhập khẩu là loại văn bản xác nhận cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép cho cá nhân, doanh nghiệp được phép nhập khẩu hàng hóa quốc tế vào trong Việt Nam hoặc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài. Thông thường khi đã xin được giấy phép xuất nhập khẩu thì hàng hóa đó đã thỏa mãn điều kiện, tiêu chuẩn có thể được xuất nhập khẩu và có thể được vận chuyển ở những phương tiện khác nhau: máy bay, tàu hỏa, container, xe tải,….. Tại sao cần xin Giấy phép xuất nhập khẩu? Việc xin giấy phép xuất nhập khẩu là một bước quan trọng trong thương mại quốc tế vì nhiều lý do. Trước hết, nó đảm bảo rằng các hoạt động thương mại tuân thủ các quy định pháp luật của quốc gia, bao gồm các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe, và môi trường. Giấy phép cũng giúp kiểm soát chất lượng hàng hóa, bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm kém chất lượng hoặc không an toàn. Ngoài ra, việc này còn giúp bảo vệ nền kinh tế trong nước, quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đáp ứng các cam kết quốc tế. Cuối cùng, yêu cầu giấy phép xuất nhập khẩu giúp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các loại giấy phép xuât nhập khẩu Trao đổi buôn bán, xuất khẩu các mặt hàng dư thừa làm tăng lợi nhuận và nhập khẩu các loại sản phẩm hàng hóa mà trong nước không có, thiếu mà một trong nhưng đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế thị trường, hội nhập cùng phát triển như hiện nay. Nhưng bên cạnh những hàng hóa được xuất nhập khẩu thì luôn luôn tồn tại những mặt hàng không được phép xuất nhập khẩu ví dụ như sản phẩm là bất ổn tình hình kinh tế, xã hội như súng,…Để có thể kiểm soát được các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra mà pháp luật có đưa ra các quy định khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho từng sản phảm hàng hóa đó. Đối với mỗi loại sản phẩm hàng hóa đều có những tiêu chuẩn và điều kiện riêng khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Có các loại giấy phép xuất nhập khẩu nổi bật có thể nhắc đến ngay lập tức như: giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, giấy phép xuất nhập khẩu phế liệu, giấy phép xuất nhập khẩu thuốc,… Ví dụ đối với giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu thì yêu cầu khi cấp giấy phép kinh doanh không chỉ là những điều kiện cơ bản mà còn là các loại hồ sơ thủ tục liên quan đến biện pháp, điều kiện vận chuyển,… Đối với giấy phép xuất nhập khẩu thuốc thì cần phải đảm bảo các danh mục thuốc được phép, và không được xuất nhập khẩu các loại thuốc cấm, gây nguy hiểm lớn đến tính mạng, tài sản con người. 4 .Danh mục hàng hóa nhập khẩu cần thực hiện xin giấy cấp giấy phép nhập khẩu Danh mục hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ. Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép. Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan cấp giấy phép nhập khẩu tự động như muối; thuốc lá nguyên liệu; Trứng gia cầm; đường tinh luyện , đường thô
EXW là viết tắt của cụm từ Ex works – Được hiểu là giao hàng tại xưởng hoặc giá xuất xưởng, là điều kiện đầu tiên trong 11 điều kiện Incoterms. Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải bao gồm đường biển, đường hàng không, vận tải đa phương thức,….Điều đặc biệt với điều kiện này là người bán chỉ cần để hàng hóa sẵn sàng chờ giao tại xưởng, kho hoặc nhà máy là đã xong trách nhiệm và người mua chịu trách nhiệm về tất cả các công việc còn lại như xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển, book tàu, và kho cũng chính là địa điểm chuyển giao rủi ro đối với điều kiện này.
Khi khai báo hải quan, có một số quy định về xử phạt hành chính mà bạn cần lưu ý để tránh bị phạt tiền: Khai sai thông tin: Khai sai về số lượng, tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa có thể bị phạt từ 1.000.000 đến 10.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm1. Nếu khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, mức phạt có thể cao hơn. Không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ: Không khai hoặc khai sai về các thông tin quan trọng như số lượng vận đơn, số lượng hành khách, kiện hành lý có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng. Khai bổ sung sau thời hạn quy định: tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định, bạn vẫn có thể bị xử phạt nhưng mức phạt sẽ nhẹ hơn so với việc bị phát hiện bởi cơ quan hải quan. Các trường hợp đặc biệt: Các vi phạm liên quan đến hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, hoặc hàng hóa trong khu phi thuế quan có các mức phạt riêng biệt. Để tránh các vi phạm này, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin trước khi khai báo và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về hải quan.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, kỹ năng giao tiếp qua điện thoại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một cuộc gọi điện thoại không chỉ là phương tiện để truyền tải thông tin mà còn là cơ hội để tạo dụng mối quan hệ và gây ấn tượng tốt với khách hàng. Để giúp bạn nâng cao hiệu quả trong việc gọi điện thoại, cùng theo dõi bài viết sau của DNL để nắm thêm những kỹ năng này, không những giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp mà còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng Xác định thời gian gọi đến Việc chọn đúng thời điểm gọi điện không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn tăng khả năng cuộc gọi đạt kết quả mong muốn. Tránh gọi vào những khung giờ “vàng” như sáng sớm (khi mọi người đang chuẩn bị cho ngày làm việc), giờ nghỉ trưa (thời gian thư giãn và nạp năng lượng) hay buổi tối (khoảng thời gian dành cho gia đình và nghỉ ngơi). Những thời điểm này, người nhận cuộc gọi thường bận rộn hoặc không sẵn sàng cho việc trao đổi, có thể dẫn đến sự khó chịu hoặc phản ứng tiêu cực. Giới thiệu, chào hỏi và nêu rõ mục đích cuộc gọi Ngay khi đầu dây bên kia nhấc máy, hãy bắt đầu bằng lời chào hỏi lịch sự và giới thiệu bản thân một cách rõ ràng. Tiếp theo, hãy đi thẳng vào vấn đề bằng cách nêu rõ mục đích cuộc gọi. Việc này giúp người nghe nắm bắt được nội dung chính và sẵn sàng tham gia vào cuộc trò chuyện. Một lời mở đầu mạch lạc và chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng tốt và mở đường cho cuộc trao đổi suôn sẻ. Chuẩn bị nội dung cuộc gọi Một cuộc gọi hiệu quả đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước khi bấm số, hãy xác định rõ những thông tin quan trọng cần truyền đạt và những câu hỏi cần đặt ra. Bạn có thể liệt kê các ý chính ra giấy hoặc tập dượt trước để đảm bảo trình bày một cách trôi chảy và tự tin. Nhờ đó giúp tiết kiệm thời gian của cả hai bên và tránh tình trạng ấp úng, thiếu chuyên nghiệp. Sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm và dễ hiểu Trong giao tiếp qua điện thoại, giọng nói là công cụ duy nhất để truyền tải thông điệp. Vì vậy, hãy sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, rõ ràng và truyền cảm để tạo sự thiện cảm và thu hút sự chú ý của người nghe. Tránh nói quá nhanh, quá nhỏ hoặc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành mà đối phương có thể không hiểu. Hãy diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để đảm bảo thông điệp được truyền tải chính xác. Kết thúc cuộc gọi Khi đã trao đổi hết thông tin cần thiết, hãy kết thúc cuộc gọi một cách lịch sự. Tóm tắt lại những điểm chính đã thảo luận và xác nhận lại các bước tiếp theo (nếu có). Đừng quên cảm ơn người nghe vì đã dành thời gian và chào tạm biệt trước khi gác máy nhẹ nhàng.
Các trường hợp hủy tờ khai – Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu mà không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập; xuất nhập khẩu eximtrain có tốt không – Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa được miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế nhưng chưa đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; – Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; – Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra thực tế nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra; – Tờ khai hải quan đã đăng ký, hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành nhưng không có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai. thi tin học văn phòng
Trong thời đại công nghệ số và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, việc áp dụng đúng mã HS (Harmonized System) cho hàng hóa xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mã HS không chỉ giúp xác định chính xác loại hàng hóa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thuế suất, thủ tục hải quan và các quy định pháp lý liên quan. Việc hiểu rõ và tuân thủ những quy tắc áp mã HS sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý, tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ cung cấp những quy tắc cơ bản và hướng dẫn chi tiết để áp đúng mã HS cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Quy tắc 1: Chú giải chương và định danh hàng hóa Việc phân loại hàng hóa phải dựa trên nội dung của từng nhóm và bất kỳ chú giải nào của phần hoặc chương liên quan. Tên của các phần, chương hoặc phân chương chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu và không có giá trị pháp lý. Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm Sản phẩm chưa hoàn thiện hoặc chưa lắp ráp, nếu có đặc tính cơ bản của sản phẩm hoàn thiện, sẽ được phân loại như sản phẩm hoàn thiện. Hợp chất hoặc hỗn hợp của các sản phẩm thuộc cùng một nhóm cũng được phân loại theo nhóm đó. Quy tắc 3: Hàng hóa thuộc nhiều nhóm Khi hàng hóa có thể được phân loại vào nhiều nhóm, việc phân loại sẽ dựa trên: Quy tắc 3(a): Nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên. Quy tắc 3(b): Hàng hóa hỗn hợp hoặc bộ sản phẩm sẽ được phân loại theo vật liệu hoặc thành phần chính. Quy tắc 3: Nếu không thể phân loại theo hai quy tắc trên, hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự mã số. Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống nhất Hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm của hàng hóa giống nhất nếu không thể phân loại theo các quy tắc trên. Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì Hộp đựng và bao bì được phân loại cùng với hàng hóa nếu chúng thường được sử dụng cho hàng hóa đó và không thích hợp để sử dụng lâu dài. Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng Việc phân loại hàng hóa ở cấp độ phân nhóm phải dựa trên các tiêu chí giống như ở cấp độ nhóm, và các chú giải của phần, chương cũng áp dụng tương tự
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 8/2024, XK cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt 191 triệu USD, tăng 12% so với tháng 8/2023. Lũy kế XK cá tra 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Về thị trường tiêu thụ, XK cá tra sang một số thị trường tiếp tục ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số như Mỹ, CPTPP, Brazil, Thái Lan, Colombia,...Trung Quốc & HK vẫn ghi nhận là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong tháng 8/2024 đạt hơn 57 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến hết tháng 8/2024, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 370 triệu USD, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
COSCO SHIPPING và TCL hợp tác mở nhà kho mới lại Los Angeles nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao dịch vụ khách hàng ở Bác Mỹ. COSCO SHIPPING và TCL đã chính thức công bố ra mắt quan hệ đối tác kho bãi tại Bắc Mỹ. Việc ra mắt hoạt động kho bãi này là một yếu tố quan trọng trong chiến lược logistics toàn diện của COSCO SHIPPING và TCL, được thiết kế để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của TCL tại thị trường Bắc Mỹ, nâng cao hiệu quả logistics và cung cấp cho khách hàng dịch vụ nhanh hơn, chất lượng cao hơn. Kho mới nằm ở khu vực Los Angeles, một trung tâm chính ở Bờ Tây Hoa Kỳ, gần cả Cảng Los Angeles và Sân bay Quốc tế Los Angeles (LAX). Cơ sở này được trang bị hệ thống kỹ thuật số tiên tiến cho phép theo dõi và giám sát theo thời gian thực, giúp TCL đạt được mục tiêu giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy cho các sản phẩm của mình trên khắp Bắc Mỹ. Sự ra mắt thành công này đánh dấu một khởi đầu mới cho COSCO SHIPPING và TCL trong quá trình hợp tác chuỗi cung ứng toàn cầu của hai bên. Cả hai công ty sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác của họ tại Bắc Mỹ, mở rộng các dịch vụ từ kho bãi đến giao hàng chặng cuối và khám phá các giải pháp hậu cần thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nền tảng vững chắc này sẽ hỗ trợ TCL mở rộng hơn nữa vào các thị trường toàn cầu. Với mạng lưới vận tải toàn cầu rộng lớn, COSCO SHIPPING sẽ tiếp tục nâng cao các dịch vụ chuỗi cung ứng kỹ thuật số của mình, giúp nhiều công ty hơn nữa khám phá và thành công trên thị trường toàn cầu.
Nhập khẩu thép về Việt Nam là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về các quy định và thủ tục hải quan. Thép là một trong những nguyên vật liệu quan trọng trong ngành công nghiệp xây dựng và sản xuất, với nhiều dạng khác nhau như dạng ống, dạng cuộn, và dạng tấm. Việt Nam nhập khẩu thép từ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, có một số lưu ý quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ. Cùng theo dõi bài viết sau của DNL để Nắm rõ hơn về những lưu ý này nhé! Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp có thế nhập khẩu thép như bình thường. Đối với mặt hàng đã qua sử dụng thì phải nhập khẩu dưới dạng phế liệu. Muốn nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu của thép cũng rất khác nhau, một số loại phép phải chịu thuế chống bán phá giá
Tranh chấp hợp đồng logistics là xung đột, bất đồng giữa các bên về việc thực hiện hợp đồng. Nguyên nhân chủ yếu do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc hiểu khác nhau về điều khoản. Các tranh chấp phổ biến trong hợp đồng logistics bao gồm: Tranh chấp về xác lập hợp đồng: Việc giao kết hợp đồng bằng lời nói khó xác thực. Điều này dẫn đến tranh cãi về sự tồn tại của hợp đồng. Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng: Một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Ví dụ: Giao hàng chậm, hàng hóa bị hư hỏng, thanh toán không đúng hạn. Tranh chấp về phí dịch vụ: Bất đồng về cách tính phí, mức phí hoặc các khoản phí phát sinh. Tranh chấp về trách nhiệm bồi thường: Xác định lỗi và mức độ bồi thường khi xảy ra thiệt hại. Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: Tranh cãi về lý do và hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng sớm. Để hạn chế tranh chấp, các bên cần soạn thảo hợp đồng chi tiết, rõ ràng. Cần quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát và đánh giá việc thực hiện hợp đồng. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics, các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng như sau: Thương lượng Thương lượng là phương thức các bên trực tiếp gặp gỡ, trao đổi để giải quyết bất đồng. Đây là cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Quy trình thương lượng thường bao gồm: Xác định vấn đề tranh chấp; Trao đổi quan điểm của mỗi bên; Đề xuất phương án giải quyết; Thảo luận và thống nhất giải pháp; Lập biên bản thỏa thuận; Ưu điểm của thương lượng là giữ được mối quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi thiện chí từ cả hai bên. Hòa giải Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba trung gian. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về hòa giải thương mại tại Việt Nam. Hòa giải viên đóng vai trò trung gian, hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận. Ưu điểm của hòa giải là bảo mật, linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, kết quả hòa giải không có giá trị bắt buộc thi hành. Trọng tài thương mại Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài viên. Trọng tài viên đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành. Điều kiện áp dụng trọng tài quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010: Các bên có thỏa thuận trọng tài; Tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của trọng tài. Ưu điểm của trọng tài là nhanh chóng, bảo mật và linh hoạt. Phán quyết trọng tài có giá trị pháp lý cao. Tòa án Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương thức cuối cùng khi các bên không thể tự thỏa thuận. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định chi tiết về thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng logistics. Tòa án sẽ đưa ra phán quyết dựa trên quy định pháp luật. Ưu điểm của tòa án là có giá trị pháp lý cao nhất. Tuy nhiên, thủ tục tòa án thường kéo dài và tốn kém. Việc công khai phiên tòa có thể ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.
Các cảng Container lớn của Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục bận rộn trong tháng 9, với khối lượng hàng hóa tăng đáng kể so với năm trước, bất chấp nguy cơ bị đình công.
