Trái Cây Xuất Khẩu Sang Trung Quốc

Trái Cây Xuất Khẩu Sang Trung Quốc

Sản lượng xuất khẩu hằng năm: hơn 5000 tấn.

Các loại trái cây được xuất khẩu sang Trung Quốc

Các loại trái cây tươi Việt Nam muốn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cần đàm phán và được Trung Quốc chấp nhận mở cửa thị trường thông qua ký kết Nghị định thư. Hiện nay, Việt Nam có 11 loại trái cây tươi có Nghị định thư/được Trung Quốc cho phép xuất khẩu sang thị trường này, bao gồm: Chuối tươi, chanh leo (nhập khẩu thí điểm), sầu riêng, thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, mít, chôm chôm và măng cụt. Bên cạnh trái cây thì các sản phẩm cám gạo, gạo, thạch đen, khoai lang, tổ yến cũng là các sản phẩm đã ký Nghị định thư.

Ngoài ra, các loại trái cây như bưởi, na, dứa, dừa, cam, quýt, sầu riêng đông lạnh… đang trong giai đoạn đàm phán kỹ thuật và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đẩy mạnh để mở cửa giao thương.

Thúc đẩy xuất khẩu trái cây chính ngạch sang Trung Quốc

(PLVN) - Chỉ sau 1 năm xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, sầu riêng đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ USD, gia tăng vị thế của trái cây Việt Nam tại thị trường tỷ dân này.

Một số mặt hàng trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. (Ảnh: Vneconomy.vn)

Đẩy mạnh các sự kiện xúc tiến thương mại

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ này sẽ đồng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Lễ hội trái cây lần thứ 1 tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) với sự hợp tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Hiệp hội Rau quả Việt Nam và các đối tác Trung Quốc. Sự kiện dự kiến diễn ra trong 2 ngày 29 - 30/9/2024, với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp nông sản lớn tại Việt Nam và các hiệp hội chuyên ngành nông sản, nhà nhập khẩu, cung tiêu của Trung Quốc.

Đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Lễ hội trái cây sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng với thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả đã được phép nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Thông điệp quảng bá trái cây Việt Nam dự kiến mang tới Thủ đô quốc gia trên 1,4 tỷ dân lần này dự kiến là “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”. Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động giao thương trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nhà nhập khẩu, phân phối trái cây Trung Quốc, chương trình trải nghiệm sản phẩm, Tọa đàm về tiềm năng xuất khẩu (XK) trái cây Việt Nam.

Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, Lễ hội trái cây lần đầu tiên được kỳ vọng sẽ mang lại cho trái cây Việt Nam cơ hội gia tăng thị phần tại Trung Quốc khi quốc gia này chi khoảng 20 tỷ USD/năm để nhập khẩu hoa quả. Trong khi đó, tính đến nay, với 11 mặt hàng được nhập khẩu chính ngạch, hoa quả Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng hơn 10% thị phần tại Trung Quốc. Ngoài ra, từ tháng 9/2024, quả dừa tươi cũng đã chính thức được XK chính ngạch sang Trung Quốc.

Ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) lưu ý, để giữ vững và gia tăng kim ngạch XK trái cây sang Trung Quốc, doanh nghiệp XK cần hạn chế tối đa các sai sót không đáng có trong quá trình XK trái cây, cụ thể như thông tin trên giấy chứng nhận kiểm dịch, trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần khớp với thực tế lô hàng XK, tránh việc các cơ quan liên quan phía Trung Quốc không cho phép thông quan do vướng phải các sai sót, trong khi thực tế hàng XK đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phía Trung Quốc.

Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) Nguyễn Hữu Quân cho rằng, các biện pháp XTTM hiện nay đều hướng đến mục tiêu tăng cường XK chính ngạch trái cây sang thị trường tiềm năng, do đó, các địa phương có thế mạnh nên tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ hàng nông sản đặc thù địa phương tại các khu vực thị trường nằm sâu trong nội địa Trung Quốc nhằm thúc đẩy chuyển dịch XK theo hình thức thương mại chính quy.

Trung Quốc sẽ sang kiểm tra công tác XK dừa tươi tại Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung, hiện Trung Quốc là thị trường rất quan trọng của dừa, hàng năm nước bạn tiêu thụ 4 tỷ quả dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỷ quả tươi... Trong khi nhu cầu lớn, nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của Việt Nam.

Đại diện Bộ NN&PTNT Việt Nam cho biết thêm, khoảng ngày 11 - 12/9, đoàn công tác của Trung Quốc sang Việt Nam kiểm tra công tác chuẩn bị các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi của Việt Nam để phục vụ XK dừa tươi.

