Làng Ở Nhật

Làng Ở Nhật

Làng Vik có vị trí cách trung tâm thủ đô Iceland khoảng 180km về phía Đông và là một trong những điểm du lịch ấn tượng của quốc gia này. Khi đến đây, du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và được chìm đắm trong không gian hoang dã nhưng rất bình yên và thư thái.

Làng Vik: Khám phá vẻ đẹp độc đáo của làng cổ ở Iceland

Làng Vik nằm bên dưới những vách núi và giáp với mặt biển trong xanh. Bên cạnh ngôi làng là hồ băng nổi tiếng Mýrdalsjökull ẩn chứa trong lòng một miệng núi lửa có tên là Katla. Ngọn núi lửa này từng phun trào vào năm 1918 và trong những cơn địa chấn đó đã khiến ngôi làng bé nhỏ sắp rơi vào cảnh tàn phá hoàn toàn, và sau cơn động đất đi qua thật may mắn khi ngôi làng vẫn còn giữ lại được và tiếp tục nhịp sống như bình thường.

Vào năm 1991 tờ báo du lịch của nước Mỹ đã bình chọn cho bờ biển tại ngôi làng Vik là một trong mười bãi biển đẹp nhất thế giới. Ở gần sát bãi biển trải dài là những tảng đá bazan khổng lồ cũng là nơi cư ngụ của nhiều loài chim hoang dã. Chính vì vẻ đẹp đó đã khiến cho ngôi làng càng thêm sự bình yên và níu chân du khách. Khi ánh chiều tà buông xuống, du khách có thể đi dạo ở bãi biển mà ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp như bức tranh cổ tích của nơi đây.

Nhà thờ nhỏ màu trắng tuyệt đẹp nằm trên đỉnh của một ngọn đồi ở Vik. Từ vị trí này du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn ngôi làng Vik từ trên cao vô cùng ấn tượng. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1873 và là một trong những điểm du lịch hút khách du lịch nhất ở Vik.

Nhà thờ mở cửa cho khách tham quan và các bạn có thể đi tận vào bên trong để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo này. Đứng ở vị trí của nhà thờ du khách sẽ nhìn ngắm được toàn bộ khung cảnh phía xa xa là bãi biển ở dưới là ngôi làng Vik nhỏ xinh vô cùng thú vị.

Khi đến ngôi làng Vik du khách hãy thử tham gia trải nghiệm cưỡi ngựa. Có rất nhiều công ty cung cấp các tour du lịch và thậm chí du khách có thể cưỡi ngựa dọc theo các bãi biển. Vừa cưỡi ngựa lại còn được ngắm phong cảnh xinh đẹp của Vik quả là một điều tuyệt vời.  Đây chắc hẳn sẽ là trải nghiệm tuyệt vời, khó quên dành cho du khách.

Hoạt động này chắc hẳn sẽ dành cho những ai yêu thích các trò chơi thể thao mạo hiểm. Nếu bạn chỉ nghĩ rằng Iceland đẹp với phong cảnh ở bên dưới thì hãy một lần thử ngắm nhìn vùng đất này từ trên cao bạn sẽ phải thốt lên ngạc nhiên trước cảnh tượng trước mắt mình. Hãy yên tâm trải nghiệm bởi bạn sẽ được thắt dây an toàn với một người hướng dẫn chuyên nghiệp, sau đó hãy thả lỏng cơ thể và tận hưởng những phút giây thư giãn tuyệt vời nhất.

Ngọn hải đăng Dyrholaey cực xinh

Ngọn hải đăng ở bãi biển Vik giống như một lâu đài nằm trên rìa của vách đá, đây là hình ảnh cực kỳ độc đáo mà du khách chỉ tìm thấy ở Iceland. Cảnh đẹp tuyệt vời này sẽ khiến du khách phải choáng ngợp bởi sự hoành tráng và lộng lẫy của nó.

Ngọn hải đăng được xây dựng từ năm 1927 và vẫn hoạt động bình thường cho đến ngày nay. Nó được mở cửa chào đón du khách bất kì thời điểm nào trong ngày.

Bể bơi ngoài trời tại Vik chính là địa điểm thử thách lý tưởng dành cho bạn. Nước tại bể bơi luôn được làm nóng thường xuyên. Chính vì thế mà du khách có thể bơi lội kể cả khi đi du lịch vào mùa đông. Có hai bồn tắm lớn để bạn có thể sử dụng và xông hơi khô để thư giãn sau những ngày dài mệt mỏi. Hồ bơi nằm ngay cạnh trung tâm của Vik và được bao quanh bởi khung cảnh núi non hùng vĩ và thơ mộng. Bên cạnh đó, ngoài hồ bơi còn có một khu vực sân chơi và nhà hàng để du khách có thể tới thưởng thức những món ăn đặc sản tại nơi đây. Hồ bơi mở cửa từ thứ hai đến thứ 7 và bắt đầu hoạt động từ 11 giờ sáng đến 8 giờ tối.