Giá cước vận tải container trên tuyến Đại Tây Dương tăng do tình trạng thiếu hụt công suất và khối lượng hàng hóa tăng, trong bối cảnh lo ngại về cuộc đình công sắp xảy ra ở cảng Bờ Đông Hoa Kỳ và sự không chắc chắn về chính sách thương mại sau bầu cử. Sự không chắc chắn đang ảnh hưởng đến tuyến thương mại Đại Tây Dương khi các cuộc tranh luận bầu cử nóng lên và chúng ta đang đến gần thời hạn để công nhân và các nhà khai thác cảng ở Bờ Đông Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận hợp đồng. Giá cước trên tuyến Đại Tây Dương đã biến động trong năm nay khi các chủ hàng tìm cách tránh những tác động xấu nhất của việc chuyển hướng Biển Đỏ, khiến công suất bị dịch chuyển từ Đại Tây Dương sang cả Thái Bình Dương và Châu Á/Châu Âu. Ảnh hưởng của việc chuyển hướng Biển Đỏ đối với tuyến vận chuyển Đại Tây Dương đã được nhìn thấy ngay với việc giá cước từ Địa Trung Hải tăng từ dưới 1.500 USD/FEU lên gần 2.250 USD/FEU vào tháng 2 năm nay. Và một tác động tương tự cũng được thấy ở giá cước Bắc Âu tăng vọt từ 1.875 USD/FEU lên 2.250 USD/FEU trong cùng tháng, theo số liệu của Xeneta. Hiện nay, giá cước vận chuyển hàng xuất khẩu từ Bắc Âu sang Hoa Kỳ là 2.750 USD/FEU và từ Địa Trung Hải là 2.250 USD/FEU, lần lượt tăng 64,68% và 43,73% so với cùng kỳ năm trước, Xeneta cho biết. Tuy nhiên, khối lượng vận chuyển trên Đại Tây Dương có tác động không nhiều đến giá cước, theo Giám đốc điều hành Thống kê Thương mại Container (CTS) Nigel Pusey: “Khối lượng của Hoa Kỳ, Canada và Châu u trên Đại Tây Dương vẫn không đổi và phần lớn không bị ảnh hưởng bởi xung đột Biển Đỏ - khối lượng và giá cước vận tải hàng hóa đã cho thấy ít tác động từ tình trạng thiếu container nói chung ở các khu vực địa lý khác.” Tuy nhiên, sự gia tăng khối lượng hàng hóa không thể giải thích cho tất cả những đợt tăng giá này, với khối lượng xuất khẩu của Bắc Mỹ, bao gồm cả Hoa Kỳ và Canada, tăng 12,39%, tương đương 113.180 TEU, trong bảy tháng tính đến tháng 7 năm 2024, lên tới 1,026 triệu TEU, so với 912.894 TEU cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ CTS. Trong khi đó, lượng nhập khẩu của Bắc Mỹ đã tăng 5% từ 2,079 triệu TEU lên 2,183 triệu TEU, tăng 103.786 TEU trong cùng kỳ, CTS cho biết. Một phần, những thay đổi về giá cước được cho là do mùa cao điểm đến sớm, nhưng cũng có sự gia tăng trong việc đưa thêm tàu vào khai thác, với Ocean Alliance dẫn đầu. Hãng vận tải Pháp CMA CGM có năm dịch vụ Đại Tây Dương vào giữa năm 2023, ba dịch vụ trong liên minh, tất cả đều đến Hoa Kỳ, với 15 tàu, tổng cộng 83.000 TEU. Đến giữa năm 2024, con số đó đã giảm xuống còn bốn dịch vụ, ba dịch vụ trong liên minh đến Hoa Kỳ, với tám tàu, tổng cộng 55.000 TEU. Đối tác liên minh Evergreen của hãng đã không vận hành một tàu nào trên Đại Tây Dương kể từ tháng 7 khi tàu Ever Living bị rút và tham gia các tuyến ở châu Á, và dự kiến sẽ không quay trở lại Đại Tây Dương cho đến ngày 1 tháng 11. Dữ liệu của MDS Transmodal cho thấy Evergreen hiện không có tàu trên tuyến thương mại này, nhưng cung cấp các dịch vụ Bờ Đông Hoa Kỳ thông qua các đối tác của liên minh Ocean Alliance. Evergreen và CMA CGM không đơn độc trong việc chuyển công suất ra khỏi các tuyến thương mại Đại Tây Dương, với thống kê của MDS Transmodal cho thấy tổng công suất giảm 18,6% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 872.630 TEU, từ 1.071.537 TEU. Điều thú vị là việc tái triển khai tàu của CMA CGM chủ yếu là đến Thái Bình Dương, nơi đã chứng kiến công suất triển khai của hãng tăng 5%, so với chỉ 0,7% trên tuyến thương mại Châu Á/Châu Âu. Mối quan tâm hiện nay chuyển sang ngày 1 tháng 10, khi các công nhân bến cảng ở Bờ Đông dự kiến sẽ bắt đầu hành động nếu các cuộc đàm phán với người sử dụng lao động đổ vỡ. Nhà phân tích Darron Wadey của Dynamar cho biết, báo cáo Global Port Tracker của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia/Hackett Associates dự báo nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 9 lên 2,3 triệu TEU, Wadey báo cáo, khi các chủ hàng mang hàng đến sớm hơn. Ông cho biết điều này chủ yếu là do nhập khẩu từ châu Á, mặc dù các lô hàng xuyên Đại Tây Dương, với chặng xuất khẩu châu u là hướng chi phối, sẽ đóng một vai trò phụ trợ. Ông nói tiếp: “Không còn nghi ngờ gì nữa, các hãng vận tải sẽ có những phương án dự phòng [để duy trì dịch vụ] – một kế hoạch đã có sẵn nếu bạn muốn.” Trong khi đó, nhà phân tích trưởng của Xeneta, Peter Sand, cảnh báo rằng “Mọi người kinh doanh với Hoa Kỳ đều nên cảm thấy lo lắng”, sau cuộc tranh luận bầu cử hôm thứ Ba giữa Donald Trump và Kamala Harris. Thuế quan sẽ tăng 20% trên toàn bộ nếu Trump đắc cử và từ 60% đến 100% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Sand cũng chỉ ra chính quyền Biden/Harris, vốn duy trì thuế quan do Trump đưa ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, và không có kỳ vọng rằng những rào cản thương mại đó sẽ được dỡ bỏ, hoặc nhiệm kỳ tổng thống của Harris sẽ không làm tăng chủ nghĩa bảo hộ bởi các nghĩa vụ thuế quan nhập khẩu này. Theo Xeneta, người cho rằng mức thuế quan dưới thời Harris sẽ “khác”, thì chính sự không chắc chắn kiểu này đang giết chết thương mại, “Việc chúng ta không biết phải mong đợi mức thuế quan nào gây ra sự không chắc chắn”, Sand nói, và có nghĩa là “Mọi người kinh doanh với Hoa Kỳ nên cảm thấy lo lắng.”
Cảng New Orleans và New Orleans Public Belt đã hoạt động trở lại bình thường sau cơn bão Francine mà không ghi nhận thiệt hại đáng kể. Cảng New Orleans (Port NOLA) và (NEW Orleans Public Belt (NOPB) đã tiếp tục tất cả các hoạt động bình thường sau cơn bão Francine. "Đánh giá sơ bộ về thiệt hại cho thấy không có thiệt hại đáng kể nào đối với các cơ sở hạ tầng của cảng", Port NOLA cho biết trong một tuyên bố. Tất cả bốn cây cầu Port NOLA trên Kênh Hàng hải Nội cảng (IHNC) Cũng đã hoạt động trở lại bình thường. Ngoài ra, Tòa thành Hành chính Cảng New Orleans đã mở cửa trở lại vào ngày 13 tháng 9.
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. Những mặt hàng xuất siêu không chỉ góp phần nâng cao giá trị thương mại song phương mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Dưới đây là danh sách những mặt hàng xuất siêu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn gần đây. Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Trung Quốc Trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2024, Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất siêu đáng chú ý trong thương mại với Trung Quốc, Cụ thể: Năm 2022: Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc với giá trị khoảng 60,9 tỷ USD. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn rất lớn, đạt 132,38 tỷ USD. Năm 2023: Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2022. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm rau quả, cà phê, gạo, và hạt điều. Trong 6 tháng đầu năm 2024: Việt Nam đã xuất siêu sang Trung Quốc với tổng kim ngạch đạt 11,63 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, Việt Nam xuất siêu 12,25 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất siêu đã giảm nhẹ. Trong đó có một số mặt hàng chủ lực như: - Điện thoại và linh kiện: Đây là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất, với giá trị xuất khẩu đạt hàng tỷ USD. - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. - Hàng rau quả: Bao gồm các loại trái cây và rau củ. - Xơ, sợi dệt các loại: Được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may. - Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: Các loại máy móc và thiết bị công nghiệp. - Sắt thép các loại: Sản phẩm từ sắt thép cũng chiếm tỷ trọng lớn. - Gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm các sản phẩm từ gỗ chế biến - Giày dép các loại: Các loại giày dép xuất khẩu. - Hàng thủy sản: Bao gồm các loại hải sản tươi sống và chế biến. - Hàng dệt, may: Các sản phẩm dệt may. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Mặc dù vẫn còn nhập siêu, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong các mặt hàng công nghệ cao và nông sản. Năm 2023, Việt Nam xuất siêu 12,25 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, và mặc dù con số này giảm nhẹ xuống 11,63 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2024, nhưng vẫn cho thấy sự ổn định và tiềm năng phát triển của thị trường xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực nâng cao tỷ trọng sản phẩm công nghệ trong xuất khẩu, nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao giá trị thương mại. Những kết quả này không chỉ khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế khu vực mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển trong tương lai.
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, việc tránh hủy tờ khai là rất quan trọng để đảm bảo hàng hóa được thông quan một cách suôn sẻ và đúng thời hạn. Để đạt được điều này, người khai hải quan cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của DNL Shipping để biết thêm những trường hợp cần lưu ý để tránh việc hủy tờ khai, chẳng hạn như đảm bảo thông tin trên tờ khai chính xác và đầy đủ. Tờ khai Hải quan là gì? Tờ khai hải quan hay còn gọi là Customs Declaration là một văn bản pháp luật mà chủ hàng phải kê khai chi tiết thông tin về hàng hóa khi xuất nhập khẩu qua biên giới quốc gia. Đây là một bước bắt buộc trong quy trình xuất nhập khẩu để cơ quan hải quan kiểm soát và quản lý hàng hóa. Tờ khai hải quan thường bao gồm các thông tin như: Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai. Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tin chi tiết về lô hàng như số lượng, giá trị, hóa đơn thương mại, phương tiện vận chuyển, ngày xuất nhập cảnh. Các thông tin về thuế và các khoản phí liên quan.
Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc (CIIE) 2024 là một sự kiện thương mại quan trọng, thu hút sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Đây là cơ hội vàng để các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đối mặt và vượt qua nhiều thách thức. Từ việc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, đến việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp lý của thị trường Trung Quốc, mỗi bước đi đều đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược thông minh. Bài viết sau của DNL SHIPPING sẽ phân tích chi tiết những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia CIIE 2024 và đề xuất một số giải pháp để vượt qua những khó khăn này. Những thuận lợi đối với Việt Nam Trước những thách thức tồn đọng mà DN gặp phải thì Việt Nam có những mặt thuận lợi cần phải nói đến như sau Quan hệ thương mại tốt đẹp: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Trung Quốc. Vị trí địa lý thuận lợi: Việt Nam có vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc, giúp giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu thương mại và hợp tác kinh tế giữa hai nước Sản phẩm đa dạng và chất lượng: Việt Nam có nhiều sản phẩm nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng chất lượng cao, được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Các sản phẩm như gạo, cà phê, hạt điều, tôm, cá tra và các loại trái cây nhiệt đới đều có tiềm năng lớn tại thị trường này Hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan luôn hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tham gia CIIE. Các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ tài chính và tư vấn pháp lý giúp các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho hội chợ sắp tới. Cơ hội mở rộng kênh phân phối: Tham gia CIIE giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kênh phân phối sản phẩm tại Trung Quốc, tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Trung Quốc Thách thức của Việt Nam đến CIIE 2024 Cạnh tranh khốc liệt Hội chợ CIIE thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia và doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới, tạo ra môi trường cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng để nổi bật giữa hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ khác. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo trong cách tiếp cận khách hàng, cũng như việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chất lượng sản phẩm Các sản phẩm của Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và yêu cầu khắt khe từ thị trường Trung Quốc. Điều này bao gồm việc đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định về nhãn mác và bao bì, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Khả năng tiếp cận thị trường Mở rộng kênh phân phối sản phẩm tại Trung Quốc đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và các quy định pháp lý liên quan. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thị hiếu tiêu dùng, xu hướng thị trường và các quy định pháp lý để xây dựng chiến lược tiếp cận hiệu quả. Việc hợp tác với các đối tác địa phương cũng là một yếu tố quan trọng để mở rộng mạng lưới phân phối và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Phát triển bền vững Xu hướng tiêu dùng bền vững đang ngày càng được chú trọng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lượ
Dự luật cạnh tranh sạch của Mỹ sẽ tác động đến hơn 10 ngành nghề của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Các nước như Nhật, Hàn, Canada, Anh… cũng đang có những dự luật về chuyển đổi xanh, đặt các nhà cung ứng của Việt Nam những áp lực phải chuyển đổi nếu không muốn bị gạt ra khỏi cuộc chơi.
Vậy vận tải hàng không là gì? Vận tải hàng không là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, chúng có tên gọi tiếng Anh là Air Cargo.Hàng hóa của bạn sẽ được chở ở phần bụng của máy bay hành khách.Các hàng hóa vận chuyển hàng đường hàng không luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng hàng hóa vận chuyển hàng quốc tế. Tóm lại, vận tải hàng không là chỉ một hoạt động vận chuyển hàng bằng máy bay, không bao gồm các hoạt động dưới mặt đất. Khái niệm này hẹp hơn so với Logistics hàng không. Logistics hàng không? Về cơ bản, logistics hàng không cũng giống như các mảng logistics đường biển, đường bộ hay các dạng khác, đó là đảm bảo đưa hàng hoá từ điểm A đến điểm B một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, có những khác biệt quan trọng giữa Logistics hàng không so với Logistics đường bộ và Logistics đường biển như sau: Tốc độ Chi phí Khả năng vận chuyển hàng hóa: Kích thước, khối lượng, thời gian… Quản lý và theo dõi hàng hóa Ngành Logistics Hàng không tuy chỉ phục vụ khoảng 1,7% khối lượng thương mại Quốc tế nhưng lại chiếm tới 35% giá trị thương mại toàn cầu. Theo Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA), trước khi xảy ra đại dịch toàn cầu, logistics hàng không đã không ngừng tăng trưởng qua từng năm. Đến năm 2019, tổng doanh thu vận tải đã đạt trên 116 tỷ USD.
Hội chợ năm nay dự kiến sẽ có quy mô trên 300.000m² và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ 154 quốc gia và vùng lãnh thổ Đây là một sự kiện quan trọng nhằm mở cửa thị trường Trung Quốc ra thế giới, tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận thị trường rộng lớn của Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân. Hội chợ cũng góp phần thúc đẩy sáng kiến “Vành đai, Con đường” và quá trình toàn cầu hóa. Hội chợ Quốc tế Nhập khẩu Trung Quốc lần thứ 7 (CIIE 2024) mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kênh phân phối sản phẩm tại thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, theo Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Trong tương lai, Trung Quốc tiếp tục sẽ là thị trường xuất nhập khẩu và là đối tác lớn nhất về thương mại, đầu tư, du lịch của Việt Nam. Chia sẻ thêm thông tin về hội chợ, ông Tôn Thành Hải – Phó Cục trưởng Cục Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc - nhấn mạnh, CIIE là sự kiện quan trọng trong thúc đẩy xuất nhập khẩu với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có mức độ ảnh hưởng quốc tế rộng rãi. Theo ông Tôn Thành Hải, với 6 năm tham gia CIIE liên tiếp, gian hàng Việt Nam tại các kỳ hội chợ luôn thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, khách tham quan Trung Quốc. Đặc biệt, nhiều mặt hàng thế mạnh, đặc trưng của Việt Nam như sầu riêng, cà phê đã lan toả mạnh mẽ thông qua CIIE. Trên cơ sở này, CIIE lần thứ 7 kỳ vọng sẽ tiếp tục quảng bác nhiều sản phẩm đặc sắc của Việt Nam đến thị trường Trung Quốc. Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu hàng hóa chính ngạch, mở rộng kênh phân phối sản phẩm tại thị trường Trung Quốc, Cục Xúc tiến thương mại chủ trì tổ chức đoàn doanh nghiệp tham dự Hội chợ CIIE 2024 với quy mô trưng bày 400 m2. Tại kỳ Hội chợ CIIE 2023, nhận lời mời từ Ban tổ chức Hội chợ Trung Quốc và đây cũng là lần thứ hai Bộ Công Thương tổ chức Việt Nam tham gia Hội chợ CIIE với vai trò Quốc gia khách mời danh dự. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu đã tham gia các nội dung chính của Hội chợ CIIE 2023: Lễ khai mạc Hội chợ, tổ chức Gian hàng quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam, tổ chức khu gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam (có qui mô 400m2) tập trung vào lĩnh vực sản phẩm nông – thủy sản và thực phẩm chế biến. Ngoài ra, nhằm tăng cường các hiệu quả xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhân dịp Hội chợ CIIE 2023, Cục Xúc tiến thương mại còn phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải và các cơ quan của Trung Quốc tổ chức 02 hội nghị giao thương và xúc tiến đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.
