TPO - Trước đó, trong lúc chơi đùa, nữ sinh lớp 6 và một nhóm bạn nảy sinh mâu thuẫn. Sau giờ tan học, nhóm 4 nữ sinh (lớp 6 và 7) kéo đến tận nhà bạn, thay nhau đánh, tát vào mặt. Khi đó, do không có phụ huynh ở nhà, nữ sinh chỉ biết ôm mặt khóc.
Danh sách 9 khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc mới nhất
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh thành có sự phát triển kinh tế nhanh và ổn định bậc nhất cả nước. Trong đó, ngành sản xuất công nghiệp được tỉnh tập trung phát triển thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các khu công nghiệp hiện đại, đáp dứng tốt các nhu cầu của doanh nghiệp địa phương và nhà đầu tư FDI nước ngoài. Tính đến nay, Vĩnh Phúc có tổng cộng 9 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động. Bài viết dưới đây của TTL logistics sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về các KCN tại Vĩnh Phúc.
– KCN Khai Quang (221,46 ha); – KCN Bình Xuyên (286,98 ha); – KCN Kim Hoa (50 ha); – KCN Bá Thiện (325,75 ha); – KCN Bình Xuyên II – giai đoạn 1 (42,21 ha); – KCN Bá Thiện II (308,83 ha); – KCN Tam Dương II- khu A (135,17 ha); – KCN Sơn Lôi (257,35 ha); – KCN Thăng Long Vĩnh Phúc (213 ha).
Vĩnh Phúc phát triển nhiều KCN hiện đại, quy mô lớn
Top 9 khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc
KCN Khai Quang là một trong số những khu công nghiệp được thành lập đầu tiên trên địa ban tỉnh Vĩnh Phúc. Được quy hoạch đa ngành nghề: cơ khí chính xác; sản xuất điện tử, điện lạnh; sản xuất thiết bị điện tử, điện lạnh; sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất khuôn mẫu kim loại và phi kim loại…
Một số đặc điểm về KCN Khai Quang:
– Tên đầy đủ: Khu công nghiệp Khai Quang – Tỉnh Vĩnh Phúc – Địa chỉ: phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc – Diện tích: 221.46ha – Cách nút giao cao tốc Hà Nội – Lào Cai 10 km – Cách sân bay quốc tế Nội Bài 27 km – Cách cảng Hải Phòng 180 km
KCN Bình Xuyên là một trong những điểm thu hút nhiều vốn đầu tư tại Vĩnh Phúc. Bình Xuyên được quy hoạch tập trung phát triển các lĩnh vực gồm: Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất thiết bị điện; sản xuất hóa chất và vật liệu xây dựng; các dự án sản xuất đầu tư ứng dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
Một số đặc điểm về KCN Bình Xuyên:
– Tên đầy đủ: Khu công nghiệp Bình Xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc – Địa chỉ: thị trấn Hương Canh và Xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc – Diện tích: 221.277ha – Cách sân bay quốc tế Nội Bài 21 km – Cách trung tâm thành phố Hà Nội 48 km – Cách cao tốc Hà Nội – Lào Cai khoảng 2 km – Cách cảng Hải Phòng khoảng 157 km
KCN Kim Hoa là KCN có diện tích khiêm tốn nhất trong số các KCN tại Vĩnh Phúc. Các ngành nghề chính tại đây: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và sửa chữa xe máy, thiết bị; Chế biến các sản phẩm công nghiệp và thực phẩm; Sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo máy móc thiết bị và sắt thép; Các ngành công nghiệp khác không gây ô nhiễm môi trường.
– Tên đầy đủ: Khu công nghiệp Kim Hoa – Tỉnh Vĩnh Phúc – Địa chỉ: Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc (cách sân bay Nội Bài 10km; cách cảng Cái Lân 152 km và nằm ngay cạnh tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai) – Diện tích: 50ha – Tỷ lệ lấp đầy: 100% diện tích đất công nghiệp
KCN Bá Thiện I có vị trí khá đắc địa khi tiếp giáp với tuyến vành đai 4 của thành phố Hà Nội, đường tỉnh 310B, gần tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Ngoài ra, KCN này chỉ cách sân bay Nội Bài 23 km và cảng Hải Phòng 150 km.
