Cẩm Nang Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ
Cẩm Nang Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ
Hotline: 0979 409 486 ( 8:00-21:00)
D/c: 443 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, Hồ Chí Minh
Hỏi đáp: fb.com/Giaoductaichinh.edu.vn
Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là một trong những di sản chứa đựng nhiều giá trị nhân văn và mang bản sắc độc đáo của sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Ngày 1/12/2016, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) ghi danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sau gần 7 năm được UNESCO ghi danh và Chính phủ triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh sức lan tỏa mạnh mẽ của di sản này ở nhiều địa phương thì việc thực hành còn bộc lộ một số mặt hạn chế.
Tình trạng thương mại hóa các nghi lễ, lễ hội vẫn xuất hiện ở một số nơi; hiện tượng đốt vàng mã quá mức ở các đền phủ; chất lượng tổ chức nghi lễ, lễ hội chưa cao, có lúc có nơi chưa thực hiện đúng với nguyên tắc tổ chức truyền thống… Tất cả những bất cập nêu trên đã và đang ảnh hưởng trái chiều tới nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
Ông Hoàng Minh Quân - Phó trưởng Ban Phát triển văn hoá tín ngưỡng tôn giáo, Viện Phát triển văn hoá dân tộc cho rằng, đã xảy ra nhiều trường hợp biến tướng “khi các thầy, thủ nhang không hướng dẫn con nhang đệ tử theo đúng chuẩn mực”.
Sự thả lỏng dẫn đến nhiều sai lệch, những giá hầu không hề có trong truyền thống, thậm chí rất phản cảm, từng bị dư luận lên án gay gắt.
Với kinh nghiệm là người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và ở góc độ là cơ quan nghiên cứu, ông Hoàng Minh Quân mong muốn tạo nên một mô hình đào tạo để đưa di sản này vào nề nếp.
Ông Hoàng Minh Quân nhận thấy một thực tế nhiều người theo đạo Mẫu nhưng không được định hướng mà bị thả nổi, hổng kiến thức kiểu “chỉ cần mở phủ trình đồng là xong”.
"Từ điểm yếu này dẫn đến mặt trái khác như hiện tượng vinh danh giả. Tôi mong muốn có cơ chế đặc thù, các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đúng lề lối cùng ngồi lại, thống nhất một cách thức đúng chuẩn theo Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng.
36 giá đồng chỉ được hầu trong khuôn khổ đó thôi, ngoài ra không được phép hầu các giá biến tướng khác. Và trong bối cảnh này, cần có những định hướng chuẩn mực, với sự tham gia của các cơ quan chức năng, các cá nhân uy tín để xây dựng mô hình điểm.
Tôi tâm niệm phải tìm cách khắc phục những mặt trái này, thành lập lớp đào tạo, từ đó nhân mô hình ra các địa phương, ai sai quy chế, cứ Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mà ‘tuýt còi’”, ông Hoàng Minh Quân bày tỏ.
Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Phương Đông - người đã có hơn 50 năm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu cho biết, sau khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, với vai trò là Chủ nhiệm CLB Đạo Mẫu tỉnh Hưng Yên, bà luôn sâu sát thanh đồng, hướng dẫn họ đi đúng đạo, không được làm trái pháp luật, chấp hành Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng.
“CLB của chúng tôi gần 300 hội viên, thực hành đúng lề lối nghi lễ của di sản. Mỗi vấn hầu đều đi sâu sát, uốn nắn các thanh đồng, ai cũng hiểu khi bước vào hầu thánh thì cái tâm phải trong sáng, hướng thiện, gương mẫu”, bà Đông khẳng định.
Bà Đông cho biết đang làm văn bản trình UBND, Sở Nội vụ, Sở VHTTDL tỉnh Hưng Yên thành lập Hội bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, sáp nhập một số chi hội để đưa các thanh đồng vào quy củ, hiểu đúng, đủ về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.