Tới Iceland vào mùa đông, du khách nhất định phải thêm cho mình một lịch trình khám phá các hang động băng. Bởi vì là xứ sở lạnh quanh năm nên Iceland sở hữu rất nhiều các hang động, sông băng với vẻ đẹp cực kỳ ấn tượng. Hang động Katla là một trong những hang động nổi tiếng bậc nhất tại Vik. Hang băng Katla nằm ở gần khu vực sông băng Kötlujökull, sông băng lớn thứ tư ở Iceland. Khi lựa chọn tới khám phá ở hang băng du khách nên đi theo đoàn bởi sẽ hỗ trợ lẫn nhau và sẽ có người hướng dẫn bạn cách thức di chuyển như thế nào để tránh bị lạc đường hay những tình huống xấu xảy ra.

Đầm phá sông băng Jokulsarlon là một điểm du lịch cực kỳ hot tại Iceland. Nó nằm ở phía đông nam của quốc gia này và cách Vik khoảng 4 giờ lái xe. Khi đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng cực kỳ ấn tượng đó là ngắm nhìn những tảng băng trôi vỡ ra từ sông băng Breiðamerkurjökull gần đó. Đó là một cảnh tượng thực sự ấn tượng và rất đáng để du khách tới tham quan.

Khám phá những thác nước đẹp tuyệt vời

Iceland là nơi có nhiều thác nước đẹp trong đó Kvernufoss và Skogafoss là hai trong số những thác nước đẹp nhất. Cả hai đều cách Vik một đoạn ngắn lái xe, chính vì thế mà du khách có thể dễ dàng đến để khám phá chúng. Kvernufoss là một thác nước nhỏ ẩn mình ở vùng nông thôn Iceland nhưng để lại ấn tượng trong lòng du khách. Để có thể tới được thác nước, du khách sẽ phải đi bộ qua một thung lũng, sau đó sẽ được ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Iceland.

Skogafoss là con thác thứ hai nổi tiếng không kém cạnh Kvernufoss về vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Thác nằm trên dòng sông Skoga cách Vik khoảng 30 phút láu xe. Thác nước cao khoảng 60 mét và hoàn toàn có vẻ đẹp ngoạn mục. Du khách hãy đi theo lối mòn đi bộ ở đường dài và sẽ có bản chỉ dẫn để đến được thác nước. Cho dù bạn đang tìm kiếm một viên ngọc ẩn giấu hay một điểm du lịch nổi tiếng, Vik có rất nhiều thác nước để bạn khám phá!

The Icelandic Lava Show là một trải nghiệm cực kỳ độc đáo và đáng nhớ khi bạn tới Iceland. Đây là một chương trình diễn ra để diễn giải về chủ đề dung nham nhưng lại qua cách kể tạo dựng nên những câu chuyện về các vụ núi lửa phun trào ở Iceland khiến nó trở nên sinh động và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Buổi biểu diễn diễn ra trên một con đường làm bằng đá dung nham và du khách sẽ có cảm giác được hòa mình vào văn hóa cũng như thiên nhiên con người Iceland và để hiểu hơn về họ cũng như càng yêu thêm xứ sở lạnh giá này. The Icelandic Lava Show nằm cách Vik khoảng 30 phút lái xe và mở cửa quanh năm. Du khách có thể đặt mua vé trực tuyến trên website hoặc mua trực tiếp trước cửa của show biểu diễn.

Trên đây là những thông tin về ngôi làng Vik xinh đẹp mà VietSense Travel đã gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ truyền cảm hứng tới du khách để đưa Iceland và ngôi làng Vik vào danh sách hành trình du lịch sắp tới của mình. Chúc các bạn sẽ có một trải nghiệm thật hoàn hảo và ý nghĩa.

Làng nghề kim hoàn Định Công từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Hà Nội và là một trong những điểm tham quan nức tiếng đối với du khách phương xa. Trải qua nghìn năm lịch sử, lọt thỏm giữa những tòa cao ốc trọc trời thì mảnh đất Định Công nhỏ bé giữa lòng thủ đô vẫn còn lưu lại những vết tích lịch sử quý giá về một thời kỳ hưng thịnh của văn hóa nước nhà.