Dịch vụ khai báo hải quan là công việc mà bên cung cấp dịch vụ hải quan phải thực hiện để hoàn tất thủ tục hải quan thông quan cho các lô hàng của bên sử dụng. Tại đây các doanh nghiệp phải trả một phần phí thỏa thuận cho bên cung cấp khi sử dụng dịch vụ là thủ tục hải quan. Và tùy vào mặt hàng làm thủ tục hải quan thì công việc và chi phí khi "dịch vụ hải quan trọn gói" sẽ khác nhau. vì thế phải cần trao đổi, xác nhận giữa 2 bên doanh nghiệp sử dụng dịch vụ và cung cấp hải quan. Ở thời điểm hiện tại, dịch vụ hải quan trọn gói có 2 hình thức chính, đó là: Dịch vụ khai thuê hải quan: Bên cung cấp dịch vụ sẽ có trách nhiệm thay mặt doanh nghiệp bạn tiến hành hoàn tất các thủ tục hải quan thông quan lô hàng. Đơn vị hoặc cá nhân làm dịch vụ sẽ không xuất hiện tên pháp nhân trên bất cứ chứng từ hải quan nào. Đại lý hải quan: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ sử dụng tên mình, chữ ký số của mình để điền thông tin lên tờ khai. Đồng thời, có trách nhiệm sao y chứng từ để nộp bộ hồ sơ đầy đủ nhất lên các cơ quan chi cục hải quan theo thoả thuận trong hợp đồng giữa hai bên. Tại sao nên sử dụng dịch vụ khai báo hải quan của DNL Có trên 12 năm kinh nghiệm xử lý từ chứng từ vận tải đến chứng từ khai báo hải quan xuất nhập khẩu, am hiểu toàn diện giúp doanh nghiệp tránh được một số rủi ro không đáng. Có kinh nghiệm thông quan các sản phẩm đặc thù đặc thù như: Nông sản , Mỹ phẩm, Phụ tùng ô tô, thiết bị điện tử, máy móc thiết bị,… Chuyên khai báo hải quan loại hình kinh doanh, xuất nhập khẩu tại chỗ, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,... Bảo mật toàn bộ thông tin về giá thành, nhà cung cấp và của doanh nghiệp . Nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và chuyển nghiệp trong lĩnh vực khai báo làm thủ tục hải quan, tư vấn nhiệt tình. Thông quan mau chóng. Đội ngũ nhân viên khai báo hải quan năng động, có kinh nghiệm xử lý các tính ngoài ý muốn. DNL đã liên kết với các đối tác, hãng hàng không, hãng tàu, các đơn vị chuyên nghành trong logistics,…cùng với chất lượng dịch vụ tạo được sự uy tín tín nhiệm với khách hàng DNL Shipping tự hào khi đã và đang hợp tác cung cấp các dịch vụ chọn gói cho khách hàng: Á Âu, Xian Hua VN, Honest, Hykey,…. Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói tại DNL bao gồm những gì? Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói mà DNL tự tin có thể làm cho doanh nghiệp hoặc cá nhân tổ chúc bao gồm nhừng dịch vụ sau đây: Dịch vụ khai thuê hải quan trọn gói Dịch vụ khai báo hải quan xuất nhập khẩu từ lô hàng lẻ đóng ghép LCL đến hàng nguyên cont FCL Dịch vụ xin cấp C/O đầy đủ mẫu Dịch vụ vận chuyển hàng hóa với các hình thức mau chóng an toàn Dịch vụ hải quan kiểm tra chuyên ngành, Khử trùng hàng hóa xuất khẩu, xin giấy phép nhập khẩu hàng sắt thép, phân bón, giám định hàng hóa, công bố hợp chuẩn hợp quy cho lô hàng Dịch vụ hoàn thuế cho doanh nghiệp
Trong lĩnh vực vận tải và logistics, việc hiểu rõ về các loại container là vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Hai loại container phổ biến nhất hiện nay là container SOC (Shipper Owned Container) và container COC (Carrier Owned Container). Mặc dù cả hai đều được sử dụng để chứa và vận chuyển hàng hóa, nhưng chúng có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Bài viết sau của DNL Shipping Corp sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa container SOC và container COC, từ đó lựa chọn loại container phù hợp nhất cho nhu cầu vận chuyển của mình. Container SOC là gì? Container SOC (Shipper Owned Container) là loại container thuộc sở hữu của người gửi hàng (shipper). Điều này có nghĩa là người gửi hàng tự mua và sở hữu container, thay vì thuê từ hãng tàu. Việc sử dụng container SOC mang lại một số lợi ích như: Kiểm soát chất lượng: Người gửi hàng có thể đảm bảo container luôn ở trong tình trạng tốt nhất để bảo vệ hàng hóa. Linh hoạt trong sử dụng: Container SOC có thể được sử dụng cho nhiều chuyến hàng khác nhau mà không cần trả lại cho hãng tàu sau mỗi lần sử dụng. Tránh phí DEM/DET: Không phải trả các khoản phí lưu container (demurrage) hoặc phí giữ container (detention) cho hãng tàu. Tự do sử dụng: Container SOC có thể được sử dụng mà không bị ràng buộc bởi các quy định hay hạn chế của hãng tàu, do đó người gửi hàng có sự tự do trong việc quản lý và sử dụng container. Quản lý hàng hóa: Việc sở hữu SOC container giúp người gửi hàng có quyền kiểm soát và quản lý hàng hóa của mình trong quá trình vận chuyển. Giảm rủi ro: Sử dụng SOC container giúp giảm rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, vì container thuộc sở hữu của người gửi hàng và không phải trả lại cho hãng tàu. Tăng tính linh hoạt trong quản lý kho vận: Container SOC có thể được sử dụng làm kho lưu trữ hàng hóa tại điểm đến, giúp tăng sự linh hoạt và tiết kiệm chi phí lưu trữ. ->Tuy nhiên, việc sử dụng container SOC cũng đòi hỏi người gửi hàng phải đầu tư ban đầu để mua container và chịu trách nhiệm bảo trì, quản lý chúng. Trong thực tế, container có thể thuộc sở hữu của nhiều đối tác như: Hãng tàu Công ty chuyên bán container Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải (Carrier) Bên gửi hàng (Shipper) Trong mặt kinh tế, khi một công ty quyết định tự mua container mới, chi phí này có thể khá đắt đỏ. Ví dụ: Container 20 feet có giá dao động từ $1300 – $2000, tùy vào loại container. Container 40 feet dao động từ $1800 – $3000. Nếu người gửi hàng không muốn chịu phí thuê container từ hãng tàu (DEM/DET), mà quyết định mua container, để tránh việc này. Container COC là gì? COC container (Carrier Container Owned) là loại container thuộc sở hữu và chịu sự kiểm soát của hãng tàu. Là loại container phổ biến nhất trong vận chuyển đường biển tiêu chuẩn. Họ có trách nhiệm quản lý, bảo trì và cung cấp container cho việc vận chuyển hàng hóa.COC không yêu cầu khách hàng (người gửi hàng) phải tự sở hữu container. Lý do nên chọn container COC Không cần đầu tư ban đầu: Người gửi hàng không cần phải mua container, chỉ cần thuê từ hãng tàu. Dễ dàng trong quản lý: Hãng tàu chịu trách nhiệm bảo trì và quản lý container, giúp người gửi hàng giảm bớt gánh nặng quản lý. Phổ biến và sẵn có: Container COC phổ biến hơn và dễ dàng tìm thấy trong vận chuyển đường biển tiêu chuẩn. Nhược điểm của Container COC Phí thuê container: Người gửi hàng phải trả phí thuê container cho hãng tàu. Phí lưu container: Nếu không trả container đúng hạn, người gửi hàng phải trả phí lưu container (demurrage) và phí giữ container (detention). Phân biệt cont SOC và cont COC COC (Carrier Owned Container) và SOC (Shipper Owned Container) là hai thuật ngữ liên quan đến quyền sở hữu và quản lý container trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. COC (Carrier Owned Container): Được sở hữu bởi hãng tàu (carrier). Khi sử dụng COC, người nhận hàng sau khi nhận và khai báo hàng hóa, phải trả lại container cho hãng tàu. Container COC thường có logo hoặc mã hiệu của container COC bắt đầu bằng 4 chữ cái, tương đương với mã SCAC của hãng tàu. SOC (Shipper Owned Container): Là container thuộc sở hữu của người gửi hàng (Shipper). Sau khi container được trả về kho, người nhận hàng có thể sử dụng container này mà không cần trả lại cho hãng tàu. Container SOC không có logo của hãng tàu ở phía mặt sau, hoặc mã hiệu của container SOC thường bắt đầu bằng chữ "NONE". Sự khác biệt chính giữa COC và SOC
Báo cáo quyết toán hải quan là gì? Báo cáo quyết toán hải quan là bảng báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu do đơn vị hải quan quản lý, đây là báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất. Báo cáo quyết toán hải quan tiếng anh là gì? Báo cáo quyết toán hải quan thường được dùng với nhiều thuật ngữ tiếng anh như: Customs yearly report, gọi tắt là customs report, declaration customs report hay settlement Customs report.
Khái niệm về hoạt động ngoại thương Ngoại thương là những hoạt động buôn bán, trao đổi trên thị trường giữa các quốc gia theo nguyên tắc ngang bằng giá. Ngoài trao đổi sản phẩm, ngoại thương còn bao gồm việc giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm và lưu giữ những nét đẹp của các quốc gia dân tộc đối với bạn bè quốc tế. Như vậy, ngoại thương chính là hoạt động thương mại, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các đất nước với nhau. Khi hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một đất nước thì được gọi là hoạt động ngoại thương. Ngoại thương có thể bao gồm việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài hoặc nhập khẩu về cho đất nước.
Theo công văn số 4870/TCHQ - GSGL của Tổng cục Hải quan, mẫu CO form E hợp lệ phải được cấp bởi phòng cấp C/O form E của CCPIT (China Council for the Promotion of International Trade) hoặc 1 trong 42 phòng cấp của hải quan Trung Quốc. Vậy cách tra cứu CO Form E như thế nào, tra cứu có tác dụng gì, Cùng theo dõi bài viết sai của DNL để nắm thêm nhiều thông tin nhé! CO Form E là gì? CO Form E (Certificcate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xuất khẩu từ Trung Quốc sang các nước thuộc khối ASEAN. Giấy chứng nhận này xác định tính hợp lệ của hàng hóa nhập khẩu rằng hàng hóa được sản xuất, chế biến hoặc có xuất xứ tại Trung Quốc, qua đó người nhập khẩu có thể hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ACFTA Tại sao cần tra cứu CO Form E Xác minh tính hợp lệ: Đảm bảo rằng chứng nhận xuất xứ là hợp lệ và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc. Điều này giúp tránh các vấn đề pháp lý và thương mại. Hưởng ưu đãi thuế quan: CO Form E giúp hàng hóa của bạn được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Điều này có thể giảm chi phí nhập khẩu và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Đảm bảo chất lượng và nguồn gốc: Xác minh nguồn gốc hàng hóa giúp đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng. Hỗ trợ thủ tục hải quan: Tra cứu CO Form E giúp quá trình thông quan hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn, giảm thiểu thời gian và chi phí. Phòng tránh gian lận thương mại: Kiểm tra CO giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hướng dẫn cách tra cứu CO Form E của Trung Quốc Bước 1: Chuẩn bị thông tin cần thiết Trước khi tra cứu, cần có các thông tin sau từ CO Form E: Số chứng nhận: Mã số duy nhất của C/O Form E Ngày cấp: Ngày chứng nhận được cấp bởi cơ quan thẩm quyền tại Trung Quốc Tên nhà xuất khẩu: Thông tin về Công ty xuất khẩu tại Trung Quốc Mã HS của hàng hóa; Mã số HS (Harmonized System) của hàng hóa cần kiểm tra. Bước 2: Truy cập vào hệ thống tra cứu của Trung Quốc
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CHIẾM HƠN 21% TRONG TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc. Trong 7 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 7,23 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 21,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Về xuất khẩu mặt hàng trái cây, Việt Nam hiện có 8 loại trái cây tươi được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ bao gồm: thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, bưởi, dừa. Tại buổi làm việc, hai Thứ trưởng đã đạt được những bước tiến quan trọng trong tiếp cận thị trường đối với một số loại trái cây khác của hai nước. Cụ thể, hai Bên đã thống nhất về yêu cầu kỹ thuật đối với chanh dây của Việt Nam và tiến thêm một bước trong quy trình xem xét đối với quả quýt của Hoa Kỳ. Để hỗ trợ việc duy trì đà tăng trưởng và thị phần của nông lâm thủy sản Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Trung bày tỏ mong muốn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ có tiếng nói thích hợp trong quá trình tham vấn liên quan đến các vụ việc về phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam, cụ thể là đối với gỗ, tôm nước ấm và mật ong của Việt Nam. Phía Bạn ghi nhận vai trò thương mại của những mặt hàng đối với việc ổn định sinh kế cho người nông dân và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam. Liên quan đến việc áp dụng các biện pháp mới áp dụng trong lĩnh vực kiểm dịch động thực vật, hai Thứ trưởng đã trao đổi trên tinh thần hợp tác, cởi mở về hệ thống pháp quy hiện có; thống nhất với nguyên tắc chung về việc tuân thủ cam kết quốc tế thương mại đa phương mà hai Bên là thành viên, phù hợp với pháp luật trong nước nhưng vẫn cập nhật kịp thời các xu thế mới trong thương mại, sản xuất và quản lý dịch bệnh đối động thực vật. Phía Hoa Kỹ cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án trong quản lý phân bón, thuốc bảo vệ sinh học và sản xuất lúa gạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hai bên cũng đã chia sẻ quan điểm về phát triển nền sản xuất nông nghiệp xanh, có trách nhiệm với môi trường, chung tay đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, từ đó khẳng định sẽ tăng cường hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các sáng kiến toàn cầu về nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường, đặc biệt là Sáng kiến “Đổi mới nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu” (AIM4C) và Liên minh hành động “Thúc đẩy tăng trưởng năng suất bền vững cho an ninh lương thực và bảo tồn tài nguyên” (SPG).
Hợp đồng mua bán 3 bên Hợp đồng mua bán 3 bên liên quan đến ba bên tham gia từ ba quốc gia khác nhau. Trong đó, một bên đóng vai trò vừa là người mua vừa là người bán. Ví dụ, công ty A ở Việt Nam bán hàng cho công ty B ở Mỹ, nhưng hàng hóa được giao thẳng đến công ty C ở Ấn Độ. Ví dụ: Công ty B ở Mỹ ký hợp đồng nhập khẩu gạo với công ty A ở Việt Nam nhưng yêu cầu giao hàng thẳng cho công ty C ở Ấn Độ để tiêu thụ. Như vậy đây là hợp đồng 3 bên; Việt Nam là người xuất khẩu đồng thời là người giao hàng, Mỹ là người nhập khẩu nhưng không là người nhận hàng, người nhận hàng là Ấn Độ Quy trình thay đổi vận đơn (Switch Bill of Lading) Khi nào cần phải có Switch Bill of Lading? Switch Bill of Lading là việc thay đổi một số thông tin trên vận đơn gốc theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. Quy trình này thường được thực hiện để che giấu thông tin về nhà sản xuất thực sự hoặc xuất xứ hàng hóa. Quy trình cụ thể bao gồm: Vận đơn 1 (vận đơn gốc): Được phát hành bởi người bán ban đầu. Vận đơn 2 (Switch B/L): Được phát hành lại với các thông tin đã được thay đổi, như tên người gửi hàng, người nhận hàng, tên hàng hóa, số lượng, cảng xếp, cảng dỡ. Lý do cần Switch Bill of Lading Che giấu thông tin nhà sản xuất: Để người mua cuối cùng không biết được nhà sản xuất thực sự và tránh việc họ liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất Thay đổi thông tin xuất xứ: Để phù hợp với yêu cầu của các bên liên quan hoặc quy định của quốc gia nhập khẩu Incoterms và phương thức thanh toán khi làm Switch bill of lading? Muốn làm Switch bill quan trọng nhất là chọn đúng điều kiện Incoterms và phương thức thanh toán để khi bạn là công ty trung gian có thể chủ động trong vấn đề thực hiện Switch bill. hệ thống tài khoản theo tt 200 Công ty trung gian phải luôn luôn giành quyền book tàu. Để làm được việc này thì hợp đồng được ký giữa A với B phải sử dụng nhóm F (phố biến là FOB) và giữa A với C phải sử dụng nhóm C (phổ biến là CIF). Luôn luôn book tàu qua Forwarder (không book trực tiếp với hãng tàu) để đề nghị Forwarder làm Switch bill dễ dàng hơn, nghiệp vụ hành chính nhân sự Nên lựa chọn phương thức thanh toán càng đơn giản càng tốt. Cả hai hợp đồng giữa A với B và giữa A với C đều thanh toán bằng T/T hoặc hợp đồng giữa A với B thanh toán bằng L/C và hợp đồng giữa A với C thanh toán bằng T/T. Vận đơn 1 (vận đơn ảo) Sau khi ký hợp đồng mua bán với cả B và C, người trung gian A yêu cầu người bán B ở Ấn Độ giao hàng và chỉ định Forwarder phát hành B/L cho B với thông tin như sau: Shipper: Người bán A Consignee: Ngân hàng phát hành L/C cho B ( L/C cần ghi chú chấp nhận House bill)
DAP, viết tắt của “Delivered at Place” (Giao hàng tại nơi đến), nghĩa là người bán chịu trách nhiệm giao hàng đến địa điểm đã thỏa thuận với người mua. Hàng hóa được coi là giao khi chúng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định.Người bán chiu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi chỉ định Điều kiện của DAP yêu cầu người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế nhập khẩu hoặc làm các thủ tục thông quan nhập khẩu Nghĩa vụ của người bán và người mua Nghĩa vụ của người bán Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả giấy tờ phù hợp mà hợp đồng có thể đòi hỏi Người bán phải chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu hoặc các giấy phép chính thức khác và thực hiện mọi thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu hàng hóa và vận chuyển qua các nước khác trước khi giao hàng, bao gồm cả chi phí dỡ hàng nếu có trong hợp đồng vận tải. Cung cấp cho người mua những chứng từ để người mua có thể nhận hàng tại nơi đến (như lệnh phía giao hàng, vận đơn…) Nghĩa vụ của người mua Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán Người mua phải tự chịu rủi ro và phí tổn để lấy giấy phép nhập khẩu hoặc các giấy phép chính thức khác và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra người mua còn phải chịu mọi chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi nhận hàng ở cầu cảng. lớp kế toán trưởng Trong điều kiện DAP người bán sẽ chịu hầu hết các rủi ro liên quan để có thể đưa hàng tới nơi đến đã được chỉ định. Trên hình thức phương tiện vận chuyển, người mua sẽ có quyền yêu cầu người bán hàng đưa hàng hoá tới nơi được chỉ định và sẵn sàng bốc dỡ tại đó. Vì vậy mà người bán và người mua phải quy định rõ về địa điểm giao hàng tránh xung đột về sau
Nhập khẩu máy ép trái cây là một quy trình quan trọng và cần thiết để đảm bảo rằng sản phẩm được đưa vào thị trường Việt Nam một cách hợp pháp và an toàn. Việc nắm rõ các bước và yêu cầu trong thủ tục nhập khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các bước cần thực hiện để nhập khẩu máy ép trái cây vào Việt Nam. Chính sách nhập khẩu máy ép trái cây Quy định về thủ tục nhập khẩu máy ép trái cây được thể hiện qua các văn bản pháp luật Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009 Công văn 6061/tchq - txnk ngày 29/06/2016 Công văn 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009 Công văn 6061 TCHQ-TXNK ngày 29/06/2016 Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019 Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018. Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017 Mã hs của mặt hàng máy ép trái cây Việc xác định đúng hs code rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng đến việc tính mức thuế nhập khẩu cần đóng và toàn bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu. Mã hs code của máy ép trái cây thuộc chương 85, cụ thể là 85094000.