“Mong cơ quan quản lý sẽ phối hợp với chúng tôi để giảng dạy cho các thanh đồng chuẩn mực của giá hầu. Một mô hình chuẩn nề nếp như ông Hoàng Minh Quân ‘thai nghén’ trong giai đoạn này rất cần thiết”, bà Đông nói.
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà NộiĐiện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí MinhĐiện thoại: 028.3823 7216Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà NẵngĐiện thoại: 02511.38356Email: [email protected]
Điện Biên TV - Dân tộc Thái là một trong số 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam hàng nghìn năm qua các cuộc thiên di trong lịch sử. Người Thái ở Việt Nam có số dân đứng thứ 3 cả nước sau người Kinh và người Tày với dân số hơn 1,6 triệu người. Đồng bào Thái được chia thành 2 ngành Thái đen và Thái trắng, sống chủ yếu ở vùng núi phía Tây Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An… Ở Điện Biên, đồng bào Thái trắng sống chủ yếu tập trung ở thị xã Mường Lay, huyện Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé. Còn đồng bào Thái đen thì tập trung ở các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo. Qua quá trình sinh sống, lao động, sản xuất, người Thái đã tạo dựng được những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo riêng có cho dân tộc mình, với những nét đặc trưng về bản sắc văn hóa, kiến trúc nhà ở, trang phục, thổ cẩm, văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, ngôn ngữ, chữ viết… Đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng, cộng đồng dân tộc Thái nói chung, đồng bào Thái đen ở Điện Biên nói riêng đã tạo nên nét văn hoá tín ngưỡng riêng biệt, thể hiện rõ nét về đời sống văn hoá tâm linh, tinh thần của đồng bào.
Đồng bào Thái đen Điện Biên có nhiều hình thức thờ cúng, dựa vào nội dung, hình thức và thời gian tổ chức mà có những tên gọi, hình thức tổ chức khác nhau. Nhưng chung quy lại có hai hình thức chính đó là: "Tám"- nghĩa là cúng, giỗ với khuôn khổ nội dung hẹp hơn, thời gian tổ chức ngắn hơn, ít tốn kém hơn so với "Xên". Ví dụ như: Tam khuồn (cúng vía); Tam tế ta (cúng ma bến nước)... Còn "Xên"- nghĩa là cúng, giỗ với nội dung, hình thức, quy mô lớn hơn, thời gian tổ chức dài hơn, có thể đến hết một ngày, chi phí cũng tốn kém hơn. "Xên" được tổ chức với quy mô rộng, với nhiều hình thức như: "xên mường"- cúng giải hạn cho cả mường, "xên bản"- cúng giải hạn cho cả bản, "xên đẳm"- giỗ tổ tiên, "Xên kẻ khọk"- cúng giải hạn, "Xên xống hâng", "Xên phắn bẻ"... Điểm qua những hình thức cúng giỗ của người Thái Đen Điện Biên, chúng ta có thể thấy nhận thức về nhân sinh quan và thế giới quan của người Thái trong quan niệm về thiên, địa, nhân, trong đó chủ thể con người là trung tâm. Gạt bỏ những yếu tố mê tín dị đoan, mọi lễ nghi cúng bái đều nhằm cầu mong cho con người luôn mạnh khỏe, sống đoàn kết với nhau, hòa đồng với thiên nhiên, với các thế lực siêu nhiên để có một cuộc sống trường tồn ấm no và hạnh phúc... Từ bao đời nay, trong đời sống tâm linh, đồng bào dân tộc Thái đen ở Điện Biên luôn coi ông Trời (Phạ then) và Thần đất, Thần sông (Chẩu nặm, Chẩu đin) là những vị thần quan trọng có sự ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến đời sống con người. Vì thế mà tục lệ cúng trời, đất, mường bản là những nét sinh hoạt tôn giáo mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống tâm linh, tinh thần của đồng bào. Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân, đồng bào Thái thường tổ chức lễ "Xên mường", "Xên bản" cầu mong cuộc sống ấm no, an hoà. "Xên mường", "Xên bản"- còn gọi là lễ hội cầu an, đây là những lễ hội còn lưu giữ rõ nét văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Bà con gửi gắm khát vọng, niềm tin thiêng liêng và sự biết ơn với các vị thần trời, đất; với các bậc tiền bối, các thần linh đã có công khai sáng, bảo vệ và xây dựng bản mường. Trong lễ hội, bà con tổ chức nghi lễ dâng hương, dâng lên các vị thần linh những sản vật mà mình cấy hái được. Cầu cho bà con dân bản ai cũng đều khoẻ mạnh, làm ăn thuận lợi, cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Địa điểm tổ chức lễ xên mường, xên bản là chỗ có cây to nhất trong mường, trong bản - gọi là "Đông xên". Đây được coi là nơi hội tụ hồn bản, hồn mường, là nơi thần linh tụ hội và trú ngụ. Là nơi rất linh thiêng và kiêng kỵ đối với người Thái, đặc biệt đàn bà, con gái không bao giờ được bước vào; đối với đàn ông, con trai thì hằng năm cũng chỉ được vào một lần trước hôm cúng để phát dọn trước khi làm lễ, không một ai dám xâm phạm vì như vậy sẽ động đến các vị thần. Khi cúng lễ, thầy mo cúng các vị thần linh trên trời trước rồi cúng tới những vị thần liên quan đến hoạt động lao động sản xuất của bà con như thần sông, thần núi... là những vị thần bảo hộ cho bản, mường. Họ là những đấng tối cao, vô hình luôn phù hộ bà con khoẻ mạnh, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu. Tiến hành lễ Xên, bà con trong mường, bản đem những sản vật mà mình đã nuôi trồng, cấy hái được tế lễ dâng lên các thần linh. Nhưng điều bắt buộc là trong mâm lễ xên mường vật cúng tế phải là con trâu; còn xên bản gồm lợn, gà và những sản vật mà đồng bào cấy hái, sản xuất được. Không chỉ để cầu may, cầu phúc, Xên mường, xên bản còn là dịp để bà con gặp gỡ, giao lưu. Sau khi ông mo tiến hành xong những nghi lễ cúng bái, bà con trong bản sẽ cùng nhau tham gia lĩnh hội, cùng ăn uống hưởng lộc, cùng nhau giao lưu múa hát và chúc tụng nhau những lời tốt đẹp nhất. Lễ Xên mường, Xên bản của đồng bào dân tộc Thái đen thể hiện sắc thái riêng trong sinh hoạt tôn giáo. Nhưng thực hành tôn giáo trong lễ Xên mường, Xên bản, thực chất là những nghi thức vừa mang tính chất thờ cúng vị thần tối cao là ông trời (phạ then), vừa thờ cúng chúa đất, thần sông (chẩu nặm, chẩu đin). Có thể nói, Xên mường, Xên bản dưới góc độ tâm linh còn lưu giữ trong mình nó nhiều giá trị văn hoá cần được phát huy hơn nữa sao cho nhiều thế hệ người con dân tộc Thái hiểu được, biết được cái hay cái đẹp của văn hoá dân tộc mình. Đặc biệt là thế hệ trẻ để từ đó biết trân trọng, giữ gìn và lan toả được cái hay cái đẹp đến với nhiều người. Ông Lò Văn Nương, bản Co Mỵ, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên cho biết: "Xên bản, Xên mường là một trong những phong tục tập quán lâu đời của đồng bào dân tộc Thái để cầu may, cầu phúc, mọi người ai cũng khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, cuộc sống ấm no. Đây là một lễ nghi cần được gìn giữ, lưu truyền." Thờ cúng ông bà tổ tiên là đạo hiếu tốt đẹp lâu đời của mỗi dân tộc, thể hiện lòng thành kính biết ơn sâu sắc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ đã khuất. Với người Việt Nam nói chung, đồng bào dân tộc Thái đen Điện Biên nói riêng thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tâm linh, tinh thần. Dù trải qua những biến động, thăng trầm, nhưng tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn luôn được bao đời đồng bào Thái gìn giữ và lưu truyền nguyên vẹn để nhắc nhớ về gốc nguồn mỗi con người. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: Đồng bào tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu. Họ phù hộ và cưu mang cho con cháu khi gặp tai ương, hoạn nạn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khích lệ con cháu làm điều thiện và cũng quở trách khi làm những điều tội lỗi... Mỗi khi đến dịp lễ, tết, nhà có hiếu, hỷ hay gặp chuyện khó khăn, đau ốm, người trong nhà làm cơm đặt lên bàn thờ mời ông bà tổ tiên ăn, nghe con cháu kể chuyện, rãi bày hay cầu xin những điều tốt đẹp đến trong cuộc sống... Ông mo Lường Văn Súm, bản Hồng Líu, phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ cho biết: "Người Thái mỗi khi có công to việc lớn như lên nhà mới, ma chay, cưới hỏi hay trong nhà có người ốm đau bệnh tật thì đều làm lễ cúng ma nhà để thông báo với tổ tiên lý do cúng lễ và mời tổ tiên về hưởng thụ lễ vật. Qua đó, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cả nhà đều khoẻ mạnh, ăn nên làm ra. Người Thái nếu không cúng giỗ nghĩa là không có tổ tiên, không thờ cúng tốt thì không được ông bà tổ tiên phù hộ, gia đình làm ăn không thuận lợi, không phát đạt, người trong nhà sẽ ốm đau; thờ cúng là để cầu mong sức khoẻ, may mắn và cuộc sống an lành. Nên từ bao đời nay, mỗi khi trong nhà có công to việc lớn người Thái đều cúng ma nhà để cầu sức khoẻ, làm ăn phát đạt..."
Đồng bào dân tộc Thái đen Điện Biên có nhiều dòng họ khác nhau như: Họ Lò, họ Quàng, họ Cà, họ Vì, họ Lường... và từ xa xưa họ đã hình thành riêng cho dân tộc mình lịch thiên can theo chu kỳ cứ 10 ngày quay vòng một lần. Dựa theo lịch này, mỗi gia đình, dòng họ đều chọn lấy ngày phù hợp với họ nhà mình để cất nhà, cưới xin, đi đường xa, hay làm lễ cúng bái ông bà tổ tiên... Ngoài thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết, hay nhà có hiếu, hỷ, theo lịch thiên can này, tùy theo từng dòng họ, đồng bào Thái còn duy trì cứ 5 ngày hoặc 10 ngày làm cơm cúng tổ tiên một lần, gọi là "Pạt tống". Ngày pạt tống gọi là "Mự Vên tông" (ngày giỗ tổ). Nghĩa là khi bố mất, con phải chọn ngày rước hồn bố lên nhập với tổ tiên và thay ông làm chủ tổ tiên, gọi là "po đẳm". Ngày gọi hồn lên nhập tổ tiên có thể một ngày, ba ngày, năm ngày sau khi bố mất nhưng không được quá một vòng thiên can 10 ngày theo lịch của người Thái. Ví dụ: gọi hồn bố nhập tổ tiên ngày giáp thì cứ đến ngày giáp là ngày giỗ tổ (mự vên tông). Như vậy, mỗi tháng người Thái Đen giỗ tổ ba lần. Trong mâm cúng "Pạt tống" này người ta không quá nặng về hình thức là phải nhất thiết mâm cao cỗ đầy có đầy đủ cá, thịt mà đồng bào quan niệm con cháu sinh hoạt như thế nào, ăn uống ra sao thì ông bà tổ tiên cũng vậy. Nên trong mâm cúng "Pạt tống", ngoài xôi, rượu, người ta chỉ cần sắp con cá nướng, thịt nướng hoặc con gà rồi bày thêm đĩa rau, đĩa măng... đặt lên ban thờ cúng ông bà tổ tiên. Có thể nói, "Pạt tống" là phong tục truyền thống tốt đẹp và là một trong các thành tố tín ngưỡng tạo nên bản sắc riêng biệt của đồng bào Thái đen Điện Biên. Ông Lò Văn Sanh, đội 5, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên chia sẻ: "Phong tục thờ cúng của người Thái chúng tôi, ngoài thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết, thì cứ 5 ngày, hoặc 10 ngày đồng bào lại làm cơm cúng tổ tiên một lần. Tuỳ từng nhà, từng dòng họ mà người ta chọn lấy ngày theo lịch vạn niên của người Thái để thờ cúng tổ tiên nhà mình. Trong mâm cỗ cúng tổ tiên những ngày này, tuỳ theo điều kiện, có nhà thì cúng cá, cúng thịt và có thể có thêm cả rau, cả măng, không phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy như những dịp lễ tết, chủ yếu là thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên nhà mình."
