Sinh viên xem Thông báo xét học bổng <
Giới Thiệu Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên cơ sở Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật - thành lập ngày 05.10.1962. Ngày 21.9.1972, Trường được đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ Thủ Đức và được nâng cấp thành Trường đại học Giáo dục Thủ Đức vào năm 1974. Ngày 27.10.1976, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức trên cơ sở Trường đại học Giáo dục Thủ Đức. Năm 1984, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức hợp nhất với Trường trung học Công nghiệp Thủ Đức và đổi tên thành Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Năm 1991, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh sát nhập thêm Trường Sư phạm Kỹ thuật 5 và phát triển cho đến ngày nay. Nằm ở cửa ngõ phía bắc Tp. Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, tọa lạc tại số 1 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh tập hợp được các ưu điểm của một cơ sở học tập rộng rãi, khang trang, an toàn, nằm ở ngoại ô nhưng giao thông bằng xe bus vào các khu vực của thành phố, đến sân bay và các vùng lân cận rất thuận tiện.
Thông Tin Liên Hệ Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh Add: 01 Võ Văn Ngân, Linh Chiểu, Quận Thủ Đức Tel: (+84.8) 38968641 Fax: (+84-8) 38961333 E-mail: [email protected] Website: www.hcmute.edu.vn
Thông tin tổng quát về tuyển sinh
ĐH - CĐ - THCN chính quy năm 2004
* Năm 2004, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh tuyển sinh các hệ: đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp (THCN) với hai kỳ thi như sau:
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Ghi chú: Sinh viên nếu có cam kết phục vụ ngành sư phạm (theo chỉ tiêu của Bộ) sẽ được miễn học phí.
Môn thi: Khối A: Toán, lý, hóa
Khối V: Toán, lý, vẽ trang trí màu (vẽ trang trí màu hệ số 2).
Lưu ý: Khối V chỉ tổ chức thi tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ở TP Hồ Chí Minh (không thi tại các cụm thi TP Cần Thơ và Quy Nhơn).
Tuyển những thí sinh thi ĐH khối A, không đủ điểm vào ĐH nhưng đạt điểm vào CĐ.
I. Hệ đại học - Khối K - 3/7 (Khối N cũ) :
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh dự thi phải thuộc 1 trong 2 đối tượng sau:
- Có bằng THCN, trung học nghề phù hợp với ngành dự thi.
- Có bằng Tú tài đồng thời có bằng nghề bậc 3/7 phù hợp với ngành dự thi.
Ghi chú: Thí sinh có bằng thcn, bằng nghề bậc 3/7 theo các hướng sau đây được thi vào ngành phù hợp, cụ thể như sau:
* Ngành Kỹ thuật điện - Điện tử: Điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, Phát thanh truyền hình, Bưu chính viễn thông,... Ngành Điện khí hóa – Cung cấp điện: điện công nghiệp, Điện dân dụng, xây lắp đường dây và trạm, điện lạnh, cơ điện, Điện tàu thủy...
* Ngành Cơ khí chế tạo máy: cơ khí máy, cơ khí cắt gọt, nguội, rèn, gò, hàn, đúc, cơ khí dệt,...
Ngành Cơ khí động lực: Cơ khí ô tô, Điện ô tô, Máy nông nghiệp, máy tàu, máy nổ, máy xây dựng, tăng - thiết giáp...
* Ngành Công nghệ cắt may: May, thời trang...
Lưu ý: Thí sinh có bằng với những ngành nghề khác gần với các ngành đào tạo trên phải nộp bản sao bằng kèm học bạ hoặc bảng điểm để xem xét.
+ Môn 3 : . Kỹ thuật điện với các ngành: Kỹ thuật điện – Điện tử, Điện khí hóa - cung cấp điện
* Vẽ kỹ thuật với các ngành: Cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực.
Kỹ thuật cắt may với ngành công nghệ cắt may.
Thời gian thi: 2 ngày 17 & 18-8-2004.
Địa điểm thi và học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật; số 1 Võ Văn Ngân, Thủ Đức, TPHCM.
Thời gian nhận hồ sơ: Đến ngày 16 -7-2004
II.Hệ chuyển tiếp từ CĐ lên ĐH – Khối K
Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp CĐ hệ chính quy tương ứng với ngành đào tạo.
- Tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng loại giỏi, xuất sắc.
- Tổ chức thi tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng loại khá, trung bình.
Môn thi: 3 môn (chương trình bậc cao đẳng):
+ Môn 3 : Lý thuyết mạch với các ngành: Kỹ thuật điện – điện tử, điện khí hóa- Cung cấp điện.
- Cơ lý thuyết với ngành cơ khí chế tạo máy.
III. Hệ trung học chuyên nghiệp (THCN)
Đào tạo tại Trung tâm Việt – Đức
Khai thác, sửa chữa thiết bị cơ khí
Đào tạo tại Trung tâm Việt – Hàn
Khai thác, sửa chữa thiết bị cơ khí
Nhiệt công nghiệp (Nhiệt - điện lạnh)
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT.