Làng nghề kim hoàn Định Công hay còn được gọi là Định Công kim hoàn, nằm bên bờ sông Tô Lịch, thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai. Nổi tiếng với nghề kim hoàn có tuổi đời lên đến hơn 1000 năm, được xếp vào bốn nghề tinh hoa nhất đất Thăng Long xưa “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”.

Sản phẩm kim hoàn trứ danh của đất Định Công.

Vào khoảng những năm 571 – 603, thế kỷ VI thời vua Lý Nam Đế, có ba anh em nhà họ Trần là Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền đã đến đất Định Công mở cửa hàng vàng bạc, truyền nghề cho dân chúng và chế tác ra những đồ kim hoàn nổi danh khắp cả nước bởi độ tinh xảo. Thực chất, ba anh em nhà họ Trần không phải là người khai sáng nghề kim hoàn tại đây nhưng lại là những người có công phát triển các kỹ thuật chế tác. Để tỏ lòng biết ơn người dân ở đây xưng tụng các ông là tổ nghề, lập đền thờ tại số 51 Hàng Bạc (Hà Nội) và tổ chức lễ giỗ tổ vào ngày 12 – 2 âm lịch hàng năm.

Nghề kim hoàn Định Công có tuổi đời hơn 1000 năm.

Vào thời kỳ chiến tranh loạn lạc, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên người dân trong làng di tản khắp nơi, người thì bỏ nghề tìm việc khác mưu sinh. Làng nghề kim hoàn Định Công vì thế mà đứng trước nguy cơ mai một dần. Mãi đến năm 1990 nghệ nhân Quách Văn Trường và cháu trai Quách Văn Hiểu mới quay lại khôi phục nghề truyền thống và duy trì cho tới tận bây giờ.

Theo tài liệu ghi chép lại thì đồ vàng bạc do người làng Định Công chế tác vô cùng tinh xảo, nổi tiếng nhất đất Thăng Long. Người dân còn rủ nhau ra phường Đông Các nay là phố Hàng Bạc để hành nghề, giao lưu với các thợ bạc Đồng Sâm (Thái Bình) và thợ bạc Châu Khê (Hưng Yên). Thợ kim hoàn Định Công ai có vốn thì mở cửa hàng buôn bán trang sức mỹ nghệ cho giới nhà giàu, quan lại; ai không có vốn thì đi làm thuê cho các cửa hàng. Sự ra đời của nghề kim hoàn Định Công góp phần phổ biến thương hiệu phố vàng bạc mỹ nghệ cho Hàng Bạc. Đền thờ tổ đặt ở đây cũng chính là vì vậy.

Các sản phẩm kim hoàn Định Công từng nức tiếng khắp đất Thăng Long xưa.

Theo chia sẻ của nghệ nhân Quách Văn Trường thì đặc thù nghề kim hoàn Định Công cũng là yêu cầu với những người theo nghề đó là phải nắm chắc 4 kỹ thuật: Trơn, đấu, đậu, chạm. Trơn là công đoạn định hình hình dạng mẫu sản phẩm, đúng tiêu chuẩn và đúng các thông số. Đấu là bắt tay vào lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh sao cho ăn khớp và cân đối. Chạm là bước khắc, vẽ hoa văn họa tiết lên bề mặt sản phẩm. Đậu là kỹ thuật kéo khối bạc thành các sợi mảnh, nhỏ như sợi tóc và vẽ hoa văn sau đó cuốn vào trang trí cho các họa tiết như cánh hoa, cánh bướm, động vật,… Đậu bạc được làm thủ công hoàn toàn bằng tay, không có sự can thiệp của máy móc; đậu phải đều tay, hàn nuột, không để lại vết, từng chi tiết phải hài hòa rõ nét sống động. Sản phẩm cuối cùng phải thật sự là một tác phẩm nghệ thuật đáp ứng được cả phần nhìn hay giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng. Bạc dùng để đậu phải là bạc ta nguyên chất. Kỹ thuật đậu của các thợ kim hoàn Định Công tinh xảo đến mức không bao giờ trộn lẫn với bất cứ làng nghề nào khác và qua bao nhiêu năm vẫn luôn giữ được chất riêng.

Chiêm ngưỡng các tuyệt tác đậu bạc cực tinh xảo của các nghệ nhân Định Công.

Các nghệ nhân kim hoàn Định Công xưa thường chỉ đậu các sản phẩm nhỏ như: nhẫn, khuyên tai, cành hoa, con ong,… Sau này khi cuộc sống phát triển, nhu cầu mở rộng thì ông Trường cùng các cháu đã tìm hiểu và cho ra đời nhiều sản phẩm trang sức đậu có kích thước và hình dáng lớn hơn như lắc vòng tay, ví cầm tay, đĩa,…Cũng phải nói thêm rằng, với các sản phẩm đậu đơn giản thì thợ phụ chỉ học việc khoảng 1 năm là có thể làm được, nhưng với các sản phẩm đậu phức tạp đòi hỏi không dưới 8 năm kinh nghiệm mới có thể tự tin chế tác.