Một số đặc điểm của KCN Bá Thiện I:
– Tên đầy đủ: Khu công nghiệp Bá Thiện I – Tỉnh Vĩnh Phúc – Tổng diện tích: 325.75ha – Địa chỉ: Xã Thiện Kế và thị trấn Bá Hiến, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc
KCN Bình Xuyên II – giai đoạn 1
KCN Bình Xuyên II được cấp phép từ khá sớm, và chính thức đi vào vận hành vào năm 2014. Chủ đầu tư tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ các ngành nghề có công nghệ hiện đại, tiên tiến bảo vệ môi trường.
– Tên đầy đủ: Khu công nghiệp Bình Xuyên II – Tỉnh Vĩnh Phúc – Tổng diện tích: 105.3251ha – Địa chỉ: Thị trấn Bá Hiến và Xã Tam Hợp, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc – Từ KCN Bình Xuyên II đi cảng Hải Phòng và Sân bay Nội Bài lần lượt là 166 km và 21 km
KCN Bá Thiện II được thành lập với mục tiêu là điểm thu hút vốn đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất kỹ thuật công nghệ cao, các loại hình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, không độc hại.
– Tên đầy đủ: Khu Công nghiệp Bá Thiện II – Vĩnh Phúc – Tổng diện tích: 308.83ha – Địa chỉ: Xã Bá Hiến, Xã Thiện Kế và Xã Trung Mỹ, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc – Từ KCN Bá Thiện II đi sân bay quốc tế Nội Bài hết 23 km
KCN Tam Dương II được đầu tư phát triển hạ tầng hiện đại. Từ hệ thống điện, nước cho đến xử lý nước thải và giao thông nội khu đều rất hiện đại. Các ngành nghề được đầu tư phát triển bao gồm hế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị điện, máy móc nông nghiệp; sản xuất các thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy, khuôn mẫu…
– Tên đầy đủ: Khu công nghiệp Tam Dương II – Khu A – Tỉnh Vĩnh Phúc – Tổng diện tích: 135.1669ha – Địa chỉ: xã Xã Kim Long huyện Tam Dương; các xã Hồ Sơn và xã Hợp Châu và xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
KCN Sơn Lôi được tỉnh Vĩnh Phúc thành lập với mục tiêu phát triển các ngành nghề công nghiệp công nghệ cao như: Chế tạo máy; Điện, điện tử, linh kiện điện tử; cao su, mỹ phẩm, hóa chất; Sản xuất bao bì, dụng cụ thể thao…
– Tên đầy đủ: Khu công nghiệp Sơn Lôi – Tỉnh Vĩnh Phúc – Tổng diện tích: 257.3504ha – Địa chỉ: các xã Sơn Lôi, Tam Hợp và thị trấn Bá Hiến, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc – KCN Sơn Lôi cách cảng Hải Phòng 162 km và sân bay Nội Bài 17km. Rất thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu.
KCN Thăng Long Vĩnh Phúc được đâu tư bài bản về hệ thống điện, nước, xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy cũng như hệ thống giao thông nội kha rất hiện đại. Hiện nay, KCN Thăng Long Vĩnh Phúc có tỷ lệ lấp đầy khoảng 80%.
– Tên đầy đủ: Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc – Tỉnh Vĩnh Phúc – Tổng diện tích: 213ha – Địa chỉ: xã Thiện Kế và xã Tam Hợp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc – Có liên két chặt chẽ với nhiều KCN lớn khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Bá Thiện I, Bá Thiện II, Bình Xuyên I, Bình Xuyên II…
Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược phát triển kinh tế, công nghiệp
Nói về vị trí của Vĩnh Phúc, đây được coi là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, giáp với sân bay quốc tế Nội Bài và là cầu nối giữa Đồng bằng châu thổ sông Hồng và khu vực Tây Bắc. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc luôn được coi là hạt nhân quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là lý do vì sao nói Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược trong việc phát triển kinh tế:
– Phía Bắc giáp 2 tỉnh Tuyên Quan và Thái Nguyên
– Phía Nam giáp sân bay Nội Bài, Hà Nội
– Phía Đông giáp 2 huyện lớn của Hà Nội là Sóc Sơn và Đông Anh.
Đây cũng chính là động lực đáng kể, thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tổng kết về danh sách KCN tại Vĩnh Phúc
Sau gần 30 năm thành lập và tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, nền công nghiệp tại đây đang không ngừng phát triển. Tính đến nay, trên địa bản tỉnh có 9 KCN lớn đã đi vào hoạt động, với quy mô từ 300-700ha. Đây hứa hẹn là động lực phát triển chính cho kinh tế Vĩnh Phúc, nâng cao sức hút vốn đầu tư cho tỉnh.