Thờ cúng tổ tiên của đồng bào dân tộc Thái còn thể hiện tính nhân văn ở chỗ, ngoài duy trì và phát huy tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên đằng nội, đồng bào còn giữ được phong tục thờ cúng tổ tiên đằng ngoại. Nếu gia đình nào chỉ sinh được con gái, thì khi bố mẹ mất đi, người con gái cả sẽ giữ trọng trách thờ cúng bố mẹ mình. Nhưng hai tổ tiên đằng nội và đằng ngoại không thể thờ chung một ban thờ. Nên người ta làm một ngôi nhà nhỏ trong khuôn viên của nhà họ làm nơi thờ cúng bố mẹ vợ, gọi là "Hướn nghé". ''Hướn nghé" là chốn linh thiêng cúng bái tụ hồn tổ tiên của người phụ nữ Thái đen. Ngoài việc chăm lo thờ cúng ông bà tổ tiên bên nhà chồng, người phụ nữ Thái đen cũng luôn làm tốt việc thờ cúng bố mẹ đẻ của mình ở "Hướn nghé". Thể hiện lòng thành kính biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ vợ, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong cuộc sống. Với kiến trúc nhà sàn thu nhỏ chỉ một gian, "Hướn nghé" được dựng bằng tre, cao hơn một mét, rộng khoảng 1,3m2 đến 1,5m2, xung quanh được đan phên tre, lợp bằng gianh tre hoặc tấm prô. Bên trong "Hướn nghé" người ta cài "Tạy" theo hướng quay ra phía trước. "Tạy"- tượng trưng là bản khai sinh, khai tử của người con trai trong nhà. Nhưng vì nhà chỉ có con gái, nên trong hoàn cảnh thờ cúng bố mẹ đẻ ở "Hướn nghé", người con gái phải "giả" làm con trai để được thờ cúng cha mẹ mình. Theo đồng bào Thái, "Tạy" tựa như bản khai sinh và khai tử của nam giới trong nhà, trong dòng họ của mình. Còn bản khai sinh, khai tử của nữ giới là "So lo một". Những túi "Tạy", "so lo một" này luôn được cài trên gian thờ, chỉ được phép bỏ đi khi người có tên trong mỗi chiếc "Tạy", "so lo một" đó qua đời. Với khía cạnh "giả" làm con trai thờ cúng bố mẹ đẻ, người phụ nữ Thái đen sẽ duy trì thờ cúng bố mẹ mình vào những dịp lễ tết, ngày giỗ tổ - "pạt tông" của họ đằng ngoại nhà mình. Đến khi người phụ nữ đó mất, không còn ai duy trì thờ cúng nữa, lúc đó "Hướn nghé" sẽ bị phá dỡ đi. Tuy việc thờ cúng bố mẹ đẻ của người phụ nữ Thái ở "Hướn nghé" không quá trang trọng như người con trai thờ cúng tổ tiên đằng nội. Nhưng thờ cúng bố mẹ đẻ ở "hướn nghé" của người phụ nữ Thái thể hiện tính nhân văn sâu sắc, con cái luôn nhớ về gốc gác nguồn cội của mình. Bà Tòng Thị Lún, bản Chiềng Xôm, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên tâm sự: "Bố mẹ tôi sinh toàn con gái, không có con trai nên tôi dựng nhà nhỏ này thờ cúng bố mẹ mình. Cứ 10 ngày tôi lại làm mâm cúng bố mẹ một lần, tôi rất vui khi được chồng con quan tâm cùng sắm sửa, làm tốt việc thờ cúng cha mẹ mình. Có hôm tôi mổ con gà nhưng có hôm chỉ bày con cá, miếng thịt và hoa quả, bánh kẹo cúng mời bố mẹ về hưởng thụ, phù hộ con cháu trong nhà khoẻ mạnh, làm ăn thuận lợi." Bên cạnh làm tốt việc thờ cúng ông bà tổ tiên vào dịp lễ tết, là cư dân lúa nước, các hoạt động sản xuất của đồng bào Thái phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và đời sống của bà con cũng bị ảnh hưởng rất lớn từ những yếu tố tác động của thiên nhiên. Nên hàng năm, sau khi thu hoạch xong lúa mùa, bà con làm lễ cúng cơm mới. Trong lễ cúng cơm mới, ngoài gạo cốm, xôi cốm là đồ cúng chủ đạo, bà con còn sắm đủ rượu, gà, khoai, sắn, mía, hoa quả, bánh trái... những sản vật mà bà con gieo trồng cấy hái được. Hơn thế, bà con còn sắm lên ban thờ con chim, con chuột nướng với hàm ý nhà mình cúng cho những loài động vật hay cắn phá đồng ruộng, cây trồng được ăn củ quả, ngô lúa rồi thì những vụ sau chúng sẽ không về cắn phá nữa... Lễ cúng cơm mới của đồng bào dân tộc Thái đen Điện Biên là một phần trong các nghi lễ thờ cúng mang nét đẹp văn hoá của đồng bào. Đây là dịp đồng bào thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, đất trời đã phù hộ cho gia đình mạnh khoẻ, làm ăn mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống đủ đầy, an vui. Ông Cà Văn Nọi, bản Noong Bua, phường Noong Bua, TP Điện Biên Phủ cho biết: "Hàng năm, khi mùa vụ đã thu hái xong, gia đình tôi chuẩn bị đồ lễ bày biện lên ban thờ cúng cơm mới cho ông bà tổ tiên ăn để ông bà phù hộ cho mình luôn mạnh khoẻ, làm ăn thuận lợi. Theo phong tục người Thái chúng tôi thì không được quên những ngày này, gia đình có khó khăn đói kém cũng phải kiếm để sắm lễ đầy đủ, thờ cúng ông bà tổ tiên cẩn thận và đây là tục lệ lâu đời của người Thái chúng tôi." Ngoài duy trì yếu tố tín ngưỡng tâm linh về thờ cúng các vị thần linh, thờ cúng ông bà tổ tiên; đồng bào Thái đen Điện Biên còn duy trì hình thức tín ngưỡng thờ cúng giải hạn nghĩa là "xên" và tục làm vía "peng khuôn"- nghĩa là tụ hồn cho người gặp hoạn nạn, ốm đau. Làm vía "peng khuôn"-nghĩa là cúng, giỗ với khuôn khổ nội dung hẹp hơn, thời gian tổ chức ngắn hơn, ít tốn kém hơn so với "Xên". Còn "Xên"- nghĩa là cúng, giỗ với nội dung, hình thức, quy mô lớn hơn, thời gian tổ chức lâu hơn, có thể đến hết một ngày, chi phí cũng tốn kém hơn. "Xên" được tổ chức với quy mô rộng, với nhiều hình thức như: "Xên kẻ khọk"- cúng giải hạn, "Xên phắn bẻ"... Tục cúng giải hạn- "xên" hay tục làm vía- "peng khuôn" đã tồn tại trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái từ rất lâu. Vía trong tiếng Thái là "khoăn" nghĩa là hồn vía, và làm vía hay gọi vía nghĩa là "peng khuôn", "hịa khuôn". Người Thái quan niệm cơ thể mỗi người đều có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Mỗi khi phần hồn không khoẻ hay không vui, dỗi hờn về một điều gì đó hoặc bị ma tà đâu đó về làm hại sẽ làm phần xác mệt mỏi, ốm đau, sầu muộn... Khi đó, tuỳ theo mức độ ốm đau mà người Thái thường tổ chức lễ "xên"- giải hạn hoặc làm vía- "pèng khuôn" cho người đó. Người Thái thường tổ chức "peng khuôn", "hịa khuôn" cho người đi xa trở về, người bị tai nạn, ngã sông, suối hay ốm đau, bệnh tật. Làm vía để gọi hồn của người đó trở về nhà với bố mẹ, vợ con, trở về với thể xác, để vía không đi