Bảo lãnh ra nước ngoài là hoạt động tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy các giao dịch, hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, nó cũng chứa những nguy cơ tiềm tàng, gây bất lợi cho cả 3 bên trong quan hệ bảo lãnh. Việt Nam có quy định gì về hoạt động này? Cùng ACB tìm hiểu ngay tại đây.
Ngôn ngữ được sử dụng trong bảo lãnh ra nước ngoài
Tùy thuộc vào các bên tham gia và quy định ở quốc gia của bên đối tác hợp tác kinh doanh quốc tế mà ngôn ngữ được sử dụng khác nhau. Thông thường, ngôn ngữ được sử dụng trong bảo lãnh ra nước ngoài được viết bằng tiếng Anh, có bản dịch ra tiếng Việt.
Trong trường hợp, đối tác hợp tác kinh doanh quốc tế có yêu cầu khác về ngôn ngữ, thì ngôn ngữ đó cần được sử dụng trong hợp đồng bảo lãnh. Đồng thời, các tài liệu liên quan đến hợp đồng cũng cần được dịch sang ngôn ngữ mà bên đối tác yêu cầu.
Chính vì vậy, việc làm rõ ngôn ngữ sử dụng trong bảo lãnh ra nước ngoài là cần thiết. Hợp tác kinh doanh với nước ngoài cần phải rõ ràng và chính xác. Các bên cần tuân thủ đủ và đúng với quy định của quốc gia liên quan, nhằm thực hiện ủy thác bảo lãnh được chính xác và hiệu quả nhất.
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng bảo lãnh ra nước ngoài cần làm rõ và thống nhất
Cơ quan giải quyết tranh chấp trong quá trình bảo lãnh ra nước ngoài
Trong quá trình thực hiện bảo lãnh, việc tranh chấp đổi khi không thể tránh khỏi. Lúc này, có thể hòa giải là tốt nhất, nếu không, cần có sự can thiệp của cơ quan tư pháp có thẩm quyền.
Cơ quan giải quyết tranh chấp trong quá trình bảo lãnh ra nước ngoài phụ thuộc vào pháp luật mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, các cơ quan này sẽ được liệt kê rõ ràng trong hợp đồng.
Tại Việt Nam, các bên tham gia quan hệ bảo lãnh khi xảy ra tranh chấp, có thể cùng nhau thương lượng trực tiếp để giải quyết vấn đề. Nếu không thương lượng giải quyết được, sẽ được đưa đến tòa án nhân dân và giải quyết dựa theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tranh chấp xảy ra tại thời điểm hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển, đang thi công,... hoặc đang được thực hiện ở nước ngoài, các bên tham gia cần tìm hiểu rõ ràng. Việc giải quyết tranh chấp sẽ được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật của quốc gia đó.
Dịch vụ bảo lãnh ra nước ngoài giúp giảm thiểu rủi ro về tài chính
Mong rằng bài viết này của ACB mang đến cho quý khách hàng thông tin hữu ích. Đặc biệt là về những quy định của pháp luật Việt Nam đối với bảo lãnh ra nước ngoài. ACB là ngân hàng lớn có uy tín hàng đầu Việt Nam, luôn tạo uy tín khách hàng, hài lòng đối tác. Chúc doanh nghiệp của quý khách hàng có thành công vượt trội!
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.
TPO - Chỉ trong 2 ngày, Ngân hàng Nhà nước phát hành gần 20.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Theo các chuyên gia, đây là hoạt động nghiệp vụ hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước để tháo gỡ khó khăn dư thừa vốn, ổn định tỷ giá...
Theo kết quả chào bán tín phiếu vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, phiên ngày 22/9, cơ quan này tiếp tục chào bán tín phiếu 28 ngày theo cơ chế đấu thầu lãi suất. Kết quả có 5 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng là 10.000 tỷ đồng, lãi suất 0,5%.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút 10.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu (ảnh: SBV).
Trước đó, trong phiên 21/9, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chào thầu thành công gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu cho 2 thành viên thị trường với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 0,69%; qua đó rút khỏi hệ thống ngân hàng lượng tiền tương ứng.
Như vậy, trong 2 ngày giao dịch vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng gần 20.000 tỷ ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu.
Ngay sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ (FED) với việc điều chỉnh dự báo lãi suất tại Mỹ trong dài hạn có thể tiếp tục neo ở mức cao và giảm chậm hơn thì việc Ngân hàng Nhà nước thông qua động thái phát hành tín phiếu ở quy mô nhỏ, hút tiền về, được giới tài chính đánh giá là tín hiệu rất rõ ràng về việc Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng sử dụng các công cụ để điều tiết vĩ mô, dư thừa vốn ngân hàng, ổn định tỷ giá…
Trong bối cảnh chính sách tiền tệ của Việt Nam đi ngược chiều các nền kinh tế lớn mặt bằng lãi suất đã liên tục giảm kể từ đầu năm. Hiện lãi suất gần tương đương mặt bằng thấp giai đoạn trước COVID-19.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, mục tiêu phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là hút tiền trên thị trường trong bối cảnh đang thừa tiền, không cho vay ra được.