Lô hàng đi Thẳng (Direct Shipment) Lô hàng đi thẳng hay Hàng trực tiếp (Direct) là lô hàng được Carrier vận chuyển từ cảng xuất phát đến cảng đích trên một phương tiện vận chuyển duy nhất. Lô hàng đi thẳng là phương thức vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích mà không qua bất kỳ điểm trung chuyển nào. Điều này không có nghĩa phương tiện chở nó phải đi một mạch từ cảng xuất phát đến cảng đích. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà phương tiện đó có thể dừng ở nhiều chặng (thời tiết xấu, chặng di chuyển quá dài, tiếp nhiên liệu,…). Điều tiên quyết xác định một lô hàng đi thẳng là lô hàng được xếp lên tàu nào thì khi đến cảng đích, hàng sẽ được dỡ từ chính con tàu đó. Ví dụ: Công ty X cóf một lô hàng hóa chất tại Cát Lái xuất cho công ty Y tại SINGAPORE. Công ty X chọn hãng tàu B để vận chuyển lô hàng. Do vị trí địa lý khá gần, lô hàng của Công ty X sẽ được xếp lên tàu C của hãng tàu B tại cảng Cát Lái và đi thẳng một mạch tới Singapore mà không phải chuyển hàng sang bất kỳ tàu nào khác. Chuyển Tải (Transshipment) Chuyển tải (Transshipment) là thay đổi phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Hình thức này cho phép tối ưu hóa quá trình vận chuyển bằng cách sử dụng tàu lớn (Tàu mẹ – Mothership) và tàu nhỏ (Tàu Feeder Ship) kết hợp. Lô hàng chuyển tải hay hàng Via có đặc điểm: Lô hàng sẽ được vận chuyển bằng nhiều hơn một phương tiện. Nguyên nhân do phương tiện vận chuyển không thuận tiện cho việc chuyển thẳng hàng đến điểm đích (cảng đích quá bé, cảng khởi hành quá bé,…) hoặc lượng hàng thực tế không đủ để đi thẳng tới cảng đích. Đánh giá Ưu - Nhược điểm của chuyển tải và đi thẳng Đi thẳng Uư điểm của Đi thẳng Thời gian vận chuyển ngắn hơn: Vì không phải dừng lại ở các cảng trung gian, thời gian vận chuyển sẽ được rút ngắn. Giảm rủi ro hư hỏng và mất mát: Hàng hóa không phải chuyển qua nhiều lần, giảm nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát. Tiết kiệm chi phí: Mặc dù chi phí vận chuyển có thể cao hơn, nhưng tổng chi phí có thể giảm do không phát sinh thêm chi phí tại các cảng trung gian. Nhược điểm của đi thẳng: Chi phí vận chuyển cao hơn: Do không có sự kết hợp hàng hóa với các lô hàng khác, chi phí vận chuyển có thể cao hơn. Hạn chế về tuyến đường: Không phải tất cả các tuyến đường đều có dịch vụ đi thẳng, đặc biệt là các tuyến đường ít phổ biến. Chuyển tải Ưu điểm của chuyển tải Chi phí vận chuyển thấp hơn: Do có thể kết hợp nhiều lô hàng khác nhau, chi phí vận chuyển có thể giảm. Linh hoạt về tuyến đường: Có thể sử dụng nhiều tuyến đường khác nhau, phù hợp với các tuyến đường ít phổ biến. Nhược điểm của chuyển tải: Thời gian vận chuyển dài hơn: Do phải dừng lại và chuyển hàng tại các cảng trung gian, thời gian vận chuyển sẽ kéo dài. Tăng rủi ro hư hỏng và mất mát: Hàng hóa phải chuyển qua nhiều lần, tăng nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát. Phát sinh chi phí tại các cảng trung gian: Các chi phí như phí lưu kho, phí bốc xếp có thể phát sinh tại các cảng trung gian.
Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng đạt mức cao nhất từ trước đến nay với trị giá đạt 33,88 tỷ USD, tăng 11,2%, tương ứng tăng 3,42 tỷ USD so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, nhập khẩu tháng 7/2024 tăng 25,3%, tương ứng tăng 6,85 tỷ USD.
Bảo hiểm hàng hóa là một loại bảo hiểm giúp bảo vệ hàng hóa của bạn trong quá trình vận chuyển khỏi các rủi ro như hư hỏng, mất mát do tai nạn, thiên tai, hoặc các sự cố khác. Đây là một giải pháp quan trọng để giảm thiểu thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra Có hai loại bảo hiểm hàng hóa chính: Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa: Bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển trong nước. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển quốc tế. Các điều kiện bảo hiểm thường được chia thành ba loại chính: Điều kiện A: Bảo hiểm toàn bộ rủi ro. Điều kiện B: Bảo hiểm một số rủi ro nhất định. Điều kiện C: Bảo hiểm rủi ro tối thiểu Bảo hiểm hàng hóa nội địa Đối tượng bảo hiểm Hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam Phạm vi bảo hiểm Cháy hoặc nổ Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh Phương tiện vận chuyển bị đắm, lật đổ, rơi, trật bánh, mắc cạn, đâm va nhau hoặc va vào vật thể khác Cây gãy đổ; cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ Phương tiện chở hàng mất tích. Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm được tính dựa trên số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm, phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển và tuyến đường Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một loại bảo hiểm giúp bảo vệ hàng hóa của bạn trong quá trình vận chuyển quốc tế khỏi các rủi ro như hư hỏng, mất mát do tai nạn, thiên tai, hoặc các sự cố khác. Đây là một giải pháp quan trọng để giảm thiểu thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra. Đối tượng bảo hiểm Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt và đường hàng không trên phạm vi toàn thế giới. Phạm vi bảo hiểm Cháy hoặc nổ Tàu, thuyền bị mắc cạn, chìm đắm, lật úp Phương tiện vận chuyển trên đất liền bị lật đổ hay trật bánh Đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận chuyển với bất kỳ vật thể khác không phải nước Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn Tổn thất gây ra bởi: Hy sinh tổn thất chung, ném hàng khỏi tàu, hàng hóa bị mất do tàu hoặc phương tiện vận chuyển bị mất tích Nước cuốn hàng khỏi tàu Động đất, núi lửa phun, sét đánh Nước biển, sông, hồ tràn vào tàu thuyền, phương tiện vận chuyển, container, nơi chứa hàng Tổn thất toàn bộ kiện hàng do bị rơi trong khi xếp lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan Cướp biển.
HMM đạt kết quả kinh doanh khả quan trong nửa đầu năm với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ, bất chấp những bất ổn của thị trường vận tải biển toàn cầu. HMM Tăng Trưởng Về Doanh Thu và Lợi Nhuận Trong Nửa Đầu Năm 2024 Trong nửa đầu năm 2024, HMM (Hyundai Merchant Marine) đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng về cả doanh thu và lợi nhuận, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của ngành vận tải biển toàn cầu sau những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Doanh Thu Tăng Trưởng Mạnh Mẽ HMM đã đạt được doanh thu kỷ lục trong nửa đầu năm 2024, với tổng doanh thu đạt 5 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ việc tăng cường hoạt động vận chuyển hàng hóa và mở rộng thị trường quốc tế. Các tuyến vận tải chính của HMM, bao gồm tuyến châu Á - Bắc Mỹ và châu Á - châu Âu, đều ghi nhận sự gia tăng đáng kể về khối lượng hàng hóa vận chuyển.
Phí Local Charge (viết tắt là LCC) là các loại phí phát sinh tại cảng địa phương, dùng để trả cho việc bốc xếp hàng hóa lên tàu hoặc các chi phí khác trong quá trình giao nhận hàng tại bến bãi, cảng biển và nhà ga. Các phí này thường được thu bởi các hãng tàu hoặc đơn vị Forwarder Các loại phí Local Charge phổ biến bao gồm Phí vệ sinh container (Container Cleaning Fee - CCF): Phí vệ sinh thùng container sau khi hàng hóa đã được dỡ. Phí lưu container (Demurrage/Detention - DEM/DET): Phí lưu container tại cảng hoặc kho. Phí kho bãi (Container Freight Station fee - CFS): Phí cho việc lưu trữ và xử lý hàng hóa tại kho. Vai trò của Local Charge LCC đóng vai trò khá quan trọng trong ngành vận tải và Logistics, cụ thể như sau: Là khoản phí thu lại để bù đắp vào những chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa tại cảng, bao gồm cả những hoạt động như: bốc dỡ, sắp xếp, tập kết và lưu trữ cont; khai báo với Hải Quan;… Giúp điều tiết thị trường vận tải hàng hóa tốt hơn và khuyến khích những hãng tàu cạnh tranh về cước phí vận chuyển. Là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá cước vận chuyển hàng hóa đi quốc tế. Vì vậy, bên gửi hàng cần phải hiểu rõ cách tính phí Local Charge để ước tính chính xác tổng chi phí của lô hàng.
ETD (Estimated Time of Departure) ETD là viết tắt của “Estimated Time of Departure”, nghĩa là thời gian dự kiến khởi hành. Đây là thời điểm mà hàng hóa hoặc phương tiện vận chuyển dự kiến sẽ rời khỏi điểm xuất phát. ETD được sử dụng để lên kế hoạch và thông báo cho các bên liên quan về thời gian khởi hành dự kiến, giúp họ chuẩn bị và sắp xếp công việc một cách hiệu quả. Ví dụ: Nếu một container hàng hóa dự kiến sẽ rời cảng vào ngày 20 tháng 8, thì ETD của container đó là ngày 20 tháng 8. Những yếu tố có tính quyết định cho ETD Thời gian khởi hành dự kiến của lô hàng hay ETD phụ thuộc vào các yếu tố như sau: Phương tiện dùng cho vận chuyển hàng hóa: các loại hình phương tiện khác nhau sẽ có tốc độ di chuyển khác nhau như: máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe tải, xe container… Trọng lượng và kích thước của hàng hóa: xe vận chuyển đi nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào trọng lượng và kích thước của hàng hóa. Nếu trọng lượng vừa, hàng hóa không cồng kềnh thì thời gian di chuyển sẽ nhanh hơn và ngược lại. Thuộc tính của hàng hóa: thuộc tính của hàng hóa ví dụ như hàng dễ vỡ, hàng tươi sống…Tùy vào đặc trưng của từng loại hàng hóa mà sẽ có sự sắp xếp để quá trình vận chuyển được đi nhanh hay chậm cho thích hợp. Điều kiện thời tiết: đây là yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian khởi hành dự kiến của lô hàng. ETA (Estimated Time of Arrival) ETA là viết tắt của “Estimated Time of Arrival”, nghĩa là thời gian dự kiến đến nơi. Đây là thời điểm mà hàng hóa hoặc phương tiện vận chuyển dự kiến sẽ đến điểm đích. ETA giúp các bên liên quan biết được khi nào hàng hóa sẽ đến nơi, từ đó có thể chuẩn bị cho việc nhận hàng và các công việc liên quan khác. Ví dụ Nếu một container hàng hóa dự kiến sẽ đến cảng đích vào ngày 30 tháng 8, thì ETA của container đó là ngày 30 tháng 8.
Chính sách nhập khẩu Đồ chơi trẻ em phải mới 100% và chưa qua sử dụng Kiểm tra chất lượng: Đồ chơi trẻ em phải được kiểm tra chất lượng và chứng nhập hợp quy trước khi nhập khẩu Hồ sơ giám định Bao Gồm: Đơn đăng ký, tờ khai nháp Tên máy, số máy, model, nhà sản xuất. Thời gian sản xuất, catalogue của máy. Hình ảnh máy và nhãn cảnh báo an toàn. Quy trình nhập khẩu Chuẩn bị hồ sơ: Thu thập và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết. Khai báo hải quan: Sử dụng phần mềm khai báo hải quan để nhập thông tin lô hàng và gửi tờ khai điện tử. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ. Nếu có sai sót hoặc thiếu sót, bạn sẽ được yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa. Phân luồng tờ khai: Tờ khai sẽ được phân luồng (xanh, vàng, đỏ) để xác định mức độ kiểm tra. Luồng xanh thường được thông quan nhanh chóng, trong khi luồng vàng và đỏ yêu cầu kiểm tra chi tiết hơn. Đóng thuế và thông quan: Đóng các loại thuế nhập khẩu, thuế VAT theo quy định. Sau khi hoàn tất các bước trên và được hải quan chấp nhận, lô hàng sẽ được thông quan và bạn có thể nhận hàng.
Thủ tục nhập khẩu pin cho xe điện, đặc biệt là pin lithium, tại Việt Nam gồm nhiều bước và yêu cầu cần tuân thủ. Dưới đây là một số thông tin cơ bản: Chính sách nhập khẩu pin lithium: Pin lithium không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, pin lithium đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. Khi nhập pin lithium, bạn cần xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt Dán nhãn hàng nhập khẩu: Khi nhập khẩu pin lithium, bạn cần dán nhãn hàng hóa theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP2. Nội dung nhãn mác cần bao gồm thông tin của người nhà xuất khẩu và người nhập khẩu, tên hàng hóa và thông tin hàng hóa. Kiểm tra chất lượng: Pin lithium sử dụng cho xe máy, xe đạp điện, ô tô cần được kiểm tra chất lượng Đăng ký công bố hợp quy: Sản phẩm pin nhập khẩu thuộc sự quản lý của Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. Do đó, thủ tục nhập khẩu pin cần tiến hành đăng ký công bố hợp quy pin Điều kiện nhập Pin cho xe điện Pin lithium sử dụng cho xe điện phải được kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Pin lithium không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, nhưng phải tuân thủ các quy định về an toàn và chất lượng Mã HS Code: Pin lithium thường có mã HS Code là 8507.60.002.
Hàng hóa phổ thông, có giá trị thấp nhưng kích thước lớn Loại hàng này đều được áp dụng thuế VAT và thuế nhập khẩu thấp. Ví dụ như: pallet nhựa, hộp nhựa, đồ chơi hay một số mặt hàng gia dụng... Pallet nhựa: Pallet nhựa dùng để vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Ví dụ: Pallet nhựa đen, pallet nhựa xanh. Hộp nhựa: Hộp nhựa dùng để đựng và bảo quản các sản phẩm. Ví dụ: Hộp nhựa đựng thực phẩm, hộp nhựa đựng đồ chơi. Đồ chơi: Các loại đồ chơi cho trẻ em. Ví dụ: Xe đồ chơi, búp bê, bộ xếp hình. Mặt hàng gia dụng: Các sản phẩm sử dụng trong gia đình. Ví dụ: Thùng rác nhựa, chậu nhựa, kệ nhựa. Hàng hóa có số lượng lớn Các nơi ở xa đầu biên đường bộ như Chiết Giang, Hà Bắc, Thiên Tân thì khi nhập khẩu hàng chính ngạch biển sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận chuyển nội địa. Nguyên liệu thô: Các loại nguyên liệu dùng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ: Quặng sắt, than đá, dầu thô. Hàng hóa công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp có kích thước lớn và số lượng nhiều. Ví dụ: Máy móc công nghiệp, thiết bị xây dựng, linh kiện điện tử. Nông sản: Các sản phẩm nông nghiệp được thu hoạch và vận chuyển với số lượng lớn. Ví dụ: Lúa mì, ngô, đậu nành. Hàng tiêu dùng: Các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày được sản xuất với số lượng lớn. Ví dụ: Quần áo, giày dép, đồ gia dụng. Hóa chất: Các loại hóa chất dùng trong công nghiệp và nông nghiệp. Ví dụ: Phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp.
Vai trò của Logistics: Quản lý luồng hàng hóa: Logistics đảm nhiệm việc điều phối và quản lý toàn bộ quá trình di chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cuối cùng. Tối ưu hóa quá trình vận chuyển: Logistics giúp tìm ra phương án vận chuyển tối ưu nhất để tiết kiệm thời gian và chi phí. Quản lý kho bãi và hàng tồn kho: Logistics còn bao gồm việc quản lý kho bãi, hàng tồn kho để đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng cho quá trình vận chuyển và phân phối. Quản lý thông tin: Logistics còn quản lý thông tin liên quan đến hàng hóa và quá trình vận chuyển, giúp các bên liên quan có thể theo dõi và cập nhật tình hình hàng hóa một cách chính xác và kịp thời. Vai trò của Freight Forwarder: Môi giới vận chuyển: Freight Forwarder hoạt động như một người môi giới giữa người gửi hàng và các công ty vận tải, giúp đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển một cách an toàn và hiệu quả. Tối ưu hóa lô hàng: Freight Forwarder có thể gom nhiều lô hàng nhỏ thành các lô hàng lớn hơn để tối ưu hóa quá trình vận chuyển và giảm chi phí. Đảm bảo tuân thủ quy định: Freight Forwarder giúp đảm bảo rằng quá trình vận chuyển hàng hóa tuân thủ tất cả các quy định và yêu cầu về hải quan, an toàn và các vấn đề khác. Vậy, cả Logistics và Freight Forwarder đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, nhưng mỗi thuật ngữ lại tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quá trình này. Trong khi Logistics tập trung vào việc quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa, thì Freight Forwarder tập trung vào việc môi giới và tối ưu hóa quá trình vận chuyển cụ thể.
