Xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản sẽ là cơ hội cho những người lao động không có đủ điều kiện tài chính tham gia các đơn hàng xuất khẩu dài hạn. Mặc dù chi phí tham gia thấp, thời gian làm việc ngắn nhưng nguồn thu nhập kiếm được vẫn khá cao, nên cũng thu hút khá nhiều người lao động tham gia. Vậy những đặc điểm trong xuất khẩu lao động thời vụ tại Nhật Bản là gì?
Xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản dành cho đối tượng nào?
Ngoài các đối tượng theo yêu cầu tuyển dụng của công ty, xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản là cơ hội mở ra cho rất nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm:
- Muốn được tham gia chương trình xuất khẩu lao động nhưng kinh tế hạn hẹp, không đủ điều kiện để tham gia trong chương trình dài hạn.
- Không có điều kiện về mặt thời gian, nên mong muốn được tham gia xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản trong 1 năm.
- Người lao động muốn được nâng cao tay nghề, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, phát triển và muốn được khám phá bản sắc độc đáo của Nhật Bản.
- Các sinh viên học tập ngôn ngữ Nhật, muốn có được khoảng thời gian tiếp xúc thực chiến với công việc, con người và văn hóa Nhật để tích lũy kinh nghiệm cho tương lai.
Xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản có những ngành nghề nào?
Các công ty có chính sách tuyển xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản thường vào các giai đoạn cao điểm hoặc quá nhiều đơn đặt hàng cần một lương nhân công lớn để phục vụ. Các ngành nghề phổ biến thường tuyển theo chính sách này bao gồm các ngành liên quan đến nông nghiệp, chế biến thực phẩm, may mặc, giặt là, xây dựng… Hầu hết các công ty đều có những quyền lợi rất tốt nhằm đem đến cho người lao động, nhất là lao động mùa vụ những hỗ trợ tốt nhất trong thời gian làm việc ngắn ngủi đó.
Chính vì các đơn hàng mang tính mùa vụ, nên điều kiện để tuyển dụng cũng thường khá đơn giản. Hơn hết, xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản là một cơ hội rất tốt cho các lao động nữ, vì có đến 70% số lượng các đơn hàng làm việc chỉ tuyển nữ. Vì vậy, đây là những cơ hội vàng giúp lao động nữ có thể được tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình của mình.
Xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản có chi phí và thu nhập bao nhiêu?
Xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản là cơ hội cho những ai có điều kiện kinh tế hạn hẹp. Chi phí cho tất cả dịch vụ làm việc thời vụ tại đây chỉ bằng 1/3 so với chi phí của xuất khẩu lao động dài hạn. Đây là một mức phí vô cùng hợp lý, và phù hợp cho nhiều hoàn cảnh gia đình hiện nay.
Chi phí cho chuyến xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản thấp nhưng thu nhập hàng tháng của người lao động cũng ở ngưỡng mức cao. Người lao động sẽ làm việc 5 ngày mỗi tuần với mức lương cơ bản tối thiểu cho các ngành nghề sẽ từ 130 ngàn Yên đến 150 ngàn Yên cho 1 tháng, tương ứng với mức thu nhập VNĐ là từ 26 đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể đăng ký tham gia làm thêm vào các buổi tối cuối tuần, hoặc khi công ty yêu cầu. Nếu làm tăng cao, người xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản có thể nhận thêm tương ứng từ 120% đến 200% thu nhập so với mức lương cơ bản.
Trên đây chính là một số điều cần biết giúp người lao động nắm bắt được chương trình xuất khẩu lao động thời vụ tại đất nước Nhật Bản hiện nay. Để tìm hiểu và nắm bắt các thông tin tuyển dụng, bạn có thể tìm kiếm tại website https://vieclamvinhphuc.gov.vn . Hy vọng rằng, xuất khẩu lao động thời vụ Nhật Bản sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội mới về thu nhập và kinh nghiệm trong tương lai.
Tham khảo thêm: Visa xuất khẩu lao động Nhật Bản
Những thay đổi từ lao động thời vụ
Là huyện biên giới nằm ở vùng sâu vùng xa, đời sống của người dân Ea Súp chịu tác động lớn từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện, tình trạng hạn hán và lũ lụt thường xuyên. Nhiều hộ gia đình phải sống trong cảnh thiếu thốn, phụ thuộc vào nông nghiệp truyền thống với thu nhập bấp bênh do giá cả nông sản biến động liên tục. Đặc biệt, với đông đảo dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo ở Ea Súp vẫn còn ở mức cao.
