Bảng giá gạo xuất khẩu sáng ngày 11/12/2024
Giá lúa gạo hôm nay (2-8): Gạo tăng nhẹ, lúa ổn định. Ảnh minh họa: kinhtedothi.vn
Thị trường gạo tại các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ. Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 30.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 20.000 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm Thái hạt dài 20.000 - 21.000 đồng/kg; gạo Hương lài 20.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan (Trung Quốc) 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Mặt hàng phụ phẩm hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện, giá tấm IR 504 duy trì ở mức 9.000 - 9.200 đồng/kg; giá cám khô ổn định ở 7.200 - 7.300 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Trên thị trường lúa, giá lúa hôm nay ghi nhận không có sự thay đổi so với ngày hôm qua, IR 50404 giá dao động quanh mốc 6.900 - 7.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.400 - 7.600 đồng/kg; lúa OM 5451 giá ở mức 7.000 - 7.200 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.400 - 7.600 đồng/kg; lúa OM 380 dao động từ 6.800 - 7.000 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.900 - 7.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Cũng theo đó, thị trường nếp ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp Long An (khô) 7.000 - 7.900 đồng/kg, ổn định so với ngày hôm qua. Nếp IR 4625 (tươi) 7.300 - 7.500 đồng/kg. Nếp Long An (tươi) 7.400 - 7.600 đồng/kg. Nếp An Giang (tươi) 7.000 - 7.200 đồng/kg, đi ngang so với ngày hôm qua.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 448 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm giữ vững ở mức 559 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 535 USD/tấn.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (1-8) tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng 100 - 300 đồng/kg với một số loại gạo. Thị trường gạo giao dịch chậm, nguồn về ít, giá tăng nhẹ.
Ghi nhận lúa gạo hôm nay (31-7) tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng 100 - 800 đồng/kg với một số loại lúa và gạo. Thị trường gạo giao dịch chậm, ít gạo đẹp, giá tăng nhẹ.
Khu dân cư Cuôi, ngôi làng mới được xây dựng nằm trên triền đồi khá vững chãi ở xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Ngôi làng được xây dựng với tổng kinh phí 33 tỷ đồng, do một doanh nghiệp dành tặng các hộ dân vùng nguy cơ sạt lở cao ở 3 thôn Cuôi, Tri, Cha Lỳ.
Ngôi làng mới có tổng diện tích khoảng 12ha với 56 căn nhà được xây dựng kiên cố, theo kiểu nhà sàn của người Bru - Vân Kiều, đầy đủ bếp ăn, nhà vệ sinh…
56 căn nhà được chia làm 2 dãy, nằm dọc con đường chính dẫn từ đường Hồ Chí Minh nhánh tây vào làng, được đánh số chẵn lẻ.
Với thiết kế nhà sơn xanh, mái đỏ đồng bộ, khu dân cư mới của người dân vùng sạt lở được ví như "làng châu Âu" giữa núi rừng Quảng Trị.
Về làng mới được gần 2 tháng, hiện cuộc sống gia đình của ông Hồ Văn Kon (65 tuổi) đã ổn định. Hiện nay, ông Kon cũng đã đầu tư nuôi bò, gà, vịt để có thu nhập.
"Nhà nhiều năm sống dưới triền núi, khi mùa mưa đến, ai cũng thấp thỏm lo sợ. Về đây có nhà khang trang, có điện, nước, lại không lo sạt lở, ai cũng mừng. Ở đây, các cháu đi học gần ngay nhà, mỗi lần chúng tôi ra xã, huyện có việc cũng thuận tiện hơn", ông Kon tâm sự.
Các em nhỏ Bru-Vân Kiều vui đùa tại ngôi làng mới khang trang. Năm học 2024-2025, con đường đến trường của các em sẽ gần hơn khi khu dân cư mới có cả điểm trường mầm non và tiểu học.
Ngoài ra, trường còn có nhà sinh hoạt cộng đồng, phòng nội trú cho giáo viên, hệ thống giếng khoan, đường dây điện...
Vợ chồng bà Hồ Thị Tuôn (50 tuổi) mới chuyển từ khu vực có nguy cơ sạt lở đất về nơi ở mới. Theo bà Tuôn, mỗi gia đình còn được tặng một con bò, tivi và được hỗ trợ gạo trong 3 năm đầu khi chuyển đến nơi ở mới.
Bên cạnh ngôi làng là 7ha ruộng bậc thang được quy hoạch để tạo sinh kế cho người dân. Ông Hồ Văn Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Lập, cho hay, địa phương sắp chia ruộng để bà con sản xuất. Đây là cơ hội, là động lực giúp bà con khu dân cư Cuôi mới có cuộc sống ngày càng tốt đẹp, sung túc hơn.