Surrendered B/L là gì? Surrendered B/L là vận đơn mà người chuyên chở hoặc đại lý đóng dấu “SURRENDERED – ĐÃ XUẤT TRÌNH” với ý nghĩa là bản gốc đã được nộp lại, đã được thu hồi hoặc không có bản gốc. Điều này cho phép hàng hóa được giải phóng mà không cần xuất trình bản gốc của vận đơn tại cảng đến. Việc sử dụng Surrendered B/L tiết kiệm thời gian và thủ tục, nhưng nó không có các chức năng đầy đủ của vận đơn đường biển và thường được sử dụng khi có mối quan hệ tin cậy giữa shipper và consignee. Telex Release là gì? Telex Release là một thông báo từ hãng tàu hoặc forwarder đến đại lý tại cảng đến để giải phóng hàng cho consignee mà không cần vận đơn gốc. Thông báo này có thể được gửi qua điện thoại, fax hoặc email. Telex Release thường được sử dụng khi vận đơn gốc không kịp đến tay consignee trong khi hàng hóa đã đến cảng. Nó cũng giúp tránh các chi phí phát sinh do chậm trễ và thủ tục rườm rà. Seaway Bill là gì? Seaway Bill là một loại vận đơn không phát hành bản gốc và không yêu cầu consignee xuất trình bản gốc để nhận hàng. Nó thường được sử dụng trong các giao dịch không thương mại hoặc giữa các công ty con trong cùng một tập đoàn. Seaway Bill đáp ứng được tính nhanh gọn và giảm thiểu chi phí trong việc giải phóng hàng cho consignee. Khi tàu đến cảng, consignee có thể nhận hàng mà không cần các thủ tục phức tạp liên quan đến vận đơn gốc hay Telex Release.
Chính Sách và Quy Định Xuất Nhập Hàng Hóa Khi xuất khẩu hàng hóa sang Ai Cập, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của hệ thống ACI Egypt. Từ tháng 10/2021, các nhà nhập khẩu phải khai báo thông tin trên hệ thống này ít nhất 48 giờ trước khi hàng được đưa lên tàu. Việc không xuất trình tài liệu khai báo thông tin hàng hóa trên hệ thống ACI có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và bị phạt nặng. ACI (Advance Cargo Information) là gì? ACI (Advance Cargo Information) là hệ thống thông tin hàng hóa điện tử được áp dụng bởi chính phủ Ai Cập nhằm mục đích tăng cường an ninh và hiệu quả thông quan. Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, kể từ ngày 01/10/2021, hàng hóa phải được khai báo trên hệ thống điện tử ACI ít nhất 48 giờ trước khi vận chuyển từ nước xuất khẩu. Quy trình khai ACI cho hàng xuất khẩu Ai Cập Nhà xuất khẩu (XK) (1) Đăng ký tài khaorn CargoX (2) Gửi thông tin cần thiết cho nhà NK Nhà nhập khẩu (NK) Khai thông tin của lô hàng trên hệ thống Nafeza để lấy mã ACID Cung cấp mã ACID cho nhà XK Nhà xuất khẩu (XK) Cung cấp thông tin về mã ACID cho hãng tàu Truyền chứng từu khai báo ACID qua hệ thống CargoX
Chứng từ cho hàng xuất đi Brazil cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Vận đơn cho những lô hàng xuất khẩu sang Brazil (kể cả MBL và HBL) đều phải là vận đơn gốc. Do vậy, các doanh nghiệp thường sẽ chuyển bộ vận đơn sớm đến cho Consignee, thường là 1 tuần trước khi hàng cập cảng đích. - Nếu lô hàng xuất đi Brazil có sử dụng HBL thì thông tin trên MBL và HBL phải trùng khớp với nhau. Hãng tàu (hoặc Forwarding) phải cập nhật thông tin MBL (hoặc HBL) lên hệ thống hải quan SISCARGA 48 giờ trước khi tàu cập vào cảng đầu tiên thuộc Brazil. Nếu có sự sai khác giữa MBL và HBL, hải quan có thể phạt một khoản tiền lên tới 5.000 đồng Real (khoảng 1.350 USD). Việc chỉnh sửa thông tin trên vận đơn sau deadline cũng sẽ bị phạt, thường dao động từ 30 USD đến 40 USD tùy theo hãng tàu. - Nếu hãng tàu thể hiện số tare (trọng lượng vỏ container) trên MBL thì trong trường hợp có sử dụng HBL, thông tin đó cũng phải được thể hiện trên HBL.
Phí AMS là viết tắt của từ Automated Manifest System được hiểu là hệ thống khai báo tự động được Cục Hải Quan và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ (CBP) triển khai nhằm mục đích tăng cường an ninh và hiệu quả trong việc quản lý hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ. AMS yêu cầu các hãng tàu và đại lý vận chuyển cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng trước khi hàng hóa đến cảng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Phí AMS Là Gì? Phí AMS là khoản phí mà các doanh nghiệp phải trả để nộp tờ khai AMS. Khoản phí này được tính bởi các hãng tàu hoặc đại lý vận chuyển và nhằm bù đắp chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp tờ khai AMS thông qua hệ thống tự động của CBP. Cách Tính Phí AMS? Phí AMS không có mức cố định và có thể thay đổi dựa trên một số yếu tố, bao gồm: Nhà cung cấp dịch vụ: Mỗi hãng tàu hoặc đại lý vận chuyển có thể có biểu phí riêng cho dịch vụ nộp AMS. Loại hàng hóa: Một số loại hàng hóa có thể yêu cầu quy trình kiểm tra an ninh nghiêm ngặt hơn, dẫn đến phí AMS cao hơn. Khối lượng và trọng lượng hàng hóa: Khối lượng và trọng lượng của lô hàng cũng có thể ảnh hưởng đến phí AMS. Thời gian nộp tờ khai: Phí AMS có thể cao hơn nếu tờ khai được nộp muộn hoặc gần sát thời điểm hàng đến do các phí phát sinh liên quan đến xử lý nhanh chóng.
ENS là phí gì? Cách tính phí ENS như thế nào??ENS là từ viết tắt của Entry Summary Declaration đây là một loại phụ phí kê khai sơ bộ hàng hóa nhập khẩu vào các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) để các tiêu chuẩn an ninh cho hàng hóa nhập khẩu trước khi hàng hóa được vận chuyển vào Liên minh Châu Âu (EU).. Quy định này chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2011. Phí ENS do hãng tàu đặt ra và thu booking party – forwarder hoặc shipper, tùy thuộc vào hãng tàu mà mức phí có sự khác nhau, giao động trong khoảng 25-35 USD/BL (bill of lading). Theo đó, chủ hàng sẽ đóng phí ENS cho hãng tàu, hãng tàu sẽ có trách nhiệm phải khai báo ENS cho lô hàng của chủ hàng trên hệ thống thông tin của hải quan EU trong thời hạn. Thời hạn là không được trễ hơn 24 tiếng trước giờ tàu mẹ khởi hành. Sau khi ENS được hãng tàu khai báo thành công trên hệ thống, hải quan tại các cảng EU sẽ tiến hành giám định thông tin cung cấp. Trong thời gia 24 tiếng trước khi tàu mẹ khởi hành, hải quan EU sẽ thông báo kết quả có cho load hay không. Trường hợp ENS quên khai báo hay khai báo trễ thì phía hải quan EU sẽ phạt tiền trên mỗi lô hàng, số tiền phạt có thể lên đến vài ngàn Euro. ENS được thiết kế để tăng cường an ninh và an toàn hàng hóa, đảm bảo rằng tất cả các thông tin về lô hàng đều được kiểm tra trước khi hàng đến lãnh thổ của EU.
Trong thời gian gần đây, ngành vận tải biển đang đối mặt với tình trạng tàu vận chuyển bị delay nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự tắc nghẽn tại các cảng biển lớn, thiếu hụt container, và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Các cảng biển lớn như cảng Los Angeles, cảng Rotterdam, và cảng Thượng Hải đều đang vào mùa cao điểm đều hoạt động quá tải, dẫn đến việc tàu phải chờ đợi lâu để có thể bốc dỡ hàng hóa. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lao động tại các cảng và trên các tàu càng làm trầm trọng thêm vấn đề này. Sự chậm trễ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết xấu, bao gồm bão và gió mạnh, gây ra sự trì hoãn không nhỏ cho lịch trình vận chuyển. Thêm vào đó, các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt hơn do đại dịch, cùng với các biện pháp an ninh mới, đã làm chậm quá trình xử lý hàng hóa. Giá cước vận chuyển tăng cao cũng là một yếu tố ảnh hưởng, khi các hãng tàu phải điều chỉnh lịch trình hoặc giảm số lượng tàu hoạt động để tối ưu hóa chi phí, dẫn đến sự thiếu hụt tàu phục vụ cho các tuyến đường nhất định.
Yêu cầu về nhãn mác chung khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ Thông tin sản phẩm: Cần cung cấp thông tin đầy đủ về tên sản phẩm, mô tả chi tiết và số lượng sản phẩm. Xuất xứ: Ghi rõ nơi sản xuất hoặc quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Ngày sản xuất và hạn sử dụng: Đặc biệt quan trọng đối với thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm và các sản phẩm có hạn sử dụng. Quy định của FDA về xuất xứ Thực phẩm và đồ uống: Thành phần: Liệt kê tất cả các thành phần theo thứ tự giảm dần. Dinh dưỡng: Cung cấp bảng thông tin dinh dưỡng chi tiết. Ngày sản xuất và hạn sử dụng: Phải rõ ràng và dễ đọc. Thông tin liên hệ: Địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Mỹ phẩm: Thành phần: Liệt kê tất cả các thành phần theo thứ tự giảm dần theo khối lượng. Thông tin nhà sản xuất: Địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Dược phẩm: Thành phần hoạt chất: Danh sách các thành phần hoạt chất chính. Liều lượng và hướng dẫn sử dụng: Cung cấp liều lượng và hướng dẫn sử dụng an toàn.
Điều Kiện Nhập Máy Móc Cũ Thời gian sản xuất không quá 10 năm tính đến ngày nhập khẩu. Phải thực hiện kiểm tra, giám định theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ Sơ Giám Định Bao Gồm: Đơn đăng ký, tờ khai nháp Tên máy, số máy, model, nhà sản xuất. Thời gian sản xuất, catalogue của máy. Hình ảnh máy và nhãn cảnh báo an toàn.
Kệ sắt còn được gọi là kệ chứa hàng, là một vật dụng để chứa hàng hóa, dùng để lưu trữ hay trưng bày các sản phẩm hàng hóa trong các nhà kho, nhà xưởng, siêu thị… Kệ sắt có thiết kế thông minh, kiểu dáng đa dạng vừa giúp tiết kiệm không gian vừa tối ưu được chi phí cho cá nhân và cả công ty, doanh nghiệp. Vậy việc nhập khẩu mặt hàng này như thế nào, Mã HS, Chính sách, Quy trình làm thủ tục nhập khẩu kệ sắt ra làm sao. Cùng theo dõi bài viết sau của DNL để cập nhật thêm thông tin nhé! Quy trình thủ tục và chính sách nhập khẩu nhập kệ được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây: Thông tư 38/2015/tt-btc ngày 25/3/2025; Sửa đổi bổ sung 39/2018/tt-btc ngày 20/4/2018; Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Ngày 02/02/2018 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 Ngoài ra cần những lưu ý cần chú ý sau: Nhập kệ đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu Khi nhập khẩu nhập kệ thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt
Quy trình thủ tục và chính sách nhập khẩu màn hình được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây: Thông tư 38/2015/tt-btc ngày 25/3/2025;Sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018; Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Ngày 02/02/2018 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 Ngoài ra cần lưu ý những vấn đề sau: Màn hình hiển thị đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu Khi nhập khẩu màn hình hiển thị thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt
Ngành công nghiệp mỹ phẩm là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Việc nhập khẩu mỹ phẩm từ các quốc gia khác có thể mở ra cơ hội kinh doanh lớn, nhưng cũng đòi hỏi nghiêm ngặt, tuân thủ các thủ tục chặt chẽ. Vậy việc nhập khẩu mặt hàng này như thế nào, Mã HS, Chính sách, Quy trình làm thủ tục nhập mỹ phẩm ra làm sao. Cùng theo dõi bài viết sau của DNL để cập nhật thêm thông tin nhé Chính sách nhập khẩu mỹ phẩm Mỹ phẩm được định nghĩa tại thông tư Thông tư số 06/2011/TT-BYT như sau: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.” Mỹ phẩm không thuộc danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam, do đó, cá nhân, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhập khẩu mỹ phẩm như những hàng hoá thông thường. Ngoài ra khi làm thủ tục nhập khẩu hàng mỹ phẩm còn lưu ý: Mỹ phẩm khi nhập khẩu phải làm công bố mỹ phẩm Khi nhập khẩu hàng mỹ phẩm phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP Xác định đúng mã hs mỹ phẩm tránh bị phạt (mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu thuộc phân nhóm 3304)
Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe ô tô được chia làm 2 loại Loại 1: Phụ tùng không có chính sách đặc biệt khi nhập khẩu: Cần tiến hành nhập khẩu và thực hiện thủ tục thông quan như hàng hóa thông thường. Loại 2: Phụ tùng ô tô thuộc Phụ lục II – Ngoài các giấy tờ thông thường thì phải bổ sung thêm Bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng cho cơ quan Hải quan khi thông quan hàng hóa. Ngoài ra cần những lưu ý cần chú ý sau: Phụ tùng, linh kiện ô tô đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu Đèn pha, kính chiếu hậu, kính an toàn, lốp xe, vành xe,.. phụ tùng cần được kiểm tra chất lượng Khi nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt + Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô,cần phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (thuế VAT); + Mức thuế nhập khẩu sẽ có sự khác nhau giữa từng loại hàng. Trước tiên cần xác định chính xác mã HS của hàng hóa để biết được mức thuế nhập khẩu là bao nhiêu. Còn đối với thuế giá trị gia tăng, hiện đang được áp ở mức 10% cho mặt hàng phụ tùng ô tô khi nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phụ thuộc mã hs của hàng hóa được chọn. Cách tính thuế nhập khẩu mặt hàng phụ tùng, linh kiện ô tô như sau: Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: Thuế nhập khẩu= Trị giá CIF x Tỷ lệ % thuế suất Thuế GTGT nhập khẩu được tính theo công thức: Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x Tỷ lệ % thuế suất GTGT
Mặt hàng đèn năng lượng mặt trời (LED solar light) mới 100% không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện, do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhập khẩu như những hàng hoá thông thường. Đồng thời, đèn năng lượng mặt trời cũng không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường. Mã HS code đèn năng lượng mặt trời tham khảo 94055090. Thuế nhập khẩu ưu đãi 5% Nếu nhập khẩu từ Trung Quốc có form E thuế nhập khẩu 0%. Hàng chịu thuế VAT 10%. Ngoài ra cần những lưu ý cần chú ý sau: - Đèn năng lượng mặt trời đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu. - Khi nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP . - Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
Đồ Gốm Sứ và Thủy Tinh Ví dụ: Chén, đĩa, bình hoa, chai lọ, đèn. Phương pháp đóng gói Bọc riêng từng món: Sử dụng giấy bọt khí (bubble wrap) để bọc riêng từng món hàng. Đệm lót: Sử dụng xốp hoặc giấy vụn để đệm giữa các món hàng. Thùng carton chất lượng cao: Chọn thùng carton chắc chắn và có vách ngăn để tránh va đập.
Độ thông gió trong container (Vent) là mức độ độ lưu thông không khí mới vào trong contianer. Ý nghĩa giúp lưu thông không khí trong container điều hòa cho container có cùng nhiệt độ ở mọi điểm. Loại bỏ các khi có hại tỏa ra từ bản thân hàng hóa, điều hòa độ ẩm trong container, tránh trường hợp ngưng tụ nước trên nhành container và giọt xuống kiến hàng làm ung, thối hàng hóa (hiện tượng đọng nước gọi là đổ mồ hôi trong vỏ container). Ví dụ: Khi đóng hàng quả vào container như chuối, xoài, thanh long. Các quả chín trước sẽ phát ra khí khí Acetylen (C2H2) làm chín đồng loạt tất các các quả còn lại. Hoặc vận chuyển các loại củ như khoai lang, khoai tây, khoai môn. Các củ này có khả năng phát nhiệt rất mạnh làm container nóng lên, nếu không giải quyết kịp thời nhẹ thì làm củ mọc mầm nằng thì đổ mồ hôi vỏ container dẫn tới ung, thối hàng.
HS Code (Harmonized System Code) là một hệ thống mã số chuẩn quốc tế dùng để phân loại các loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Hệ thống này giúp dễ dàng nhận diện và thống kê hàng hóa trong quá trình thương mại quốc tế. Cấu trúc của HS Code? Mã HS Code thường có 6 chữ số và có thể mở rộng đến 8 hoặc 10 chữ số tùy theo quy định của từng quốc gia: 6 chữ số đầu tiên: Được tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu theo quy định của WCO. 2 chữ số tiếp theo: Được mỗi quốc gia thêm vào để mô tả chi tiết hơn về hàng hóa. 2 chữ số cuối: Được thêm vào để mô tả chi tiết hơn nữa về hàng hóa.
Theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 08 tháng 3 năm 2018, “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.” Như vậy, nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ được công nhận xuất xứ hàng hoá nếu thuộc 1 trong 02 trường hợp sau: Là nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá đó. Là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất. Xuất xứ hàng hóa thường gắn liền với quốc tịch (sinh ra/ sản xuất ra ở đâu, đến từ quốc gia nào?).