Trong tình hình đó, chương trình đưa lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc do huyện Ea Súp phối hợp với chính quyền thành phố Iksan, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc triển khai, đã mang lại cơ hội việc làm mới cho người dân. Chương trình này hướng đến các hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Hà Văn Hương, người dân tộc Thái ở xã Ea Rvê, huyện Ea Súp, vừa trở về sau chuyến lao động thời vụ tại Hàn Quốc trong vòng 3 tháng. Anh kể, gia đình anh vốn thuộc diện hộ nghèo, chỉ có 2 hecta đất trồng cây mì, nhưng do khí hậu vùng biên khắc nghiệt, thiếu nước thường xuyên nên cây trồng không hiệu quả. Khi được địa phương giới thiệu chương trình đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc thời vụ, anh đã quyết định đăng ký tham gia.
"Gia đình tôi nghèo, thu nhập chính chỉ từ cây mì nhưng mùa nào cũng thiếu nước nên không có năng suất cao, Nhờ đi lao động ở Hàn Quốc mà kinh tế gia đình khấm khá hơn. Mỗi đợt làm việc, sau khi trừ hết chi phí, tôi mang về được khoảng 70-80 triệu đồng. Với số tiền đó, tôi đã sửa lại nhà và có vốn đầu tư trồng thêm cây sắn", anh Hương chia sẻ.
Anh cũng nói thêm về công việc ở Hàn Quốc: "Công việc chủ yếu là trồng và thu hoạch khoai lang. Mỗi ngày tôi làm từ 9 đến 10 giờ, so với làm nông thì cũng không vất vả lắm. Qua bên đó, tôi học hỏi thêm nhiều kiến thức về nông nghiệp hiện đại. Nhờ vậy, tôi hy vọng sau này có thể áp dụng vào sản xuất của gia đình. Mong rằng chương trình đưa lao động đi làm thời vụ sẽ kéo dài, để người dân nghèo có thêm thu nhập và cuộc sống ổn định hơn".
Tượng tự, chị Hoàng Thị Thúy (trú tại thị trấn Ea Súp) cũng đi lao động thời vụ tại Hà Quốc. Chị Thúy sang thành phố Ik-san lần đầu vào tháng 3/2023 và được nhận vào làm việc cho một nông trại trồng khoai lang; thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 30 triệu đồng, chưa tính tăng ca (1,5 triệu đồng/ngày). Sau khi về nước, tháng 8/2023, chị Thúy tiếp tục sang làm việc thời vụ tại nông trại này theo thư mời từ phía Hàn Quốc. Sau hai đợt sang Ik-san làm việc, chị Thúy tích góp được 170 triệu đồng, dùng để trả nợ ngân hàng và nuôi hai con ăn học.
Bà Hoàng Thị Kiều Oanh, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ea Súp, chia sẻ: Chương trình đưa lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc đã mang lại hiệu quả thiết thực, được người dân trong vùng rất ủng hộ. Theo bà, chương trình này đã tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, giúp họ tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho gia đình và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Thời gian làm việc mỗi đợt là 3 tháng cũng rất hợp lý, để lao động có thể về nhà chăm sóc gia đình và người thân.
Bà cũng nhấn mạnh rằng, làm việc thời vụ ở nước ngoài giúp người lao động có thu nhập cao hơn nhiều so với công việc trong nước, trong khi chi phí đầu tư ban đầu lại thấp nhưng mang lại lợi ích kinh tế lớn. "Không chỉ kiếm được thu nhập tốt, người lao động còn có cơ hội học thêm ngoại ngữ, tiếp cận phương pháp làm việc hiện đại và công nghệ mới, giúp nâng cao tay nghề mà không tốn chi phí đào tạo," bà Oanh nói. "Những kiến thức và kỹ năng này sẽ giúp họ rất nhiều khi về nước, tạo điều kiện để họ có thể lập nghiệp ngay tại quê hương".
Được sự quan tâm, hỗ trợ từ UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở Ngoại vụ tỉnh, tháng 2/2023, UBND huyện Ea Súp đã tiến hành ký kết "Thỏa thuận hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc" với chính quyền huyện Iksan, tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) trong lĩnh vực nông nghiệp. Thỏa thuận này đặc biệt ưu tiên cho những người lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau gần hai năm triển khai, huyện Ea Súp đã tổ chức tuyển dụng và đưa được 327 lượt người tham gia lao động thời vụ tại Hàn Quốc. Theo biên bản thỏa thuận, thời gian làm việc là 3 tháng và không yêu cầu trình độ ngoại ngữ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể sắp xếp công việc và tham gia trong thời gian nông nhàn.
