a) Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện;
Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động
a) Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên người sử dụng lao động theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp;
b) Địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú, chức danh trong doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động theo quy định.
Thời hạn của hợp đồng lao động:
Thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
Hợp đồng cung ứng lao động là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có giải thích như sau:
Hợp đồng cung ứng lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Hợp đồng cung ứng lao động là gì? Hợp đồng cung ứng lao động Nhật Bản gồm nội dung gì?
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo thời gian; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Ngoài ra, Các nội dung khác liên quan mà hai bên thỏa thuận được đưa vào Nội dung của hợp đồng lao động.
Trên đây là tư vấn của LAWKEY về Nội dung của hợp đồng lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
Theo nội quy lao động, quy chế của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động
a) Số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của người lao động;
b) Số giấy phép lao động, ngày tháng năm cấp, nơi cấp giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c) Văn bản đồng ý việc giao kết hợp đồng lao động của người đại diện theo pháp luật đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;
đ) Văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động.
Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung hợp đồng lao động như sau:
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Theo nội dung thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy chế của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và theo quy định của pháp luật.
a) Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ;
b) Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
Hợp đồng cung ứng lao động Nhật Bản gồm nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về những nội dung cần có trong hợp đồng cung ứng lao động như sau:
Đồng thời, theo Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH có quy định về nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động tại thị trường Nhật Bản như sau:
Dẫn chiếu đến Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH có quy định nội dung mà hợp đồng cung ứng lao động cần phải có như sau:
Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động tại thị trường Nhật Bản mới nhất: TẢI VỀ
Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
a) Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định theo quy định
b) Hình thức trả lương xác định theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 sau đây
– Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:
+ Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;
+ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
+ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;
+ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.
– Tiền lương theo sản phẩm được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
– Tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
c) Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Bộ luật Lao động.
Theo nội dung thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức tiền lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy chế của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
Còn đối với hợp đồng làm việc của viên chức, theo Điều 26 Luật Viên chức 2010 có những nội dung sau:
Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quan hệ lao động là quan hệ không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Bởi vì từ quan hệ lao động, con người có thể được đáp ứng các nhu cầu khác của mình. Tuy nhiên, việc tham gia một quan hệ lao động lành mạnh là điều không phải ai cũng có thể đạt được. Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan trong quá trình ký hợp đồng lao động, quá trình làm việc và nghỉ việc,… Vậy nên chúng tôi xin đưa ra một số nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng lao động để các bạn tham khảo.
1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG LÀ GÌ?
Điều 13 Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ) quy định khái niệm hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì cũng được coi là hợp đồng lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động (NLĐ).
Trong Điều 14 BLLĐ, pháp luật quy định hợp đồng lao động có thể thể hiện dưới dạng văn bản, hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu, hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.
BLLĐ quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
2. NHỮNG NỘI DUNG CẦN LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Thực tiễn Việt Nam cho thấy quyền lợi của NLĐ trong quan hệ lao động vẫn chưa được bảo đảm. Có rất nhiều trường hợp NSDLĐ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của NLĐ để chèn ép, đưa vào hợp đồng lao động những điều khoản bất lợi cho NLĐ. Vậy để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, NLĐ phải có sự hiểu biết về pháp luật lao động và đọc kỹ hợp đồng lao động trước khi ký. NLĐ phải đặc biệt lưu ý những nội dung sau trong hợp đồng lao động:
Theo quy định của pháp luật, khi giao kết hợp đồng lao động, NLĐ và NSDLĐ có thể ký hợp đồng lao động có điều khoản thỏa thuận về thử việc. Đây là giai đoạn rất quan trọng, tạo cơ sở cho quan hệ lao động chính thức sau này. Tuy nhiên, nhiều NLĐ thường đánh giá chưa đúng về tầm quan trọng của thử việc, do đó không được hưởng đầy đủ quyền lợi trong quá trình thử việc.
Thời hạn thử việc được quy định tại Điều 25 BLLĐ. Theo đó, thời hạn thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Về tiền lương thử việc, pháp luật cho phép hai bên tự do thỏa thuận mức lương phù hợp, tùy thuộc vào tính chất công việc, năng lực làm việc của NLĐ,… Tuy nhiên, mức thỏa thuận ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Thực tế, có rất nhiều NLĐ không biết hoặc không để ý đến điều khoản quan trọng này. Đa số NSDLĐ sẽ lợi dụng sự không biết của NLĐ để “bóc lột”, quy định mức lương thử việc dưới mức quy định, hoặc thậm chí là không trả lương thử việc.