Khi xin cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu, 1 trong 4 tiêu chí thường được áp dụng nhất: Xuất xứ thuần túy, tỷ lệ phần trăm giá trị, chuyển đổi mã số hàng hóa và tiêu chí sản phẩm Tiêu chí xuất xứ thuần túy hay còn biết đến (Wholly Obtained - WO) Phụ lục các Thông tư FTA Tiêu chí xuất xứ thuần túy nghĩa là WO-Wholly Obtained, được áp dụng khi một sản phẩm hoàn toàn được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của nước xuất khẩu hoặc có nguyên liệu đầu vào xuất xứ thuần túy 100%.Khi xin cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu, 1 trong 4 tiêu chí thường được áp dụng nhất: Xuất xứ thuần túy, tỷ lệ phần trăm giá trị, chuyển đổi mã số hàng hóa và tiêu chí sản phẩm Tiêu chí xuất xứ thuần túy hay còn biết đến (Wholly Obtained - WO) Phụ lục các Thông tư FTA Tiêu chí xuất xứ thuần túy nghĩa là WO-Wholly Obtained, được áp dụng khi một sản phẩm hoàn toàn được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của nước xuất khẩu hoặc có nguyên liệu đầu vào xuất xứ thuần túy 100%.
Cước phí General Cargo Rate (GCR) Cước phí hàng hóa thông thường: là chi phí cơ bản áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa không có yêu cầu đặc biệt về xử lý hoặc điều kiện vận chuyển.Đây là mức cước phí được sử dụng phổ biến nhất trong ngành vận chuyển hàng không, áp dụng các chương trình ưu đãi đặc biệt, trong đó giá cước đối với khối lượng hàng hóa càng tăng lên thì chi phí càng giảm, áp dụng cho các loại hàng hóa thông thường như quần áo, máy móc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, và các sản phẩm công nghiệp khác. Yếu tố ảnh hưởng đến General Cargo Rate (GCR) Trọng lượng và thể tích Actual Weight: Trọng lượng thực tế của hàng hóa Volume Weight: Trọng lương thể tích của hàng hóa, tính theo công thức Trọng lượng thể tích (kg) = Dài (cm) x Rộng (cm) x Cao (cm)/6000 Hãng hàng không sẽ tính phí dựa trên trọng lượng thực tế hoặc trong lượng thể tích, tùy theo giá trị nào lớn hơn.
Hàng nguy hiểm nói một cách đơn giản, hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods – viết tắt là DG) là vật phẩm hoặc các chất có chưa các chất độc hại gây tác hại đến sức khỏe, tính mạng con người, an toàn, tài sản, gây ô nhiễm môi trường mà chúng nằm danh mục hàng hóa nguy hiểm của IATA quy định.
Doanh nghiệp gia công là các doanh nghiệp thực hiện gia công sản phẩm theo hợp đồng với đối tác nước ngoài, bao gồm các hoạt động sản xuất, lắp ráp, chế biến hoặc các công đoạn sản xuất khác. Có 4 loại hình thực hiện hàng gia công ở Việt Nam: Gia công xuôi: Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công cho Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) hoặc các Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. Gia công ngược: DNCX hoặc Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan gia công cho doanh nghiệp Việt Nam. Gia công lại: Hợp đồng gia công đã được ký kết với đối tác trước đó, nhưng không trực tiếp gia công mà đem hợp đồng, sản phẩm đó cho một cơ sở gia công khác để thực hiện gia công một phần hay toàn bộ sản phẩm. Gia công ngoài: Tương tự gia công lại, nhưng nguyên vật liệu thuộc quyền sở hữu của gia công trước đó
10 loại cước vận chuyển hàng không hay thường gặp nhất 1. General Cargo Rate (GCR) Cước phí hàng hóa thông thường: Áp dụng cho những loại hàng hóa thông thường không yêu cầu điều kiện vận chuyển đặc biệt. Đây là loại cước phí phổ biến nhất trong vận chuyển hàng không. 2. Specific Commodity Rate (SCR) Cước phí cho hàng hóa cụ thể: Áp dụng cho các loại hàng hóa có giá trị cao như điện tử, máy móc, thiết bị y tế, v.v. Cước phí này thường thấp hơn GCR để khuyến khích vận chuyển loại hàng hóa đó. Loại cước áp dụng cho những hàng hoá đặc biệt xuất phát từ một địa điểm t cụ thể đến một nơi đến cụ thể 3. Class Rate Cước phí phân loại: Áp dụng cho các nhóm hàng hóa cụ thể, phân loại dựa trên tính chất hoặc ngành hàng như hàng dễ hỏng, hàng hóa nguy hiểm, hàng giá trị cao, v.v. 4. Valuation Charge Cước phí giá trị: Áp dụng cho hàng hóa có giá trị cao, cước phí này tính thêm vào giá trị khai báo của hàng hóa để bảo hiểm cho trường hợp mất mát hoặc hư hỏng. 5. Minimum Charge Cước phí tối thiểu: Áp dụng khi tổng cước phí vận chuyển thấp hơn mức tối thiểu mà hãng vận chuyển quy định. Đây là mức phí thấp nhất mà khách hàng phải trả dù hàng hóa nhẹ hay nhỏ. 6. Volume Weight Charge Cước phí theo trọng lượng thể tích: Khi trọng lượng thể tích của hàng hóa lớn hơn trọng lượng thực tế, cước phí được tính theo trọng lượng thể tích (Volume Weight) để đảm bảo hãng vận chuyển không bị lỗ không gian. 7. Fuel Surcharge Phụ phí nhiên liệu: Áp dụng để bù đắp chi phí nhiên liệu biến động, thường tính theo tỷ lệ phần trăm của cước phí cơ bản. 8. Security Surcharge Phụ phí an ninh: Áp dụng để bù đắp chi phí tăng cường an ninh trong quá trình vận chuyển hàng không, đặc biệt là sau các sự kiện khủng bố. 9. Terminal Handling Charge (THC) Phí xử lý tại cảng: Phí này bao gồm các chi phí phát sinh tại sân bay như bốc dỡ hàng hóa, lưu kho, và quản lý hàng hóa. 10. Dangerous Goods Surcharge Phụ phí hàng nguy hiểm: Áp dụng cho hàng hóa nguy hiểm yêu cầu điều kiện vận chuyển và xử lý đặc biệt theo quy định của IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế). 11. Perishable Goods Surcharge Phụ phí hàng dễ hỏng: Áp dụng cho hàng hóa dễ hỏng như thực phẩm, hoa, dược phẩm, cần điều kiện bảo quản đặc biệt. 12. Live Animal Surcharge Phụ phí động vật sống: Áp dụng cho việc vận chuyển động vật sống, yêu cầu điều kiện và chăm sóc đặc biệt. 13. Oversize Cargo Surcharge Phụ phí hàng quá khổ: Áp dụng cho hàng hóa có kích thước lớn vượt quá quy định tiêu chuẩn của hãng vận chuyển. 14. Customs Clearance Fee Phí thông quan: Chi phí này bao gồm các dịch vụ thông quan tại cảng nhập khẩu hoặc xuất khẩu, bao gồm kiểm tra hải quan và thủ tục giấy tờ.
Cut off hay còn gọi closing time deadline. Đều chỉ thời hạn cuối cùng mà người xuất khẩu hàng hóa phải hoàn thành xong việc thông quan hàng hóa, thanh lí container để cảng bốc xếp hàng hóa lên tàu và một số công việc mà hãng bay hay hãng tàu quy định để lô hàng được xuất khẩu.
Các chỉ tiêu không được sửa trên tờ khai hải quan bao gồm: Số tờ khai Mã loại hình Mã phân loại hàng hóa Mã hiệu phương thức vận chuyển Cơ quan hải quan Ngày khai báo (dự kiến) Mã người nhập khẩu Tê người nhận khẩu Mã đại lý hải quan Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến Như vậy sau khi nhận kết quả phân luồng, trong thời gian cho phép được sửa tờ khai mà doanh nghiệp phát hiện lỗi khai báo thuộc một trong 10 tiêu chí không được sửa tờ khai mà cần làm thủ tục hủy tờ khai theo hướng dẫn TRỪ TRƯỜNG HỢP tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; hoặc tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu
Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống. Cuộc sống là của mỗi người. Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn
Thị trường tiềm năng của Trung Đông Hiện nay nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông như UAE, Saudi Arabia, Qatar đang chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhờ vào nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt phong phú. Điều này đã tạo ra nhu cầu rất lớn về các dịch vụ và sản phẩm công nghiệp, xây dựng, và công nghệ.
Mỹ là một thị trường tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nhờ vào nhu cầu tiêu dùng cao, các hiệp định thương mại thuận lợi và cơ hội hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, để thành công trên thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đối mặt và vượt qua nhiều thách thức, từ cạnh tranh khốc liệt đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và quản lý rủi ro thương mại sẽ là những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội và phát triển bền vững trên thị trường Mỹ.
Hình thức khai hải quan là những cách thức mà người khai hải quan được sử dụng để cung cấp các thông tin, dữ liệu về đối tượng khai hải quan cho cơ quan hải quan theo qui định của pháp luật. Khai hải quan được thực hiện chủ yếu theo ba hình thức: Khai miệng, khai viết, khai điện tử. Tờ khai hải quan tên tiếng anh là Customs Declaration là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Thị trường tiềm năng xuất nhập khẩu của Canada là một trong những điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu, với sức hút không chỉ bởi kích thước đất đai và dân số lớn mà còn bởi sự đa dạng và ổn định của nền kinh tế. Với diện tích rộng lớn và dân số hơn 37 triệu người, Canada tạo ra một thị trường tiêu thụ đáng kể cho các sản phẩm và dịch vụ. Nền kinh tế của Canada phát triển đa dạng, từ ngành công nghiệp dầu khí ở Alberta đến ngành công nghệ thông tin ở các trung tâm công nghệ như Toronto và Vancouver. Sự ổn định chính trị và hệ thống giáo dục và y tế hàng đầu thế giới làm cho Canada trở thành một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Không chỉ là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hàng đầu, Canada cũng là một thị trường nhập khẩu quan trọng. Với việc tham gia vào các thỏa thuận thương mại như CPTPP và CETA, Canada mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho Việt Nam và nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp quốc tế muốn tham gia vào thị trường này. Nhờ vào sự đổi mới và phát triển công nghệ, Canada thu hút một lượng lớn các công ty công nghệ và các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Điều này tạo ra một môi trường kinh doanh sáng tạo và năng động, với nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới.
Thụy Sỹ Thị trường tiềm năng Thụy Sĩ và Việt Nam là 2 quốc gia có tiềm năng để phát triển thị trường xuất nhập khẩu, nhờ vào sự bổ trợ về kinh tế và nhu cầu đa dạng của cả hai bên. Thụy Sĩ, với nền kinh tế phát triển cao, nổi tiếng về các sản phẩm công nghệ cao, dược phẩm, và hàng hóa tiêu dùng chất lượng, có thể là nguồn cung cấp lý tưởng cho Việt Nam. Các sản phẩm như máy móc chính xác, thiết bị y tế, dược phẩm và hóa chất từ Thụy Sĩ có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngược lại, Việt Nam có thể xuất khẩu sang Thụy Sĩ các sản phẩm nông sản như cà phê, hạt điều, hồ tiêu và các sản phẩm thủy sản.
Container lạnh (Refrigerated container/ Reefer container) ký hiệu là RF. Container lạnh được cấu tạo với chất liệu được thiết kế bộ khung thép inox chất lượng, vững chắc, sàn để giúp chịu được số lượng lớn hàng hóa, vách tường, nóc được bọc 3 lớp với lớp ngoài cùng làm bằng nhôm hoặc thép không gỉ, ở lớp giữa là PU giúp cách nhiệt tốt với độ dày 60mm, trong cùng là lớp inox được dập sóng tăng cứng. Cấu trúc Phần vỏ thùng: với chất liệu là thép corten nên có tính bền vững rất cao, có thể sử dụng vận chuyển hàng hóa liên tục khắp nơi trên thế giới vì có thể chịu được va chạm, tác động lực hay tác động của môi trường. Phần máy lạnh: sử dụng các thiết bị máy lạnh chất lượng từ các hãng nổi tiếng: Thermoking, Daikin, Carrier, Mitsubishi,…Trong hệ thống làm lạnh sẽ có thiết bị bay hơi và máy nén. Phạm vi nhiệt độ Với công suất máy lạnh trong container là 7.5Hp được sử dụng nhiều hàng máy lạnh nổi tiếng và chất lượng. Với phương pháp làm lạnh gián tiếp bằng quạt lạnh hiện đại với nhiệt độ -30 độ đến 30 độ phù hợp để chứa nhiều loại hàng hóa tươi sống: rau củ, thịt, hải sản.
Tây Ban Nha và Việt Nam có nhiều tiềm năng trong thị trường xuất nhập khẩu với nhiều cơ hội hợp tác đa dạng và phong phú. Tây Ban Nha, với nền kinh tế phát triển và vị thế là một trong những quốc gia hàng đầu trong Liên minh châu Âu (EU), có thể là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Việt Nam có thể xuất khẩu sang Tây Ban Nha các sản phẩm nông sản chất lượng cao như cà phê, hạt điều, tiêu, và các sản phẩm thủy sản như tôm, cá. Ngoài ra, các mặt hàng dệt may, giày dép và đồ gỗ của Việt Nam cũng được người tiêu dùng Tây Ban Nha ưa chuộng. Ngược lại, Tây Ban Nha có thể xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, bao gồm máy móc, thiết bị điện, và các sản phẩm công nghệ. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản như rượu vang, dầu ôliu, và các loại trái cây từ Tây Ban Nha có thể mở rộng thị trường tiêu thụ tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Sự phát triển của các hiệp định thương mại tự do, như Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm thuế quan, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường và tăng cường hợp tác thương mại giữa hai quốc gia. Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất nhập khẩu mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững cho cả hai bên.
Sự hợp tác phát triển giữa Đức và Việt Nam đã được thiết lập trên nền tảng quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế và môi trường. Trong lĩnh vực kinh tế, Đức là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Năm 2023, tổng kim ngạch thương mại giữa Đức và Việt Nam đạt xấp xỉ 12,6 tỷ USD. Điều này đánh dấu mức tăng khoảng 12,1% so với năm trước. Tính đến đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Đức và Việt Nam đã có dấu hiệu tiếp tục tăng trưởng. Trong bốn tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch ngoại thương hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD. Các công ty Đức đã đầu tư mạnh mẽ vào các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, chế biến, hóa chất và công nghệ cao tại Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và giá trị kinh tế. Ngoài ra Đức còn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại EU, được hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại liền mạch hơn và giảm thuế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Đức. Về giáo dục và đào tạo, Đức còn hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển hệ thống đào tạo nghề dựa trên mô hình giáo dục kép, đồng thời cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam du học tại Đức. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo và y học. Đức cũng tài trợ cho nhiều dự án y tế tại Việt Nam, đặc biệt là trong phòng chống bệnh truyền nhiễm và nâng cao năng lực y tế cộng đồng. Về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Đức hỗ trợ Việt Nam trong các dự án xử lý rác thải, cải thiện chất lượng nước và phát triển năng lượng tái tạo, giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Sự hợp tác giữa 2 nước đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia giúp tăng cơ hội phát triển, sự gắn kết giữa 2 nước làm động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Thị trường Pháp là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai của Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 3,6 tỷ USD, với sự phát triển tích cục trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội mở rộng đầy tiềm năng cho xuất nhập khẩu Việt Nam Về Xuất khẩu nông sản và thực phẩm: Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất nông sản và thực phẩm đa dạng. Pháp là một thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm này. Hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản và thực phẩm giữa hai quốc gia giúp tăng cường xuất khẩu các sản phẩm như cà phê, hải sản, trái cây và rau củ từ Việt Nam vào thị trường Pháp. Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp: Việt Nam có một ngành công nghiệp sản xuất phát triển nhanh chóng, với các sản phẩm như quần áo, giày dép, đồ gia dụng và đồ điện tử. Pháp là một thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm này. Hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm công nghiệp giữa hai quốc gia có thể tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp của cả hai bên. Hợp tác công nghệ và đầu tư: Pháp có một ngành công nghệ và đầu tư phát triển, với nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, với chi phí lao động thấp và nguồn nhân lực trẻ. Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và đầu tư giữa Pháp và Việt Nam có thể mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên.
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản. Dù là thị trường khó tính, yêu cầu cao, nhưng nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), con đường đưa hàng Việt Nam vào EU đã thuận lợi hơn trước. Những thuận lợi về các Hiệp định Thương mại tự do với các đối tác khu vực châu Âu (EVFTA, VN-EAEU FTA, UKVFTA,...) tiếp tục có tác động tích cực đối với thương mại, đầu tư và đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam. Nhờ EVFTA, Việt Nam đã vươn lên thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong ASEAN và đứng thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU. Đồng thời, EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam. Cùng với xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững: Nhiều sản phẩm nông sản, thủy sản và đồ gỗ của Việt Nam đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay tại châu Âu. Dệt may và giày dép: Châu Âu là một trong những thị trường tiêu thụ dệt may và giày dép lớn nhất thế giới. Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm này sang các nước châu Âu như Đức, Pháp, và Ý. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã giúp giảm thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các sản phẩm này.
Certificate of Origin (C/O) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp để xác nhận hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ. C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. C/O cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào
Việt Nam và Nga là hai quốc gia có tiềm năng lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, và sự hợp tác giữa họ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả hai bên. Việt Nam có thể tận dụng nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú của Nga, như dầu khí, khí đốt, và các loại khoáng sản, để đáp ứng nhu cầu năng lượng và nguyên liệu sản xuất. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản và hàng hóa gia công sang thị trường Nga, mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng cường doanh số bán hàng. Sự hợp tác giữa hai quốc gia cũng mang lại cơ hội cho việc chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm sản xuất. Việt Nam có thể học hỏi từ các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo của Nga, đồng thời hợp tác trong việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như công nghệ thông tin, y tế, và khoa học kỹ thuật. Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết văn hóa và truyền thống giữa hai quốc gia, đồng thời nâng cao trình độ học vị và kỹ năng cho nguồn nhân lực. Tầm quan trọng của việc hợp tác phát triển xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga không chỉ là việc mở rộng thị trường và tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia mà còn là một phần quan trọng của việc xây dựng một môi trường hợp tác toàn diện và bền vững trong khu vực và toàn cầu.