Trong thời gian lao động tại Hàn Quốc, người lao động không chỉ có cơ hội học thêm ngoại ngữ, mà còn tiếp cận các phương pháp làm việc tiên tiến và công nghệ mới. Những kiến thức và kỹ năng này sẽ được họ ứng dụng vào sản xuất khi trở về địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả lao động và cải thiện đời sống kinh tế gia đình.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Theo khảo sát tại các địa phương, nhiều người dân có nhu cầu đi lao động thời vụ, đặc biệt là tại thị trường Hàn Quốc. Qua 2 năm thực hiện thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực giữa tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc), đã có 3 huyện là Ea Súp, Krông Năng và Ea H’Leo ký kết "Thỏa thuận hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc". Tuy nhiên, hiện nay chỉ có huyện Ea Súp đưa lao động đi làm việc thời vụ. Lao động Đắk Lắk khi tham gia làm việc được đánh giá cao. Đây là một trong những cơ hội giúp người lao động có hướng làm việc thời gian tới.
Chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Ea Súp là một phần của chiến lược tổng thể giảm nghèo bền vững, kết hợp cùng các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện hạ tầng và dịch vụ y tế, giáo dục cho người dân địa phương. Hy vọng rằng hướng đi này sẽ tiếp tục được mở rộng, giúp người dân Ea Súp vững bước thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Năm 2023, toàn tỉnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) được 1.301 người, đạt 130% kế hoạch; trong đó ghi nhận lớn nhất là kết quả XKLĐ thời vụ sang Hàn Quốc được Bộ Tư pháp Hàn Quốc, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ, TB &XH) đánh giá rất cao. Nhờ kết quả này mà ngay trong những ngày cuối năm 2023, đầu năm 2024 Hà Nam đã có được những tin vui đầu tiên trong XKLĐ thời vụ.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở LĐ, TB&XH cho biết, ngay từ cuối năm 2023, đại diện chính quyền quận Bonghwa-gun, tỉnh Gyeongsangbuk, Đại Hàn Dân Quốc là địa phương đã tiếp nhận lao động của Hà Nam sang làm việc năm 2023 đã sang làm việc với Sở LĐ, TB&XH Hà Nam về việc XKLĐ thời vụ năm 2024. Theo dự kiến, năm 2024 sẽ tuyển chọn 400 lao động tỉnh Hà Nam sang làm việc thời vụ tại Quận Bonghwa-gun.
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, thực hiện chỉ đạo của Bộ LĐ, TB&XH về việc thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa hai địa phương của hai nước và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngày 24/02/2023, Sở LĐ, TB&XH và chính quyền quận Bonghwa-gun, tỉnh Gyeongsangbuk, Đại Hàn Dân Quốc đã ký Thỏa thuận hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Trên cơ sở thỏa thuận, Sở LĐ, TB&XH giao Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh ban hành kế hoạch về việc đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại quận Bonghwa-gun, gửi phòng LĐ, TB&XH các huyện, thị xã, thành phố để phối hợp thực hiện; đồng thời tuyên truyền trên hệ thống Fanpage, Facebook, Group tuyển dụng việc làm của trung tâm. Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm DVVL tỉnh hơn 900 hồ sơ. Danh sách người lao động đã nộp hồ sơ được công khai trên hệ thống Fanpage, Facebook, Group tuyển dụng việc làm của Trung tâm DVVL tỉnh và hồ sơ của người lao động được bàn giao đầy đủ cho chính quyền quận Bonghwa-gun để các chủ sử dụng tuyển chọn. Kết quả, năm 2023 có 441 người lao động Hà Nam được tuyển chọn và đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại quận Bonghwa-gun với mức lương trung bình 35 triệu đồng/tháng.
Chương trình hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc giữa quận Bonghwa-gun với Sở LĐ, TB&XH tỉnh Hà Nam được Thứ trưởng Bộ LĐ, TB&XH biểu dương là đơn vị làm tốt nhất tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác XKLĐ năm 2023. Bộ Tư pháp Hàn quốc và các địa phương lân cận quận Bonghwa-gun đánh giá cao. Nhờ những kết quả xuất sắc của các đoàn lao động Hà Nam sang làm việc tại địa phương năm 2023 (lao động chăm chỉ, hiệu suất cao, hầu hết chấp hành tốt pháp luật của Hàn Quốc) nên năm 2024 quận Bonghwa-gun tiếp tục tuyển dụng lao động thời vụ của tỉnh Hà Nam sang làm việc.