Điều 27 BLLĐ quy định, khi kết thúc thời hạn thử việc, NSDLĐ phải thông báo kết quả thử việc cho NLĐ. Nếu thử việc đạt yêu cầu thì NSDLĐ phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. Nếu thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc. Cần lưu ý rằng, trong thời gian thử việc, mỗi bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Khi làm việc, lương và các quyền lợi khác như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), các trợ cấp như tiền thưởng, tiền nghỉ phép năm, chế độ nâng lương, … là những điều cơ bản mà NLĐ quan tâm. Vì vậy, khi thỏa thuận hợp đồng lao động, NLĐ cần cẩn trọng với điều khoản này.
Tiền lương được quy định tại Chương VI BLLĐ. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Pháp luật không điều chỉnh về mức lương tối đa hay mức lương cố định cho từng công việc nên NSDLĐ và NLĐ có thể tự do thỏa thuận dựa trên khối lượng công việc, khả năng làm việc, môi trường làm việc,… Tuy nhiên, pháp luật quy định về mức lương tối thiểu mà một NLĐ sẽ được nhận. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Như vậy, khi ký kết hợp đồng lao động, NLĐ cần biết mức lương tối thiểu theo pháp luật quy định mà mình được hưởng là bao nhiêu, từ đó có căn cứ để xem xét các quy định về chế độ lương trong hợp đồng lao động. Đồng thời, cũng cần lưu ý đến quy định về các trợ cấp, thưởng, bảo hiểm xã hội,…
Điều 124 BLLĐ quy định có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp thường đặt ra các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác, ví dụ: Phạt giảm/trừ lương, cho đi làm công việc khác,… Trong đó, phạt giảm/trừ lương là hình thức được NSDLĐ thường xuyên sử dụng. Chúng ta rất dễ bắt gặp quy định đến công ty muộn sẽ bị phạt giảm/trừ lương, không làm tốt công việc sẽ bị phạt giảm/trừ lương,… Thực tế, NSDLĐ đang làm sai, hình thức phạt giảm/trừ lương không được pháp luật quy định là một hình thức xử lý kỷ luật lao động.
Ngoài việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật không được quy định trong BLLĐ, NSDLĐ khi áp dụng hình thức sa thải – hình thức được quy định trong BLLĐ thì NSDLĐ vẫn thường vi phạm trong việc xử lý kỷ luật được quy định tại khoản 1 Điều 122 BLLĐ như: Không có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ đang bị xử lý kỷ luật là thành viên; NLĐ không có mặt và không có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật; Việc xử lý kỷ luật lao động không được ghi thành biên bản.
Vì vậy, NLĐ cần đặc biệt chú ý đến những quy định về kỷ luật lao động trong HĐLĐ cũng như nội quy lao động, quy chế của công ty nơi NLĐ định làm việc.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp. NLĐ cần nắm vững các quy định về đơn phương chấm dứt lao động.
Các trường hợp mà NLĐ và NSDLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 35 và khoản 1 Điều 36 BLLĐ. Ngoài khoản 1 Điều 36, NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, đặc biệt là các trường hợp quy định tại Điều 37 BLLĐ. Trong các trường hợp đặc biệt, NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ như: do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kính tế (Điều 42 BLLĐ); do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 43 BLLĐ).
Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 35 và Khoản 1 Điều 36 BLLĐ, NLĐ và NSDLĐ đều có nghĩa vụ phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý. Pháp luật không quy định cụ thể là bao lâu, việc xác định thế nào là khoảng thời gian hợp lý còn tùy thuộc vào tính chất công việc, vị trí làm việc, yếu tố chủ quan và khách quan mà NLĐ và NSDLĐ gặp phải. Trong các trường hợp đặc biệt tại Điều 42 và Điều 43 BLLĐ, NSDLĐ phải thực hiện phương án sử dụng lao động và phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.
Nhìn chung, những vấn đề mà NLĐ khi ký kết hợp đồng lao động cần chú ý là thời gian thử việc, lương, các chế độ phúc lợi xã hội khác, xử lý kỷ luật lao động và quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng lao động.
Công ty Luật TNHH Quốc tế TNTP và Các Cộng sự