Thời xưa, làng nghề kim hoàn Định Công có các họ nghề nổi tiếng như Mai, Lê, Quách, Trần, Nguyễn,… Trong đó, họ Quách chuyên về đậu bạc; họ Trần, Mai chuyên về vàng. Xong đến thời điểm hiện tại chỉ còn duy nhất hai nghệ nhân nhà họ Quách là máu lửa với nghề và duy trì sản xuất thường xuyên. Với 4 thế hệ theo nghề đậu bạc, họ Quách là nhân chứng sống cho sự thăng trầm trong nghề kim hoàn ở Định Công. Các ông nhớ lại, thời kỳ bao cấp đất nước còn vô cùng khó khăn về mọi mặt nhất là kinh tế nên vàng bạc bị Nhà nước quản lý chặt chẽ. Người dân trong làng phải thay thế vàng bạc bằng nguyên liệu đồng, mà cũng chỉ được lấy từ những chiếc quạt hay công tơ. Có những thời gian nguyên liệu khan hiếm, thị trường đầu ra hạn chế nên nhiều người phải bỏ nghề. Sau này đất nước phát triển, văn hoa phương Tây du nhập, các thanh niên lớp kế cận không còn mặn mà với nghề truyền thống mà đi theo những công việc có mức lương cao tiền đồ sáng lạn hơn. Nghề đậu bạc cứ dần rơi rụng… Những cúp vàng, giải thưởng, danh hiệu trong từng ấy năm của các nghệ nhân kim hoàn Định Công cũng không thể khỏa lấp nỗi lo lắng mất nghề của các bậc tiền bối nơi đây. Gặp gỡ anh Quách Phan Tuấn Anh, truyền nhân và cũng là con trai út của nghệ nhân Quách Văn Trường, anh cho hay mặc dù bản thân đã hoàn thành 2 bằng Đại học nhưng vẫn chọn nghề đậu bạc, tuy bấp bênh nhưng nó là linh hồn của gia đình bao nhiêu lâu nay. Mà thật ra, nhu cầu rất nhiều nhưng thiếu thợ, nhiều lúc hợp đồng đến tận tay cũng không dám đặt bút kí. Thu nhập cũng phải là quá thấp, một sản phẩm có thể lên tới cả chục triệu đồng với công sức 1 tháng bỏ ra cho khoảng 6 thợ.

Anh Tuấn Anh – truyền nhân đời thứ tư của họ Quách ở Định Công.

Năm 2005, UBND quận Hoàng Mai phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam  tổ chức lớp dạy nghề miễn phí cho 30 học viên trong vòng 3 tháng, hoạt động này nhằm thể hiện sự quan tâm và mong muốn duy trì nghề đậu bạc ở Định Công. Tuy nhiên, bài toán vẫn chưa được giải quyết triệt để bởi theo như anh Tuấn Anh thì mỗi năm chỉ có 1 lớp, nếu học viên muốn theo đuổi nghề phải tự bỏ tiền túi ra học tiếp. Với nghề đậu bạc, muốn thành nghề phải mất ít nhất vài năm chứ đừng nói đến 3 tháng. Bản thân anh trong quá trình nối nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, nhiều lần chán nản muốn bỏ cuộc, may mà nhận được sự động viên truyền động lực của gia đình. Riêng nghệ nhân Quách Văn Hiểu cho hay, gia đình vẫn luôn mở rộng cửa đón những học viên về học nghề miễn phí nhưng kết quả rất ít người kiên trì.

Các nghệ nhân Định Công với nỗi trăn trở giữ nghề.

Với những giá trị lịch sử và văn hóa từ ngàn năm nay, sẽ thật buồn nếu như làng nghề kim hoàn Định Công chỉ còn là danh xưng. Các cơ quan nhà nước cùng với dân làng cần vạch ra con đường đi lâu dài và bền vững cho nghề kim hoàn nơi đây. Bởi thực tế cho thấy, tiềm năng kinh tế còn rất nhiều, chỉ là chưa khai thác triệt để mà thôi. Bề dày kinh nghiệm cùng truyền thống là lợi thế rất lớn với Định Công, hy vọng trong tương lai chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng thật nhiều mẫu trang sức mỹ nghệ đẹp trứ danh nơi đây.