Việt Nam và thị trường tiềm năng Australia, mỗi nước đều có những tiềm năng và lợi ích riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việt Nam nổi tiếng với nguồn lao động dồi dào và chi phí lao động thấp, trong khi thị trường Úc sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và công nghệ tiên tiến. Sự hợp tác giữa hai quốc gia này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đem lại cơ hội phát triển và tiến bộ cho cả hai bên. Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, và công nghệ từ Úc để nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể tận dụng thị trường tiêu thụ lớn của Úc để xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, và hàng hóa công nghiệp chất lượng cao. Ngoài ra, sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng lực lao động và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả hai quốc gia. Các chương trình trao đổi sinh viên và học giả giữa các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam và Úc có thể thúc đẩy sự hợp tác trong nghiên cứu và phát triển công nghệ, đồng thời mở ra cơ hội học tập và trải nghiệm văn hóa mới cho các sinh viên. Tầm quan trọng của việc hợp tác phát triển xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc không chỉ là việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương bền vững và phát triển.
"Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế" Trong đó, hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Khu vực hoạt động của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau: - Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. - Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng: + Hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào; + Bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Việc đánh dấu ký hiệu lên thùng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng và vận chuyển giao hàng hóa các biểu tượng, số liệu hoặc mã vạch được in hoặc dán trên bề mặt thùng carton, nhằm cung cấp thông tin quan trọng về hàng hóa bên trong cũng như hướng dẫn về cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm. Chúng có thể bao gồm thông tin về trọng lượng tối đa, hướng dẫn giữ thùng carton trong tư thế đứng, cảnh báo về nội dung dễ vỡ bên trong, và nhiều thông tin khác như nguồn gốc, trọng lượng, số lô hàng, kích thước, địa điểm đến,….
Việt Nam và Đài Loan đều là hai thị trường tiềm năng, hai nền kinh tế phát triển trong khu vực Đông Á, và sự hợp tác giữa hai quốc gia này trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội cho cả hai bên. Hãy theo dõi bài viết sau của DNL để biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn nhé! - Việt Nam có thể tận dụng nguồn nguyên liệu, công nghệ và kinh nghiệm sản xuất từ Đài Loan để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể trở thành một thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm công nghiệp, máy móc và thiết bị điện tử từ Đài Loan. - Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ kiến thức, kỹ năng và công nghệ giữa hai quốc gia. Các chương trình trao đổi sinh viên và học giả có thể tạo ra một môi trường học tập và nghiên cứu chất lượng cao, đồng thời tăng cường hiểu biết văn hóa và hợp tác giữa các cộng đồng học thuật. - Tầm quan trọng của việc hợp tác phát triển xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đài Loan không chỉ là việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia mà còn là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và hài hòa trong khu vực Đông Á. Qua đó, hai quốc gia có thể cùng nhau tạo ra những giá trị mới, đồng thời đóng góp vào sự ổn định và phát triển chung của khu vực.
Hợp tác phát triển xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Dubai mang lại tầm quan trọng chiến lược và kinh tế lớn đối với cả hai quốc gia. Dubai, với vai trò là trung tâm tài chính và thương mại hàng đầu khu vực Trung Đông, cung cấp một cầu nối quan trọng cho Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu. Việc xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như nông sản, thủy sản, dệt may, và hàng điện tử sang Dubai giúp doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường quốc tế. - Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Dubai các sản phẩm như dầu mỏ, hóa chất, và thiết bị công nghệ cao, phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước. Sự hợp tác này giúp đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. - Hơn nữa, quan hệ thương mại với Dubai còn mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực logistics, tài chính và đầu tư. Dubai là một cửa ngõ quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu, và hợp tác với Dubai giúp Việt Nam tăng cường khả năng kết nối với các thị trường lớn ở châu Âu, châu Phi và các khu vực khác ở Trung Đông. Điều này không chỉ tăng cường vị thế thương mại của Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng kinh tế khu vực.
Trên một ngọn núi xa xôi ở Châu Á, có một ngôi làng nhỏ nằm sâu trong rừng rậm. Trong làng, có một cậu bé tên là Tinh. Tinh là một đứa trẻ mồ côi, nhưng anh ta rất thông minh và có trái tim lương thiện. Một ngày nọ, một loài quạ độc ác đã đến làng và bắt đầu gieo rắc hỗn loạn và sợ hãi. Quạ này thường xuyên đánh cắp thức ăn của người dân và tấn công các vườn cây trái của làng. Mọi người trong làng đều rất lo lắng và không biết phải làm sao để đối phó với con quạ hung ác này. Tinh, với tấm lòng nhân ái và trí thông minh, quyết định giải quyết vấn đề này. Tinh đã nghĩ ra một kế hoạch. Anh ấy bắt đầu thu thập những hạt gạo từ nhà của mỗi gia đình trong làng và chế biến chúng thành những viên gạo nhỏ. Sau đó, anh ấy dùng dây thừng để treo những viên gạo này từ những cây cao trong rừng xung quanh làng. Khi con quạ đến, nó thấy những viên gạo và nghĩ rằng chúng là những quả trứng ngon. Nó liền bay đến và nhảy vào cây để ăn những viên gạo giả. Tuy nhiên, khi nó cố gắng gặm nhổ viên gạo, dây thừng bắt đầu giãn ra và nó bị mắc kẹt giữa các cành cây. Người dân trong làng đều rất vui mừng khi nhìn thấy kế hoạch của Tinh thành công. Từ đó, họ đã học được rằng, thậm chí trước những vấn đề lớn lao nhất, sự sáng tạo và lòng tử tế có thể là chìa khóa để vượt qua mọi thách thức.
Thị trường lớn: Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ dân, tạo ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu từ Việt Nam. Các hiệp định thương mại: Các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như Hiệp định Thương mại Tổng hợp và Tiến bộ của Đông Á (RCEP) đã mở rộng cơ hội xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc Hợp tác phát triển xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế và chính trị của cả hai quốc gia. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Việc hợp tác này mang lại nhiều lợi ích thiết thực như tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, và nâng cao năng lực sản xuất. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm nông sản, thủy sản, dệt may, và điện tử, đồng thời nhập khẩu từ Trung Quốc các nguyên liệu công nghiệp, máy móc, và thiết bị công nghệ cao, giúp thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm nội địa. Hơn nữa, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ dừng lại ở mức kinh tế mà còn tạo ra động lực thúc đẩy quan hệ ngoại giao và hợp tác khu vực. Sự hợp tác này giúp Việt Nam tận dụng lợi thế địa lý gần gũi với một thị trường khổng lồ, đồng thời tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc duy trì và phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc còn góp phần đảm bảo sự ổn định và an ninh kinh tế trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của cả hai nước.
Thị trường tiềm năng giữa Ấn Độ và Việt Nam trong năm 2024 rất đa dạng và có nhiều lĩnh vực hợp tác đáng chú ý. Cả hai quốc gia đều là những nền kinh tế đang phát triển nhanh và có nhiều tiềm năng để mở rộng hợp tác kinh tế và thương mại. Hợp tác phát triển xuất nhập khẩu với Ấn Độ đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và chiến lược. Ấn Độ là một trong những nền kinh tế lớn và phát triển nhanh nhất thế giới, với dân số đông và nhu cầu tiêu dùng lớn. Điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như nông sản, thủy sản, dệt may và hàng tiêu dùng. Việc tiếp cận thị trường Ấn Độ giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tăng trưởng về doanh thu mà còn đa dạng hóa thị trường, giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một vài thị trường nhất định. Bên cạnh đó, nhập khẩu từ Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm công nghệ cao, dược phẩm, nguyên liệu dệt may và hóa chất với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất sản xuất trong nước mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, từ đó tạo ra nhiều việc làm và nâng cao trình độ công nghệ cho Việt Nam - Hợp tác thương mại song phương còn mang lại lợi ích chiến lược, khi hai nước cùng tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa và chính trị. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển bền vững của cả hai quốc gia trong khu vực châu Á. Việc thúc đẩy xuất nhập khẩu với Ấn Độ là một bước đi chiến lược, giúp Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế và khai thác tối đa các tiềm năng phát triển kinh tế.
FOB thực chất là tên của một điều khoản giao hàng trong Incoterms. Tên đầy đủ của điều khoản này là Free On Board, nội dung điều khoản quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp. - Nếu như hàng hoá chưa được xếp lên tàu thì người bán vẫn chịu trách nhiệm về lô hàng. Còn trách nhiệm của người bán sẽ chuyển giao hoàn toàn cho người mua sau khi hàng đã được chuyển hết lên tàu.
Thị trường xuất nhập khẩu giữa Campuchia và Việt Nam trong năm 2024 dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, dựa trên các xu hướng và các yếu tố kinh tế, chính trị, và xã hội hiện tại. Dưới đây là một số yếu tố chính định hình thị trường xuất nhập khẩu giữa hai nước: Sản phẩm tiêu dùng và dược phẩm: Điện tử, quần áo, giày dép, và dược phẩm: Các mặt hàng tiêu dùng này được xuất khẩu từ Việt Nam sang Campuchia để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại Campuchia. Nông sản và thực phẩm chế biến: Trái cây, rau quả, thực phẩm chế biến: Việt Nam xuất khẩu các loại nông sản và thực phẩm chế biến sang Campuchia. Máy móc và thiết bị: Máy móc nông nghiệp, thiết bị công nghiệp, và dụng cụ xây dựng: Các loại máy móc và thiết bị này được xuất khẩu sang Campuchia để hỗ trợ quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và nông nghiệp.
Surrendered Bill sử dụng trong trường hợp nào Nói đến bill of lading người ta sẽ nghĩ ngay đến vận đơn - là một loại chứng từ vận tải, có chức năng quan trọng trong giao nhận hàng hóa. Trong nhiều trường hợp Bill gốc đóng vai trò như chứng từ sở hữu hàng hóa. Tuy vậy trong giao nhận quốc tế, việc vận chuyển Bill gốc gặp nhiều rủi ro hoặc phức tạp về thủ tục nên ngoài Bill gốc, người ta sử dụng Surrendered bill of lading. Vậy Surrendered bill of lading là gì? Tại sao loại bill này được sử dụng? Lợi ích của nó như thế nào và cách hoạt động và quy trình làm chúng ra sao? Cùng DNL tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Nền thị trường của châu Á đối với Việt Nam đang có sự biến động và phát triển đáng chú ý trong 4 tháng đầu năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 238.88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15%, nhập khẩu tăng 15,4%. Với vị thế địa lý độc đáo, Việt Nam là một trong những điểm nóng của khu vực châu Á với nền kinh tế đang trỗi dậy và tiềm năng phát triển lớn. - Châu Á, dân số đông đúc: Châu Á có dân số hơn 4,6 tỷ người, chiếm khoảng 60% dân số toàn cầu. Điều này tạo ra một thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn cho mọi loại sản phẩm và dịch vụ. - Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng: Nhiều quốc gia trong khu vực châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, và các nền kinh tế Đông Nam Á, đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Sự gia tăng thu nhập và mức sống cao đang thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và mua sắm. - Với sự đa dạng về văn hóa, địa lý và kinh tế, cung cấp cho Việt Nam một môi trường thị trường đa dạng và phong phú. Trong khuôn khổ của các hiệp định thương mại tự do và các liên kết kinh tế khu vực, Việt Nam đã và đang tận dụng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực châu Á để mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu. - Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và sự tăng cường về đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp từ châu Á. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc không chỉ là đối tác thương mại quan trọng mà còn là nguồn cung cấp vốn đầu tư và công nghệ cho Việt Nam. - Ngoài ra, sự phát triển của các thị trường tiêu thụ mới như Indonesia, Philippines và Malaysia cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác hợp tác. - Tuy nhiên, để tận dụng được tiềm năng của thị trường châu Á, Việt Nam cần phải chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện hạ tầng logistics và giao thông, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế và tuân thủ các quy định thương mại quốc tế. Như hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do (AFTA),..
Khi tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu, việc hiểu và sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành là rất quan trọng. Dưới đây là một số thuật ngữ trong lĩnh vực xuất khẩu mà bạn nên nhớ: - FOB (Free On Board): Giá hàng hóa bao gồm cả chi phí vận chuyển đến cảng xuất hàng và việc chuyển hàng lên tàu. - CIF (Cost, Insurance, Freight): Giá hàng hóa bao gồm cả chi phí hàng hóa, bảo hiểm và vận chuyển đến cảng đích. - Bill of Lading (B/L) - Incoterms (International Commercial Terms) - Customs Clearance - Tariff - Export License - Certificate of Origin (COO) - Letter of Credit (L/C) - Export Packing List
Tiềm năng thị trường Hợp tác phát triển xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Myanmar mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả hai quốc gia. Myanmar, với vị trí địa lý chiến lược và tài nguyên phong phú, là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như hàng tiêu dùng, nông sản, và vật liệu xây dựng. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Myanmar giúp các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, giảm thiểu rủi ro và tăng trưởng doanh thu bền vững. Ngược lại, Việt Nam cũng hưởng lợi từ việc nhập khẩu các sản phẩm chủ lực của Myanmar như gạo, đậu, và các loại khoáng sản. Sự hợp tác này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam mà còn góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước. Hơn nữa, quan hệ thương mại phát triển thúc đẩy quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Myanmar, tạo cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Sự hợp tác này còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp hai nước tiếp cận các thị trường lớn hơn, nhờ vào việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do và các cơ chế hợp tác khu vực như ASEAN
Văn hóa con người Trung Quốc được đặc trưng bởi sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống lâu đời và hiện đại. Gia đình và tôn sư trọng đạo là hai giá trị cốt lõi trong xã hội Trung Quốc. Mối quan hệ gia đình rất quan trọng, và người Trung Quốc thường sống chung nhiều thế hệ trong một nhà, duy trì sự kết nối và chăm sóc lẫn nhau. Tôn sư trọng đạo thể hiện qua sự kính trọng đối với người lớn tuổi và giáo viên, phản ánh tầm quan trọng của giáo dục và đạo đức trong đời sống hàng ngày. Phong tục và lễ nghĩa cũng rất được coi trọng, từ cách chào hỏi, tặng quà cho đến cách thức tổ chức các dịp lễ hội như Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Ngoài ra, tín ngưỡng và phong thủy đóng vai trò quan trọng trong quyết định của người Trung Quốc, từ việc xây dựng nhà cửa đến việc lựa chọn ngày lành tháng tốt cho các sự kiện quan trọng. Văn hóa doanh nghiệp
Ở một ngôi làng nhỏ ven biển, có hai thương gia tên là Alex và Sophia. Alex sống ở một nơi nông thôn, nơi mà sản phẩm chủ yếu là rau củ và trái cây. Sophia, ngược lại, sống ở một thành phố lớn, nơi có nhu cầu lớn về sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng. Alex và Sophia đã từng là bạn thân từ thuở nhỏ. Mặc dù sống ở hai môi trường khác nhau, họ vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết qua thư từ và cuộc gặp gỡ hằng năm. Một ngày, Sophia nhận ra rằng cô ấy có thể mua được những loại rau củ và trái cây chất lượng từ ngôi làng của Alex với giá rẻ hơn so với việc mua từ các nhà sản xuất khác. Sophia liền gửi thư cho Alex, đề xuất một mô hình kinh doanh mới: Sophia sẽ mua rau củ và trái cây từ ngôi làng của Alex với một giá cả hợp lý, và sau đó bán chúng ở thị trường đô thị để kiếm lợi nhuận. Alex, với lòng tin tưởng vào bạn bè của mình và mong muốn phát triển kinh tế cho ngôi làng, đã đồng ý với đề xuất này. Hợp tác giữa Alex và Sophia đã phát triển mạnh mẽ, và với sự kỹ thuật và sự hiệu quả của Sophia trong việc tiếp thị và bán hàng, cùng với chất lượng tốt của sản phẩm từ ngôi làng của Alex, doanh nghiệp của họ đã nhanh chóng phát triển. Không chỉ có lợi cho họ cá nhân, mà mô hình kinh doanh mới này còn mang lại lợi ích lớn cho cả cộng đồng. Ngôi làng của Alex được nâng cao đời sống kinh tế và cơ hội việc làm cho người dân, trong khi thành phố của Sophia nhận được những sản phẩm tươi ngon và chất lượng cao.
- Thị trường Indonesia đang mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho doanh nghiệp Việt Nam, nhờ vào mối quan hệ kinh tế và thương mại ngày càng phát triển giữa hai nước. Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong khu vực ASEAN và là một thị trường nhập khẩu tiềm năng quan trọng. - Ví dụ cụ thể trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đã tăng trưởng mạnh mẽ. Các mặt hàng chủ lực bao gồm thủy sản, cà phê, sản phẩm hóa chất, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Đặc biệt, các sản phẩm từ sắt thép và sữa cũng đang dần chiếm lĩnh thị trường này. - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 667 triệu USD vào năm 2023, tăng 27% so với năm trước đó. Chính quyền TP.HCM đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút thêm các nhà đầu tư Indonesia sang Việt Nam ta. - Ngoài ra, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản cũng rất tiềm năng. Việt Nam là một trong những nhà cung cấp gạo hàng đầu cho Indonesia, và hai bên đang nỗ lực thúc đẩy trao đổi về các sản phẩm như tôm hùm, cá ngừ, và rong biển. - Tổng kết lại, thị trường Indonesia đối với Việt Nam không chỉ là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà còn là một nền tảng vững chắc để thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia trong công động ASEAN.