Cũng nhờ “tiếng thơm” của các đoàn lao động Hà Nam trong năm 2023, một quận nữa cạnh quận Bonghwa-gun cũng đang đề nghị được sang tuyển dụng lao động thời vụ ở Hà Nam để làm việc ở địa phương họ. Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, cuối năm 2023, Sở LĐ, TB&XH đã nhận được Công văn của quận Gochang, tỉnh Jeollabuk - Do, Đại Hàn Dân Quốc đề nghị xem xét nội dung hợp tác theo đề án ký kết Biên bản ghi nhớ MOU giữa địa phương của Việt Nam và quận Gochang - Gun, tỉnh Jeollabuk - Do, Đại Hàn Dân Quốc. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được từ việc hợp tác về phái cử và tiếp nhận lao động đi làm việc thời vụ với Quận Bonghwa-gun, và nhu cầu của người lao động trên địa bàn tỉnh mong muốn được tham gia Chương trình để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa, học tập kỹ thuật làm nông nghiệp của Hàn Quốc, Sở LĐ, TB&XH đã báo cáo và xin chủ trương của UBND tỉnh đối với đề nghị của quận Gochang - Gun, tỉnh Jeollabuk - Do, Đại Hàn Dân Quốc.
Thủ tục nhanh gọn, làm việc thời gian ngắn, thu nhập cao
XKLĐ dài hạn (thường đi vài năm trở lên) NLĐ phải học ngoại ngữ, học nghề, sau đó thi đỗ mới đủ điều kiện đi làm việc. Việc học với lao động phổ thông khá khó khăn, nhất là học ngoại ngữ, vì thế nhiều người dù rất mong muốn, nhưng khi thi ngoại ngữ, hoặc thi nghề thường không đạt nên không đi XKLĐ được. Ngoài ra, việc xa gia đình trong thời gian dài cũng khiến nhiều NLĐ lo lắng. Trong khi đó XKLĐ thời vụ lại có rất nhiều lợi thế với điều kiện của NLĐ hiện tại: Thời gian học trước khi đi ít, thời gian ở nước bạn ngắn, thu nhập cao, công việc đơn giản gần như không phải học. Cụ thể NLĐ chỉ phải tham gia lớp giáo dục định hướng trong 1 tuần, thời gian làm việc ở nước bạn khoảng 3-5 tháng, thu nhập bình quân 35 triệu đồng/tháng. Những chỗ có công việc nhiều, lao động chăm chỉ có thể thu nhập cao hơn. Công việc chủ yếu là việc nhà nông, như thu hoạch, trồng trọt rau củ, hoa quả,… đều đơn giản, quen thuộc với đa số NLĐ.
Đi dễ, ở thời gian ngắn, lương cao, công việc đơn giản, quen thuộc, đó chính là những lợi thế của XKLĐ thời vụ được NLĐ rất háo hức. Chỉ làm việc ở nước bạn 3-5 tháng là NLĐ được về nhà với một khoản lương một, đôi trăm triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Hoan (nhà ở Thi Sơn, Kim Bảng) là một trong số hơn 400 lao động của Hà Nam tham gia XKLĐ thời vụ ngắn hạn ở Hàn Quốc năm 2023. Chị cho biết, ở nhà làm thu nhập thấp nên cũng muốn đi XKLĐ để có lương cao. Tuy nhiên, nếu đi dài hạn chắc chị không đi được vì các con đang tuổi ăn học mẹ không thể xa nhà lâu, và việc học ngoại ngữ với chị do lâu không động đến sách vở nên rất khó khăn. Nắm được thông tin XKLĐ thời vụ qua Facebook của Trung tâm DVVL tỉnh, thấy được thời gian đi ngắn, điều kiện không quá khó, chị nộp hồ sơ, mọi thủ tục nhanh gọn. Lần đầu tiên chị đi nước ngoài, nhưng công việc cũng khá dễ, tuy có vất vả đôi chút hơn ở nhà, đó là thu hoạch ớt đỏ, táo đỏ, trồng cải thảo. Ngày các chị làm 8 tiếng theo quy định, nếu có thêm công việc tính lương tăng ca. Mọi sinh hoạt, ăn uống đáp ứng yêu cầu. Sau 3 tháng làm việc ở nước ngoài, khi về có khoản lương hơn 100 triệu đồng giúp giải quyết những việc lớn cần tiền trong gia đình chị thấy rất phấn khởi. Ngoài ra, chuyến đi cũng là một cơ hội để chị biết đến nước bạn, học hỏi cách trồng trọt, làm việc,… Nếu có cơ hội chị tiếp tục sẽ đi nữa.