Việt Nam đang thực hiện việc hạ lãi suất, tăng đầu tư công, giảm thuế VAT... những điều này làm cho chính sách tiền tệ mở rộng nhanh chóng, do đó lượng tiền trên thị trường rất nhiều. Ngoài việc bơm hút tiền bình thường ra, việc phát hành tín phiếu cũng là một trong những cách để Ngân hàng Nhà nước rút bớt tiền trong xã hội.
"Tín phiếu là phát hành ra thị trường nói chung, có thể ngân hàng thương mại chỉ là nơi trung chuyển, ngân hàng thương mại cũng có thể mua tín phiếu từ Ngân hàng Nhà nước để hút bớt tiền trong nền kinh tế, giảm áp lực tiền tệ giữa VNĐ và USD cũng như áp lực về lạm phát. Lúc đó, không phải lo về tỷ giá VNĐ/USD hay e ngại VNĐ mất giá so với USD", ông Thịnh cho hay.
Sau 8 tháng đầu năm, VNĐ chỉ mất giá so với USD hơn 1,6%, như vậy có thể nói VNĐ rất ổn định so với USD. Trong khi đó, lãi suất trên thế giới đã lên mức cao nhất trong vòng 22 năm mà lãi suất VNĐ lại đang giảm mạnh.
TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, thanh khoản dồi dào, Ngân hàng Nhà nước mua vào, qua đó hỗ trợ 1 phần lãi suất liên ngân hàng ở mức phù hợp hơn. Điều này cũng gián tiếp hỗ trợ tỷ giá (nhưng không quá lớn). Theo ông Lực, đây là hoạt động bình thường của Ngân hàng Nhà nước và liệu có tiếp tục phát hành tín phiếu hay không còn tuỳ thuộc vào thanh khoản
Thống kê Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tín dụng đang tăng trưởng rất chậm, đến 15/9 mới chỉ đạt 5,56% (trong khi định hướng cả năm là 14%), và chỉ nhỉnh hơn một chút so với 5,33% đến cuối tháng 8.
Việc dư thừa thanh khoản khiến các ngân hàng liên tục hạ lãi suất huy động. Cuối tuần trước và đầu tuần này, 4 ngân hàng có vốn Nhà nước là Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV đã đồng loạt giảm lãi suất huy động thêm 0,2 - 0,3%/năm, đưa lãi suất huy động cao nhất về chỉ còn 5,5%/năm, thấp nhất trong lịch sử thị trường tiền tệ.
Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất duy trì ở mức rất thấp. Lãi suất bình quân liên ngân hàng ở kỳ hạn chủ chốt là qua đêm giảm xuống chỉ còn 0,14%/năm; kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần giảm còn lần lượt 0,33 - 0,4%/năm; kỳ hạn 1 tháng là 1,03%/năm.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự gia tăng đáng kể trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Do đó, số thuế thu được từ hoạt động này cũng tăng theo nhanh chóng và có đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thuế quan là gì.
Thuế quan là loại thuế do cơ quan hải quan của một quốc gia thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đi qua cửa khẩu của quốc gia đó.
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Theo Điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
– Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Là tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa chịu thuế. Để tổ chức, cá nhân trở thành người nộp thuế phải đáp ứng các đặc điểm pháp lý sau:
Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hóa qua biên giới Việt Nam (với tư cách là chủ hàng).
+ Tổ chức uỷ thác xuất nhập khẩu.
+ Bất kỳ người xuất nhập khẩu hàng hóa khi xuất nhập cảnh. Gửi, nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Các tập thể, cá nhân có giao dịch xuất nhập khẩu phải hoàn thành giao dịch xuất nhập khẩu. Hàng hoá của hoạt động xuất khẩu phải tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, hàng hoá nhập khẩu phải tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay tổ chức, pháp nhân hay không pháp nhân, quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài hay người không quốc tịch,…) không ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu.
Xem thêm: Khu phi thuế quan là gì? Các biện pháp khu phi thuế quan
– Thuế hải quan theo đối tượng chịu thuế gồm: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế quá cảnh.
Theo cách tính thuế, biểu thuế gồm: thuế giá trị, thuế khối lượng và thuế hỗn hợp.
– Tùy theo biểu thuế có biểu thuế tối đa, biểu thuế tối thiểu và biểu thuế ưu đãi.