Các cấp, trình độ, lĩnh vực, ngành, và chương trình đào tạo của trường (tính đến 12/8/2012)
A - Căn cứ quyết định số: 38/2009/QĐ-TTg, ngày ngày 09 tháng 3 năm 2009, của thủ tướng chính phủ, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSPKT Tp.HCM) ở cấp 1 có các cấp và trình độ đào tạo với các mục tiêu đào tạo (mục tiêu chung) như sau:
Cấp Giáo dục đại học và sau đại học có trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sỹ, trình độ tiến sỹ
1) Trình độ tiến sỹ: (03 ngành)
Mục tiêu đào tạo: Nhằm giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
2) Trình độ thạc sỹ: (08 ngành – chuyên ngành)
Mục tiêu đào tạo: Nhằm giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
3) Trình độ đại học: (21 ngành)
Mục tiêu đào tạo: Nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
4) Trình độ cao đẳng: (05 ngành)
Mục tiêu đào tạo: Nhằm giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Cấp Giáo dục nghề nghiệp : Có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
Trung cấp chuyên nghiệp: (06 ngành)
Mục tiêu đào tạo: Nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề : (06 nghề) – trung cấp nghề
Mục tiêu dạy nghề: Nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
B - Căn cứ thông tư số 14/2010/TT-BGDĐT, ban hành ngày 27 tháng 4 năm 2010 và thông tư số Thông tư số 04 /2012/TT-BGDĐT ngày 15/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ quyết định số 144/QĐ-BGDĐT, ngày 07/01/2011 và quyết định số 3687/QĐ-BGDĐT, ngày 14/9/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT trường ĐHSPKT có các ngành và lĩnh vực đào tạo theo các trình độ đào tạo là như sau:
1) Trình độ tiến sỹ: (01 lĩnh vực và 03 ngành)
Đơn vị quản lý chương trình và đào tạo
2) Trình độ thạc sỹ: (03 lĩnh vực và 08 ngành)
+ Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (02 ngành);
+ Kiến trúc và xây dựng (01 ngành).
Đơn vị quản lý chương trình và đào tạo
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
2/ Lý luận và phương pháp dạy học
8/ Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
3) Trình độ đại học: (07 lĩnh vực và 21 ngành)
Đơn vị quản lý chương trình và đào tạo
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
5/ Công nghệ kỹ thuật (CNKT) công trình xây dựng
13/ CNKT điều khiển và tự động hóa
Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân
4) Trình độ cao đẳng: (02 lĩnh vực, 05 ngành)
Đơn vị quản lý chương trình và đào tạo
Công nghệ Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Nhiệt công nghiệp (kỹ thuật nhiệt lạnh)
C - Căn cứ luật giáo dục 2005 hệ thống giáo dục của trường gồm: giáo dục chính qui và giáo dục thường xuyên với các hình thức đào tạo vừa làm vừa học và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn.
C1 - Giáo dục chính qui với các cấp, trình độ, loại hình đào tạo:
trong đó ở trình độ đại học, căn cứ quyết định số 144/QĐ-BDGĐTcủa Bộ trưởng Bộ GDĐT ngày 07/01/2011, quyết định số 2745/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2013 và các quyết định 547/ĐHSPKT-ĐT, 706/QĐ-ĐHSPKT-ĐT của Hiệu trưởng trường ĐHSPKT ngày 01/11/2010 và ngày 14/11/2011 có loại hình tổ chức đào tạo và các chương trình đào tạo như sau:
+ Đào tạo đại trà: có các loại chương trình đào tạo (CTĐT) và đối tượng tuyển sinh như sau
- Chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân: (21 CTĐT) đối tượng tuyển sinh là các học sinh tốt nghiệp THPT, đã qua thi tuyển sinh ĐH&CĐ do bộ GDĐT tổ chức, đạt điểm trúng tuyển. Tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư hay cử nhân tương ứng;
- Chương trình đào tạo sư phạm kỹ thuật (giáo viên kỹ thuật, dạy nghề trình độ đại học) (9 CTĐT): đối tượng tuyển sinh là các học sinh tốt nghiệp THPT đã qua thi tuyển sinh ĐH&CĐ do bộ GDĐT tổ chức, đạt điểm trúng tuyển, có đơn xin vào học chương trình SPKT. Tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư hay cử nhân tương ứng và chứng chỉ sư phạm bậc 2;
- Chương trình đào tạo liên thông 1(09 ngành): (chương trình đào tạo khối K3/7 cũ) đối tượng tuyển sinh là các học sinh tốt nghiệp TCCN, trung cấp nghề, công nhân bậc 3/7, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa THPT đạt yêu cầu theo qui định của Bộ GDĐT, đã qua thi tuyển sinh do trường tổ chức theo qui định của Bộ GDĐT, đạt điểm trúng tuyển. Tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư hay cử nhân tương ứng; bao gồm các ngành: Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật nhiệt; Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ may; Kế toán.
- Chương trình đào tạo liên thông 3 (06 ngành): (chương trình đào tạo khối K chuyển tiếp cũ) đối tượng tuyển sinh là các học sinh tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp đã qua thi tuyển sinh do trường tổ chức theo qui định của Bộ GDĐT, đạt điểm trúng tuyển. Tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư hay cử nhân tương ứng; bao gồm các ngành: Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ may; Kế toán.