Với chị Lê Thị Thanh Tâm (xã Thanh Tâm, Thanh Liêm) việc được sang Hàn Quốc làm việc 2 hợp đồng, mỗi hợp đồng 3 tháng trong năm 2023 như “cứu cánh” giúp chị có tiền lo ăn học cho hai con. Chồng mất, một mình chị làm ruộng, thu nhập thấp, vô cùng chật vật để nuôi 1 con học đại học, 1 học THPT. Biết được thông tin XKLĐ thời vụ qua Đài truyền thanh xã, chị nộp hồ sơ và được chọn. Chị cho biết, công việc ở bên đó là việc nhà nông nên không bỡ ngỡ, nhưng họ yêu cầu lao động nghiêm túc, và cũng có khoán khối lượng công việc. Chị làm việc rất chăm chỉ nên được chủ rất hài lòng, vì thế khi hết một hợp đồng 3 tháng, chị về Việt Nam, sau đó nộp hồ sơ lại được chọn tiếp đi đợt sau trong năm 2023. Chị Lê Thị Thanh Tâm chia sẻ: Ở tuổi 40, đi XKLĐ dài hạn phải học nghề, nhất là học ngoại ngữ là những thách thức tôi khó có thể vượt qua. Đó là chưa kể chồng đã mất, tôi phải có trách nhiệm gần gũi các con, không thể xa con quá lâu. Vì thế XKLĐ thời vụ là cứu cánh cho tôi và những lao động tự do như tôi. Nghe tin có các đợt XKLĐ thời vụ tiếp theo trong năm 2024, tôi đang háo hức chờ nộp hồ sơ để ứng tuyển.
Thị trường lao động toàn quốc nói chung, ở Hà Nam nói riêng có một lực lượng khá lớn NLĐ trung tuổi chưa được đào tạo nghề và khá khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu của XKLĐ dài hạn, đặc biệt là yêu cầu về ngoại ngữ. XKLĐ thời vụ với thủ tục nhanh gọn, không có yêu cầu cao về đào tạo nghề, ngoại ngữ, thời gian đi ngắn, lương khá cao, đã mở ra một hướng đi mới trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho NLĐ. Nhờ tuyên truyền tốt cùng với truyền thống của người Hà Nam chăm chỉ, cần cù, có ý thức chấp hành nghiêm pháp luật của Việt Nam cũng như nước sở tại đến làm việc, hy vọng Hà Nam tiếp tục có thêm nhiều lao động được XKLĐ thời vụ, giúp họ có cơ hội làm việc, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Lương cơ bản: 48 triệu, bao ăn ở, thực lĩnh trên 50 triệu/tháng
Địa điểm: Gangwon, Jeolla, Jeju
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐI HÀN QUỐC
– TUYỂN LAO ĐỘNG THỜI VỤ (VISA E8) – TUYỂN LAO ĐỘNG CÓ TAY NGHỀ HÀN (VISA E7-3) – TUYỂN KỸ SƯ ĐI HÀN (VISA E7-1)
– DU HỌC NGHỀ TẠI HÀN QUỐC (VISA D4-6)
– Tuyển 500 lao động Nam, Nữ – Tuổi từ 20 – 55 – Nam: cao 1.60m trở lên, nặng 50kg trở lên – Nữ: Cao 150m trở lên, năng 45kg trở lên – Đủ sức khoẻ đi làm việc tại Hàn Quốc (Đặc biệt không mắc bệnh về phổi)
– Làm về nông nghiệp (nông nghiệp trồng và thu hoạch sâm nấm, rau củ quả, chế biến rong biển, thuyền viên...) – Thời gian làm việc: 8 tiếng/ngày, mỗi ngày làm thêm từ 2-4 tiếng. – Mức lương cơ bản: 2.500.000 won – 2.700.000 won. ( khoảng 45- 49 triệu chưa kể tăng ca và làm thêm ngày chủ nhật) – Thời hạn hợp đồng: 5-8 tháng một lần, đi về 2-3 lần sau đó chủ sử dụng lao động sẽ gia hạn dài hạn, có thể gia hạn thời hạn hợp đồng lên 2- 5 năm.
a. Tiêu chuẩn tuyển dụng ứng viên
b. Quyền lợi và phụ cấp của người lao động khi đi XKLĐ HÀN QUỐC
c. Các khoản khấu trừ hàng tháng
3. CHƯƠNG TRÌNH TUYỂN KỸ SƯ ĐI HÀN QUỐC
a. Đối tượng và ngành nghề tuyển dụng cơ bản:
4. CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC NGHỀ TẠI HÀN QUỐC
a. Đối tượng tuyển sinh và Ngành học:
b. Quyền lợi sau khi tham gia chương trình:
5. CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC TIẾNG TẠI HÀN QUỐC
b. Quyền lợi của học viên khi đi Du Học Hàn Quốc