lang thang nơi đất người, nơi bờ suối, bờ sông hay làm vía - "peng khuôn" cho người chuẩn bị sắp đi xa, cho người phụ nữ sắp sinh đẻ để họ gặp nhiều may mắn... Theo quan niệm của người Thái, từ khi sinh ra đến khi trở về với cát bụi, một người Thái ít nhất phải một, hai lần được làm vía và giải hạn. Nhưng tựu chung lại, làm vía và giải hạn thực chất là việc anh em họ hàng động viên, khích lệ người được làm vía, giải hạn để họ phấn chấn, vui vẻ vượt qua những tai ương trong cuộc sống, là cách cộng đồng thể hiện sự quan tâm đến một cá nhân nào đó theo tinh thần "mọi người vì một người". Gạt đi những hủ tục, những quan niệm lạc hậu còn rơi rớt lại, phần tốt đẹp của phong tục này chính là sự cố kết cộng đồng; buổi làm vía, giải hạn là nơi mọi người gặp nhau, trò chuyện, thắt chặt hơn tình cảm anh em, xóm làng. "Đất sống" của những giá trị tinh thần ấy nằm trong nếp sống, nếp nghĩ và tâm hồn của chính mỗi con người trong cộng đồng dân tộc Thái. Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán... luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của mỗi tộc người. Đó là những yếu tố làm nên bản sắc riêng phân biệt giữa các tộc người với nhau. Đương nhiên, trong sự giao lưu kinh tế, văn hoá không thể tránh khỏi sự giao thoa, nhưng đồng bào dân tộc Thái đen ở Điện Biên vẫn luôn giữ gìn và phát huy được những bản sắc vốn có, nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình mà bao đời nay thế hệ cha ông luôn gìn giữ, phát huy.... Ý thức "Có thờ có thiêng" luôn được đồng bào Thái bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng bào luôn ý thức và quan niệm sâu sắc về đời sống tâm linh và đã truyền lại cho con cháu muôn đời sau những vật sản vô giá trong đời sống văn hoá tâm linh của dân tộc mình. Lược bỏ những yếu tố mang sắc thái mê tín dị đoan, trải qua hàng ngàn năm lịch sử sinh tồn và phát triển. Đồng bào Thái đen Điện Biên đã có nhận thức được mối quan hệ tương quan giữa con người và vạn vật, giữa yếu tố vật chất và tinh thần, giữa thế giới hữu hình với thế giới vô hình và mối quan hệ tổng hòa của mỗi cá thể với xã hội. Bởi vậy, cho đến ngày nay, khi xã hội phát triển, các nghi lễ thờ cúng của người Thái đen vẫn luôn tồn tại như một món ăn tinh thần, mang nét đẹp văn hoá truyền thống của một dân tộc đáng trân trọng, giữ gìn. Những nét văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng thờ cúng của đồng bào dân tộc Thái sẽ luôn được duy trì, không bao giờ bị đánh mất. Khi biết đánh giá đúng mức và khai thác hợp lý những giá trị tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, những tín ngưỡng thờ cúng trong cộng đồng dân tộc Thái đen Điện Biên là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu được đúc rút, lưu truyền từ bao đời nay. Đó cũng chính là những động lực để khai thác tiềm năng "văn hóa Thái" vào công cuộc xây dựng nền văn hóa thống nhất, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam./.