+ Đào tạo chất lượng cao (CLC) – đối tượng tuyển sinh là các học sinh tốt nghiệp THPT đã qua thi tuyển sinh ĐH&CĐ do bộ GDĐT tổ chức, đạt điểm trúng tuyển nguyện vọng 1, có đơn xin xét tuyển học chương trình CLC. Tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư hay cử nhân tương ứng;
+ Liên kết đào tạo với nước ngoài - đối tượng tuyển sinh là các học sinh tốt nghiệp THPT có đơn xin thi tuyển học chương trình liên kết, đã qua kỳ thi tuyển sinh do trường tổ chức theo qui định của Bộ GDĐT, đạt điểm trúng tuyển. Tốt nghiệp được cấp bằng của các trường liên kết.
C2 - Giáo dục thường xuyên với hình thức đào tạo vừa làm vừa học ở trình độ đại học có các chương trình đào tạo
- Chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân từ học sinh tốt nghiệp THPT, đã qua thi tuyển sinh do trường tổ chức theo qui định của Bộ GDĐT, đạt điểm trúng tuyển. Tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư hay cử nhân tương ứng;
- Chương trình đào tạo liên thông 1: đối tượng tuyển sinh là các học sinh tốt nghiệp TCCN, trung cấp nghề, công nhân bậc 3/7, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa THPT đạt yêu cầu theo qui định của Bộ GDĐT, đã qua thi tuyển sinh do trường tổ chức theo qui định của Bộ GDĐT, đạt điểm trúng tuyển. Tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư hay cử nhân tương ứng;
- Chương trình đào tạo liên thông 2: đối tượng tuyển sinh là các học sinh tốt nghiệp cao đẳng nghề đã qua thi tuyển sinh do trường tổ chức theo qui định của Bộ GDĐT, đạt điểm trúng tuyển. Tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư hay cử nhân tương ứng;
- Chương trình đào tạo liên thông 3: đối tượng tuyển sinh là các học sinh tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp đã qua thi tuyển sinh do trường tổ chức theo qui định của Bộ GDĐT, đạt điểm trúng tuyển. Tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư hay cử nhân tương ứng;
C3 - Giáo dục thường xuyên với hình thức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn có các chương trình đào tạo (theo các hợp đồng cụ thể):
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên ĐH&CĐ;
- Cập nhật kiến thức chuyên ngành;
- Hợp đồng đào tạo theo yêu cầu.
Kết thúc chương trình bồi dưỡng ngắn hạn được cấp chứng chỉ, hay chứng nhận tương ứng.
Hàng năm nhà trường sẽ có các thông báo tuyển sinh tiết hơn cho mỗi cấp, trình độ và loại hình đào tạo theo qui định hiện hành, cụ thể của Bộ GDĐT và sẽ được công khai trên trang WEB trường.
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Tên chương trình đào tạo (tên CTĐT cũ)
Công nghệ chế tạo máy (Cơ khí chế tạo máy)
Công nghệ kỹ thuật ô tô (Cơ khí động lực)
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Điện công nghiệp)
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (Kỹ thuật điện, điện tử)
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Tên chương trình đào tạo (Tên CTĐT cũ)
Kế toán - liên thông 2-cao đẳng nghề
Kế toán - liên thông 3-cao đẳng
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Công nghệ tự động)
Công nghệ chế tạo máy (gồm các CTĐT: Cơ khí chế tạo máy; Thiết kế máy)
Công nghệ chế tạo máy – liên thông 1- khối K3/7
Công nghệ chế tạo máy – liên thông 2- cao đẳng nghề
Công nghệ chế tạo máy - liên thông 3- cao đẳng kỹ thuật
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (Gồm các CTĐT: Cơ điện tử, Cơ tin kỹ thuật)
Công nghệ kỹ thuật ô tô (Cơ khí động lực)
Công nghệ kỹ thuật ôtô - liên thông 1
Công nghệ kỹ thuật ôtô - liên thông 2
Công nghệ kỹ thuật ôtô - liên thông 3
Công nghệ kỹ thuật nhiệt (Kỹ thuật Nhiệt-Điện lạnh)
Công nghệ kỹ thuật nhiệt - liên thông 1
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Điện công nghiệp)
CNKT điện, điện tử - liên thông 1
Công nghệ kỹ thuật Đ, ĐT - liên thông 2
Công nghệ kỹ thuật Đ, ĐT - liên thông 3
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (gồm các CTĐT: Kỹ thuật điện, điện tử; CN Điện tử truyền thông)
Sư phạm kỹ thuật điện tử, truyền thông
CNKT điện tử, tr.thông - liên thông 1
CNKT điện tử, tr.thông - liên thông 2
CNKT điện tử, tr.thông - liên thông 3
CNKT điều khiển và tự động hóa (Công nghệ điện tự động)
Công nghệ kỹ thuật môi trường (Công nghệ môi trường)
Kinh tế gia đình (Kỹ thuật nữ công)