Theo thông tin bạn cung cấp thì thẻ BHYT của bạn tham gia tại công ty cũ đã hết hạn sử dụng. Do bạn đã nghỉ việc tại công ty (chấm dứt HĐLĐ) và không tiếp tục đi làm ở công ty khác nên không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Nếu bạn muốn có thẻ BHYT để sử dụng đi khám chữa bệnh thì bạn có thể tham gia BHYT hộ gia đình.
Các nhóm đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
Căn cứ vào Điều 12, Chương II của Luật Bảo hiểm Y tế số 01/VBHN-VPQH, đối tượng tham gia BHYT được chia thành 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: bao gồm người lao động và người sử dụng lao động (có thể là cá nhân, tổ chức, đơn vị,...).
Nhóm 2: đối tượng do các cơ quan, tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng.
Nhóm 3: đối tượng được đóng BHYT do ngân sách nhà nước đóng.
Nhóm 4: đối tượng nằm trong diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm 5: đối tượng tham gia Bảo hiểm Y tế theo hình thức hộ gia đình, trừ các trường hợp đã nêu ở trên.
Thủ tục tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài
Người nước ngoài phải tham gia BHYT bắt buộc nằm trong các nhóm đối tượng số 1, 2, 3, 4 như đã liệt kê ở trên, bao gồm hầu hết công dân nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam có hợp đồng lao động.
Căn cứ vào Quyết định số 1018/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài gồm:
2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT
Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động
Người tham gia điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,...
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng BHYT cho người nước ngoài áp dụng từ 1/12/2018 đến 31/12/2021 là 4.5% mức lương tham gia BHXH. Trong đó người lao động đóng 1.5%, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tham gia BHXH theo quy định.
Như vậy, theo như quy định về việc tham gia đóng BHYT cho người nước ngoài, người tham gia cần căn cứ theo nhóm đối tượng cụ thể để thực hiện tham gia BHYT theo hình thức bắt buộc hoặc tự nguyên theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội điện tử eBH mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên có thể mang lại cho Quý độc giả những thông tin hữu ích nhất.
Bước 1. Người thuộc diện mua bảo hiểm y tế sau đây lập bản khai (Mẫu BH1 hoặc Mẫu BH2) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
b) Người có công với cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp một lần; (trường hợp này phải kèm thêm bản sao Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến; Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng);
c) Thân nhân không thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng của Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động 61% trở lên;
d) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Bước 2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 41 của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH có trách nhiệm xác nhận bản khai, lập danh sách đề nghị mua thẻ bảo hiểm y tế tại địa phương gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH, có trách nhiệm kiểm tra đối tượng thuộc diện được mua bảo hiểm y tế, đảm bảo nguyên tắc không cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế; lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều 41 của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và làm thủ tục mua bảo hiểm y tế.
Người tham gia không cần trực tiếp đến cơ quan BHXH hay tổ chức dịch vụ được ủy quyền thu BHXH, BHYT mà có thể đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình online bằng 2 hình thức: qua Cổng Dịch vụ công (DVC) BHXH Việt Nam hoặc Cổng DVC quốc gia; qua ứng dụng trực tuyến của 5 ngân hàng.
Theo BHXH Việt Nam, các thủ tục trực tuyến trên có lợi thế giao dịch nhanh chóng, thuận tiện và có thể thực hiện ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào trên các thiết bị có kết nối mạng internet.
Người dân có thể đăng ký, đóng BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trực tuyến một cách tiện lợi và nhanh chóng (Ảnh: BHXH Việt Nam).
Qua Cổng DVC BHXH Việt Nam hoặc Cổng DVC Quốc gia
Người tham gia có thể thực hiện các thủ tục trên Cổng DVC Quốc gia (tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html) hoặc Cổng DVC BHXH Việt Nam (tại địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn).
Các thủ tục áp dụng gồm: đăng ký tham gia BHXH tự nguyện lần đầu; đóng tiếp BHXH tự nguyện; gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình (bao gồm cả trường hợp có giảm trừ mức đóng, không giảm trừ mức đóng).
Theo BHXH Việt Nam, trong năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023 (tính đến hết ngày 9/4), BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và giải quyết cho hơn 51.000 trường hợp giao dịch gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình, hơn 7.000 trường hợp đóng tiếp BHXH tự nguyện qua Cổng DVC Quốc gia.
Để tiếp tục tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT hộ gia đình, hiện nay, BHXH Việt Nam đang tích cực phối hợp với Bộ Công an để khai thác dữ liệu Hộ gia đình phục vụ triển khai DVC Đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình (đối với người tham gia mới).
Qua ứng dụng trực tuyến của 5 ngân hàng
BHXH Việt Nam đã ký thỏa thuận thanh toán điện tử song phương với 5 hệ thống ngân hàng, gồm: ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng TMCP Quân đội (MB), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Công thương Việt Nam (Viettinbank).
Người tham gia có thể thực hiện các giao dịch BHXH, BHYT ngay trên ứng dụng trực tuyến của các ngân hàng này.
Các thủ tục áp dụng, gồm: đóng tiếp BHXH tự nguyện; gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình không giảm trừ mức đóng.
Việc đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên ứng dụng trực tuyến của các ngân hàng được thực hiện theo các bước sau:
Đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài
Đối tượng người nước ngoài muốn tham gia BHYT tự nguyện thì hình thức duy nhất là đóng BHYT hộ gia đình (đối tượng thuộc nhóm 4 ở trên). Tức là người nước ngoài đã có tên trong hộ khẩu, sổ tạm trú cùng các thành viên khác ở Việt Nam.
Công văn số 3170/BHXH-BT đã hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách và chuẩn bị đóng BHYT hộ gia đình, bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai TK1-TS của các thành viên tham gia BHYT gửi lên Cơ quan BHXH tuyến huyện.
- Mẫu DK01 kê khai thông tin các thành viên trong gia đình, nhận mẫu từ trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, xã,...
- Mẫu DK04 kê khai danh sách những người tự đóng Bảo hiểm Y tế.
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hộ gia đình.
Trường hợp đã có thành viên có thẻ BHYT thì phải nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan Bảo hiểm giảm trừ mức đóng khi tham gia cùng hộ gia đình.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài dựa vào mức lương cơ sở:
- Mức đóng của người thứ nhất tham gia BHYT tính bằng 4.5% của lương cơ sở.
- Mức đóng BHYT của người thứ hai bằng 70% người thứ nhất.
- Mức đóng của người thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 60%, 50% người thứ nhất.
- Từ người thứ năm trở đi, mức đóng BHYT tính bằng 40% của người thứ nhất.
Lưu ý: Mức lương cơ sở được áp dụng tính là mức lương cơ sở mới nhất.
Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế cho người nước ngoài