Telex Release là thuật ngữ quen thuộc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Việc hiểu rõ và áp dụng Telex Release đúng cách sẽ giúp quá trình giao nhận hàng hóa quốc tế trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Cùng DNL tìm hiểu cụ thể khái niệm “Telex Release Bill of Lading là gì?” cũng như phân tích ưu – nhược điểm của phương thức giao hàng sử dụng Telex Release.
Malaysia là một quốc gia có tiềm năng lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhờ vào vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng phát triển và nền kinh tế đa dạng. Với vị trí nằm ở trung tâm của Đông Nam Á và gần các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, Malaysia là một điểm nối quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. - Malaysia xuất khẩu nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, bao gồm dầu khí, điện tử, thiết bị điện, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, thực phẩm và nông sản. Các sản phẩm xuất khẩu của Malaysia được biết đến với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Ngược lại, Malaysia nhập khẩu các nguyên liệu thô, máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giúp nâng cao năng lực sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm đa dạng và chất lượng. - Sự thúc đẩy của các hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với các cơ chế khuyến khích đầu tư và phát triển hạ tầng vận tải, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Malaysia. Đồng thời, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của thị trường xuất nhập khẩu của Malaysia. - Với sự đa dạng hóa và tiềm năng phát triển trong nhiều lĩnh vực, thị trường xuất nhập khẩu của Malaysia tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho cả quốc gia và đối tác thương mại.
Các cửa khẩu Việt Nam và Trung Quốc không chỉ là cửa ngõ du lịch, lịch sử mà còn đóng một vai trò quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu của hai quốc gia. Đây cũng là cầu nối văn hóa và ngoại giao quan trọng, sự hợp tác qua các cửa khẩu này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp vào sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Thái Lan có tiềm năng lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhờ vào vị trí chiến lược tại trung tâm Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng hiện đại và các chính sách thương mại thuận lợi. Là một trong những nền kinh tế lớn nhất khu vực, Thái Lan xuất khẩu nhiều sản phẩm chủ lực như ô tô, linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị điện, và nông sản như gạo, cao su, và thủy sản. Sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan nổi tiếng với chất lượng cao, đặc biệt là gạo thơm và hoa quả nhiệt đới, chiếm thị phần lớn trên thị trường quốc tế. - Ngược lại, Thái Lan nhập khẩu các nguyên liệu thô, nhiên liệu, và hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp và khu chế xuất cùng với các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã giúp Thái Lan trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng. - Thêm vào đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Thái Lan tham gia, bao gồm ASEAN, RCEP, và các FTA song phương khác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm thuế quan và rào cản thương mại, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa Thái Lan trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế này, Thái Lan có tiềm năng tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có một số thuật ngữ quan trong mà bạn cần phải hiểu và nhớ để hiểu rõ hơn về quy trình và hoạt động trong ngành này. Dưới đây là một sô thuật ngữ cơ bản mà bạn nên biết: Xuất khẩu (Export) Nhập khẩu (Import Hải quan (Customs) Thuế quan (Customs duty) Hóa đơn xuất khẩu (Commercial Invoice)
Thị trường tiềm năng của Singapore - Thị trường xuất nhập khẩu của Singapore đối với Việt Nam có tiềm năng lớn và đa dạng, nhờ vào mối quan hệ thương mại chặt chẽ và sự hợp tác kinh tế sâu rộng giữa hai quốc gia. Singapore là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, với nhiều lĩnh vực hợp tác như công nghệ, tài chính, logistics, và hàng tiêu dùng. Đặc biệt, Singapore có cơ sở hạ tầng phát triển và hệ thống cảng biển hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Sau 29 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, ASEAN luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và khu vực thị trường ASEAN không ngừng phát triển trong các năm qua và đạt được các thành tựu đáng kể. Đến thời điểm hiện nay, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của doanh nghiệp Việt Nam, sau Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu.
Tại một công ty xuất nhập khẩu nhỏ, có một giám đốc tên là Minh rất tự hào về những hợp đồng lớn mà công ty anh đã ký được. Một ngày nọ, anh Minh nhận được cuộc gọi từ một doanh nghiệp Trung Quốc muốn nhập khẩu tỏi Việt Nam. Anh rất vui mừng và nhanh chóng sắp xếp một cuộc gặp mặt để bàn bạc chi tiết.
Incoterms 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 và có một số thay đổi so với Incoterms 2010. Ngoài một số thay đổi chính liên quan đến các điều kiện thương mại quốc tế, Incoterms 2020 sẽ đơn giản hóa các quy tắc, loại bỏ những từ ngữ và các cụm từ khó hiểu để những người với tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính có thể dễ dàng hiểu đúng các điều kiện Incoterms. Bài viết sau DNL sẽ tóm tắt những thay đổi mới ở Incoterms 2020.
EXW là từ viết tắt của cụm từ Ex Works, nó có nghĩa là mua hàng, giao hàng tại xưởng, giá xuất xưởng. Sau EXW bắt buộc phải có địa chỉ xưởng để giao hàng Trong đó thì người bán sẽ tiến hành bàn giao hàng tại nhà máy và kho xưởng của mình….và người mua sẽ phải chịu trách nhiệm với toàn bộ các công việc còn lại như: xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và book tàu….Khi đó bạn sẽ thấy EXW đi kèm cùng địa chỉ giao hàng của người bán.
Thông thường để xuất nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam có 2 cách - Chính ngạch - Không chính ngạch 1. Chính ngạch là gì? Chính ngạch thường được sử dụng trong lĩnh vực hải quan và thương mại để chỉ các hoạt động, hàng hóa, dịch vụ hoặc doanh nghiệp được hoạt động hoặc thực hiện chính thức, hợp pháp và tuân thủ các quy định, quy chế của nhà nước. Chính ngạch có hai loại: + Công ty trực tiếp nhập hàng về (Công ty đứng tên để nhập hàng hóa trên tờ khai) + Công ty nhờ ủy thác bằng một công ty nhập khẩu khác (Nhờ công ty khác đứng tên nhập khẩu ủy thác trên tờ khai)
Forwarder hay chính xác hơn là Freight Forwarder, là thuật ngữ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Forwarder dùng để chỉ những đơn vị, công ty hay những người đứng ra cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nội địa và quốc tế. Có thể nói, Forwarder đóng vai trò là đơn vị trung gian tiếp nhận hàng hóa của chủ hàng, hoặc gom hàng từ nhiều nguồn hàng nhỏ, rồi sắp xếp chúng thành một lô hàng lớn. Sau đó, dựa vào điểm đích hàng hóa của lô hàng cần đến, họ sẽ thuê đơn vị vận tải (hãng tàu, hãng hàng không, v.v.) phù hợp.
Quy định về việc nhập khẩu xe đầu kéo bằng đường biển thường được quy định bởi các cơ quan quản lý thương mại và giao thông của mỗi quốc gia. Thông thường, quy định này bao gồm các yêu cầu về an toàn, tiêu chuẩn khí thải, và các thủ tục hải quan liên quan đến việc nhập khẩu. Khi khách hàng đã hoàn tất việc đặt hàng và hợp đồng, việc vận chuyển xe đầu kéo về Việt Nam cần một bộ hồ sơ để làm thủ tục hải quan
1. Phân luồng hải quan là gì? Phân luồng hải quan (Customs Clearance) là quá trình phân chia tự động mức độ, rủi ro của hàng hóa theo thông tin tờ khai hải quan được truyền lên phần mềm khai báo hải quan của chủ hàng. 2. Các luồng hải quan được áp dụng hiện nay Hiện nay, Hải quan Việt Nam sẽ phân loại hàng hóa dưới hình thức 3 luồng. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro:
Khi xuất khẩu nông sản, công ty cần thực hiện quy trình, thủ tục xuất khẩu nông sản theo các bước sau: Bước 1: Kiểm tra nông sản có phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu Bước 2: Thủ tục nhập khẩu nông sản và kiểm dịch Bước 3: Hồ sơ giấy tờ cần thiết khi xuất khẩu nông sản Bước 4: Chuẩn bị giao hàng Bước 5: Khai báo hải quan Bước 6: Thủ tục thông quan
Khái niệm DEM , DET và Storage là gì? DET (Detention): phí lưu container tại kho riêng DEM (Demurrrage): phí lưu contaner tại bãi của cảng STORAGE : Phí lưu bãi của cảng
FCL được viết tắt từ Full Container Load có nghĩa là vận chuyển hàng nguyên container, trong đó người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.
LCL là từ viết tắt của Less than Container Load: Đây là một thuật ngữ trong lĩnh vực Logistics (vận chuyển hàng hóa) trong ngành xuất nhập khẩu để chỉ các lô hàng không đủ lượng để load đầy một container mà cần phải ghép nhiều lô hàng lại với nhau. LCL đề cập đến việc vận chuyển những lô hàng nhỏ hơn container thông thường.
Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ (Agent) cấp phát cho người gửi hàng (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển.
Chứng từ hải quan là những hồ sơ và văn bản dùng để làm thủ tục hải quan. Theo quy định hiện nay tất cả chứng từ là do doanh nghiệp/ chủ hàng xuất trình điện tử/copy sao y (trừ những loại giấy phép đặc biệt yêu cầu bản gốc chính) để cán bộ hải quan xem xét đánh giá và thực hiện các thao tác để thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.
XUẤT KHẨU TĂNG TRƯỞNG MẠNH: TẠO ĐÀ BỨT PHÁ CẢ NĂM Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong quý I/2024 đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, thách thức vẫn tiềm ẩn, đòi hỏi cần bám sát diễn biến thị trường và có giải pháp linh hoạt…
Rượu vang là nhóm sản phẩm tiêu thụ đặc biệt nên khi làm thủ tục nhập khẩu rượu vang doanh nghiệp cần làm rất nhiều giấy phép con chuyên ngành như: chứng từ nhập khẩu rượu vang hợp pháp, dán tem rượu vang nhập khẩu, Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu, đăng ký bản công bố hợp quy….
Gross weight thường được viết tắt là GW, dịch ra từ tiếng Anh là trọng lượng thực tế, là tổng trọng lượng của hàng hóa (bao gồm khối lượng hàng và bao bì đóng gói). Đây được xem là một thuật ngữ chuyên dụng trong đóng gói bao bì cho sản phẩm hay vận chuyển hàng hóa.
Khai báo, làm thủ tục hải quan và thủ tục xuất nhập khẩu là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Việc khai báo hải quan sai sẽ gây tổn thất chi phí và ảnh hưởng tiến độ công việc của doanh nghiệp.
Báo cáo quyết toán hải quan là bảng báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu do đơn vị hải quan quản lý, đây là báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất.
Sau đại dịch Covid, ngày càng nhiều thực khách quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Số lượng các nhà hàng/ café đi theo xu hướng “lành mạnh” ngày càng tăng, tiêu biểu như các thương hiệu ăn chay, salad, eat clean, organic,… ngày càng tăng mạnh, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tuy vậy xu hướng này không phải mới, vốn đã tồn tại trong khoảng 10 năm trở lại đây, chỉ có sau 2 năm đại dịch, phong trào này đang vươn lên mạnh mẽ. Với thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, các lựa chọn truyền thống như lẩu, nướng, fastfood, cơm, phở… vẫn sẽ là lựa chọn phổ biến, nhưng tỷ lệ số lần chọn cửa hàng tốt cho sức khỏe đang dần một cao hơn
Tính đến hết năm 2022, Việt Nam có khoảng 338,600 nhà hàng/cafe. Số lượng nhà hàng dịch vụ F&B tại Việt Nam có xu hướng tăng dần đều với ốc độ tăng trưởng hằng năm CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) giai đoạn 2016 – 2022 là khoảng 2%. Theo báo cáo của Euromonitor 2022, Việt Nam có 294,204 nhà hàng dịch vụ bán đồ ăn, thức uống trong năm 2016, và ước tính tăng lên 338,604 nhà hàng vào năm 2022.
Sau đại dịch COVID-19, rất nhiều thói quen sinh hoạt cũng như hành vi tiêu dùng của người dân bị ảnh hưởng, từ trực tiếp đến cửa hàng chuyển qua mua bán online, người tiêu dùng quan tâm sức khỏe nhiều hơn, cũng như sẽ kén chọn hơn về lựa chọn hàng quán, để phù hợp với “gu”.
Cổ nhân có câu: "Cuộc đời bạc đãi tôi ngàn lần, tôi vẫn coi cuộc đời như mối tình đầu". Câu nói này chia sẻ về cảm nhận đúc kết được, đồng thời nói giảm, nói tránh về những gian khổ mà họ đã trải qua.
Trên thị có rất nhiều loại trái cây sấy khô nhập khẩu. Một ví dụ về sự đa dạng sản phẩm là Nho sấy Mỹ - Úc, táo đỏ Hàn Quốc, mơ sấy, sung sấy Thổ Nhĩ Kỳ… Mặt hàng trái cây sấy khô là mặt hàng thực phẩm được nhiều gia đình sử dụng, hiện nay các sản phẩm trái cây sấy khô được nhập khẩu ngày càng nhiều.
Certificate of Origin (C/O) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp để xác nhận hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O.
Máy móc cũ là tất cả các loại máy móc đã qua sử dụng thuộc vào chương 84 hoặc 85 của biểu thuế xuất nhập khẩu.
Thực phẩm dạng hộp và lon như cá hộp, thịt hộp hay các loại nước ngọt, nước tăng lực là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình. Cũng chính vì thế nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đóng hộp cũng ngày càng cao, song không phải ai cũng nắm được thủ tục và chính sách thuế khi nhập khẩu thực phẩm đóng hộp. Khi nhập khẩu loại hàng này, cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục.
Incoterms (International Commercer Terms): Là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế, đề cập đến trách nhiệm của người bán và người mua trong hợp đồng ngoại thương. Bộ quy tắc Incoterms được phát hành bởi phòng Thương mại quôc tế ICC (International Camber of Commerce) và được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế.
Sầu riêng đang bùng nổ ở Trung Quốc, nơi nó trở thành mặt hàng trái cây nhập khẩu hàng đầu về số lượng và giá trị.
Cùng với nâng chất lượng, gia tăng sản phẩm chế biến sâu, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do đã và đang 'trợ lực' cho xuất khẩu cà phê Việt.
Xuất khẩu sang các thị trường Việt Nam đã kí FTA được dự báo sẽ tiếp tục khả quan trong thời gian tới.
Là một trong những thị trường XK dệt may hàng đầu của Việt Nam, EU ngày càng coi trọng vấn đề phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu tối đa những tác động tới môi trường, từ đó đưa ra các quy định cụ thể, khắt khe hơn với hàng NK. DN dệt may cần đặc biệt lưu ý những thay đổi, linh hoạt đáp ứng nhằm ngày càng khai thác tốt hơn thị trường này.
Nhu cầu đối với FCL ở Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khi bắt đầu đại dịch và tiếp tục duy trì ở mức thuận lợi. Trong một thị trường bị gián đoạn và đang gặp khó khăn với khả năng vận chuyển hàng hóa hạn chế, tắc nghẽn và chậm trễ, Shipco đã là một giải pháp thay thế đáng tin cậy.
Ngành chế biến, XK tre được nhận định còn nhiều tiềm năng khi dư địa trên thị trường thế giới khá rộng mở. Tuy nhiên, để ngành tre Việt Nam từng bước phát triển bền vững, rất cần xây dựng tiêu chuẩn cũng như hành lang pháp lý rõ ràng cho việc trồng, chế biến và sử dụng nguyên liệu tre trong hoạt động kinh tế.
Xuất khẩu là một trong số ít những điểm sáng của kinh tế Trung Quốc trong năm nay khi các đợt phong tỏa trên diện rộng ảnh hưởng nặng nề đến doanh nghiệp, người tiêu dùng và thị trường bất động sản.
Trong số vụ việc do lực lượng Hải quan bắt giữ trong nửa đầu năm 2022, cơ quan Hải quan đã phân loại thành nhiều nhóm đối tượng vi phạm pháp luật "truyền thống" gian lận thương mại trước đây như xuất khống, gian lận chủng loại, trị giá, xuất xứ, số lượng...
Tất nhiên chúng ta sẽ không thể nào quên được sự cố về 100 conteiner hạt điều của doanh nghiệp Việt Nam tại Italia vào đầu năm nay. Nhưng đến nay vận may vẫn còn là một điều còn bỏ ngỏ với mặt hàng này
Để xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thành công, đến được nhiều thị trường lớn, các chuyên gia đã đưa nhiều khuyến nghị, giải pháp cho doanh nghiệp tại tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản” do Tạp chí Hải quan tổ chức (ngày 26/7/2022, tại TPHCM).
Sự hài lòng của khách hàng là niềm vui của chúng tôi”, đội ngũ nhân viên
Cùng với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cần tiếp tục tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải… Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Chỉ thị nêu rõ, ngày 14/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Sau hơn 01 năm thực hiện Quyết định, các cơ quan, đơn vị đã nỗ lực triển khai các nhóm nhiệm vụ trọng yếu để đạt được mục tiêu đặt ra, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ; kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; chưa phát huy tốt các nguồn lực về hạ tầng, con người, thị trường nội địa và khu vực; Các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics vẫn còn cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Để giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, góp phần tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương, theo chức năng và nhiệm vụ được giao có chương trình cụ thể thực hiện kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 200/QĐ-TTg, ngày 14/02/2017 với 6 nhóm nhiệm vụ chính: 1- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; 2- Nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng logistics; 3- Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; 4- Phát triển thị trường dịch vụ logistics; 5- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 6- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ logistics đối với sự phát triển của đất nước.
Với phương châm “Sự hài lòng của khách hàng là niềm vui của chúng tôi”, đội ngũ nhân viên Company Name nhiệt tình.