Kế toán chi phí có vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, cung cấp thông tin hỗ trợ cho công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị. Vậy kế toán chi phí là gì và có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Cùng CareerViet theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Công việc của một kế toán chi phí
Mỗi vị trí kế toán sẽ có những công việc cụ thể nhất định, trong đó công việc của kế toán chi phí trong doanh nghiệp gồm:
Kế toán chi phí có nhiệm vụ thực hiện báo cáo gửi ban lãnh đạo (Nguồn: Internet)
Kế toán chi phí bán hàng và Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh có liên quan tới những hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Chi phí bán hàng có thể bao gồm:
Chi phí bán hàng sử dụng tài khoản kế toán là TK 641 để tập hợp và thực hiện kết chuyển các khoản chi phí phát sinh ở quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và lao vụ. Tài khoản kế toán TK 641 - Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2, cụ thể như sau:
Chi phí bán hàng bao gồm chi phí nhân viên, khấu hao TSCĐ, phí vật liệu bao bì (Nguồn: Internet)
Học ngành Kế toán ra trường làm gì?
Ngày nay, khi nói đến nhóm ngành kinh tế, chúng ta thường nghe nói rằng cơ hội việc làm không còn cao, nhu cầu nhân lực ít,.… nhưng nhận định như vậy là chưa đúng và chưa chính xác. Kế toán – một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ các tổ chức, doanh nghiệp nào từ tư nhân đến nhà nước. Do đó, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực của ngành này rất rộng lớn. Tùy theo chuyên ngành và bậc học cũng như thế mạnh của bản thân, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm được các công việc sau: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng; Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án tại các công ty chứng khoán, ngân hàng; Kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, Giám đốc tài chính – CFO ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế; Nghiên cứu, giảng viên, thanh tra kinh tế,…
Sinh viên Kế toán HUTECH nhận cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp
Công việc đa dạng, hấp dẫn nhưng để có thể tự tin nắm bắt và theo đuổi lĩnh vực này, bên cạnh các kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành, việc trang bị thêm các kiến thức về kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. Tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM – HUTECH, một trong những trường đào tạo ngành kế toán uy tín, sinh viên sẽ được chú trọng trau dồi kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng tìm kiếm để có thể tiếp xúc với các tài liệu tham khảo, quy trình thực hành, phần mềm mới. Bên cạnh đó, HUTECH còn chú trọng cho sinh viên tiếp xúc với các phần mềm kế toán hiện đại, thực hành trong những phòng mô phỏng, phòng doanh nghiệp ảo,…đảm bảo sinh viên có nghiệp vụ vững chắc để khi ra trường có thể tự tin khẳng định mình. Từ các thông tin bài viết đã cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành Kế toán cũng như đã có thể giải đáp được câu hỏi “Ngành kế toán là gì? Học ra trường làm gì?”. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành này hay không, ngành kế toán xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành khoảng bao nhiêu, những trường nào uy tín đào tạo ngành kế toán,… là những câu hỏi bạn phải tiếp tục trả lời nếu thực sự muốn theo đuổi ngành và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực kế toán trong tương lai.Xem thêm
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu
So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính
Ghi lại các thông tin liên quan đến vật liệu, lao động và chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Ghi lại các thông tin bằng tiền.
Loại chi phí được sử dụng để ghi chép?
Chi phí trong quá khứ và chi phí dự báo trong tương lai.
Ghi chép dòng tiền trong quá khứ.
Chỉ được sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp như nhân viên, người quản lý,...
Thông tin được cung cấp cho cả trong nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài như chủ nợ, cổ đông, khách hàng,...
Thường xuyên thực hiện báo cáo cho ban lãnh đạo.
Chỉ báo cáo vào cuối kỳ kế toán, thường là 1 năm.
Kiểm soát chi phí, lập ngân sách giúp cho việc dự báo có thể thực hiện nhanh chóng.
Ghi chép đầy đủ các giao dịch tài chính, thể hiện tình hình tài chính của một công ty một cách chính xác.
Chỉ đo lường lợi nhuận của một sản phẩm hoặc một dịch vụ của doanh nghiệp.
Đo lường lợi nhuận tổng của một doanh nghiệp thông qua thu nhập và chi phí.
Kiểm soát các khoản chi phí doanh nghiệp
Khi kế toán chi phí thực hiện tốt công việc phân loại chi phí như chi phí chính, chi phí bán hàng, chi phí trực tiếp,... sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được chi phí và xác định tốt lợi nhuận của quy trình cũng như hoạt động của doanh nghiệp.
Kế toán chi phí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đo lường giá vốn của các nguồn lực đã được đầu tư để sản xuất ra sản phẩm. Dựa vào đó nhà quản trị sẽ có căn cứ để tính giá thành sản phẩm bán ra hợp lý so với các khoản chi phí đã bỏ ra.
Việc cung cấp những thông tin về chi phí đến nhà quản trị ở các bộ phận khác trong doanh nghiệp giúp họ giảm được những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn và có những giải pháp quản lý chi tiêu hiệu quả, giúp tiết kiệm được các khoản chi phí, hạn chế sự lãng phí và doanh nghiệp sẽ đạt được những mục tiêu kinh doanh.
Kế toán chi phí cung cấp những thông tin, số liệu mang tính lâu dài, phản ánh được thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Nhờ đó nhà quản trị sẽ có những kế hoạch trong việc định chi phí lâu dài.
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến những hoạt động của doanh nghiệp và không thể tách riêng cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí như:
Tài khoản kế toán sử dụng là TK642 - Chi phí doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2 đó là:
Trên đây là thông tin về kế toán chi phí là gì? Vai trò của kế toán chi phí trong doanh nghiệp. Hy vọng, qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về công việc này và có những lựa chọn phù hợp cho bản thân. Để tìm kiếm cơ hội việc làm ở vị trí kế toán chi phí, bạn có thể truy cập ngay CareerViet.vn. Hoặc có thể khảo sát mức lương trung bình của ngành nghề này thông qua VietnamSalary. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc cùng mức lương phù hợp với mong muốn của mình.
Kế toán là một ngành nghề rất phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Khi tìm hiểu về ngành kế toán, câu hỏi “ ngành kế toán là gì? Học ra trường làm gì?” nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phụ huynh và thí sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành kế toán - một ngành nghề hấp dẫn không bao giờ lỗi thời trong nhóm ngành kinh tế, từ đó sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho các bạn trong việc chọn ngành sau này.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về Ngành Kế toán như sau: kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được. Vậy kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, ngành Kế toán nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh
Đối tượng chính của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt đó là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán thường được chia thành hai lĩnh vực: kế toán công và kế toán doanh nghiệp. Chọn học ngành Kế toán, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở ngành như nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,… đến các kiến thức chuyên sâu của ngành như Kế toán ngân hàng, Kế toán tài chính, Thuế, Kế toán công công ty chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,... Về cơ bản, ngành Kế toán hiện nay được phân làm ba chuyên ngành chính: kế toán kiểm toán, kế toán ngân hàng và kế toán tài chính với nhiều bậc học khác nhau từ Trung cấp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng đến Đại học. Vì là ngành học hấp dẫn nên kế toán hiện được đào tạo tại rất nhiều trường, tuy nhiên các trường đào tạo có uy tín, bài bản về ngành kế toán hiện không nhiều, có thể kể đến các trường sau: Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Công nghệ Tp.HCM - HUTECH, Đại học Kinh tế - Tài chính – UEF,…
Xét học bạ ngành Kế toán sớm, cơ hội trúng tuyển cao!