Để chuẩn bị đón đoàn kiểm tra của nước bạn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu 15 tỉnh, thành đang trồng nhiều dừa cần phải nắm bắt, nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn bị các vấn đề, tài liệu liên quan theo quy định theo nghị định thư đã được ký kết giữa Bộ và Tổng cục Hải quan Trung Quốc để tiếp đón, cung cấp thông tin liên quan cho đoàn nhanh chóng và thuận lợi.

Để dừa tươi của Việt Nam được XK qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ông Nguyễn Quang Hiếu đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm túc các điều trong nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc. Cụ thể, tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa XK sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ NN&PTNT Việt Nam được cả Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Trước khi XK, Bộ NN&PTNT phải gửi cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc danh sách các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt và danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên.

Quy định, chính sách xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc

Như đã nói ở trên, Trung Quốc đàm phán, mở cửa giao thương đối với từng sản phẩm và quản lý thông qua Nghị định thư. Vì vậy mỗi loại trái cây cần tuân thủ yêu cầu riêng được nêu trong Nghị định thư đã ký kết. Tuy nhiên vẫn có những quy định, yêu cầu chung mà các loại trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc cần phải tuân thủ.

Sản phẩm phải được sản xuất từ vùng trồng và đóng gói tại cơ sở được Cục bảo vệ thực vật phê duyệt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đánh giá và cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.

Sản phẩm phải được kiểm tra, kiểm dịch trước khi xuất khẩu và có giấy Chứng nhận kiểm dịch thực vật, đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép theo quy định của phía Trung Quốc. Tỷ lệ lấy mẫu và yêu cầu phụ thuộc vào yêu cầu riêng đã thống nhất trong Nghị định thư.

Dịch vụ tư vấn xuất khẩu trái cây chính ngạch sang Trung Quốc của SUTECH

Chuyển đổi từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch và thay đổi để đáp ứng các yêu cầu chất lượng mới của Trung Quốc là việc làm bắt buộc, cấp bách nhưng không dễ dàng đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu trái cây chính ngạch sang Trung Quốc. Nắm bắt được khó khăn đó, SUTECH đã xây dựng dịch vụ tư vấn đăng ký mã xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc trọn gói, chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Tư vấn đăng ký mã số vùng trồng đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng của Trung Quốc, đảm bảo vệ sinh và cách xa nguồn ô nhiễm cũng như dịch hại.

Tư vấn đăng ký mã cơ sở đóng gói đảm bảo yêu cầu kiểm soát quy trình chế biến, đóng gói hợp vệ sinh, ngăn ngừa lây nhiễm dịch hại và truy xuất nguồn gốc khi có yêu cầu.

SUTECH là đơn vị đi đầu trong tư vấn xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Chúng tôi đã đồng hành cũng nhiều doanh nghiệp với quy mô, sản phẩm đa dạng trong quá trình đăng ký xuất khẩu. Do đó, chúng tôi nắm vững yêu cầu của phía GACC, cơ quan quản lý Việt Nam và cả những kinh nghiệm đăng ký thực tế: những điểm cần chú ý, lỗi sai thường gặp trong quá trình đăng ký và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề phát sinh khác.

Chuyên viên tư vấn, chuyên gia hỗ trợ và nhân sự xử lý hồ sơ của SUTECH có chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp, được đào tạo để nắm rõ các yêu cầu đăng ký xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Chúng tôi có đủ khả năng để tư vấn trọn gói, hỗ trợ doanh nghiệp trong tất cả các bước đăng ký mã xuất khẩu cũng như đồng hành trong quá trình đánh giá và duy trì mã xuất khẩu.

Quy trình làm việc của SUTECH được xây dựng và cải tiến dựa trên kinh nghiệm đăng ký cho các khách hàng trước đó. Chúng tôi không ngừng hoàn thiện, tối ưu quy trình tư vấn đăng ký mã xuất khẩu để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho khách hàng, tiết kiệm thời gian đăng ký và tránh những lỗi sai thường gặp làm ảnh hưởng đến hiệu suất.

SUTECH không cam kết cung cấp mức chi phí tốt nhất thị trường nhưng chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chất lượng với chi phí hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Báo giá của SUTECH luôn đảm bảo rõ ràng, mình bạch, hạn chế tối đa tình huống phát sinh chi phí. Mức giá được đưa ra được tính toán và xây dựng dựa trên trạng thái thực tế của doanh nghiệp và khối lượng công việc cần thực hiện.

Nếu bạn muốn biết thêm về quy định mới hay cần tư vấn từ chuyên gia của SUTECH, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Tầng 4, Tòa nhà Lê Xuân Building, Lô B5/D7 KĐT mới Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

(Xây dựng) - Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ hội trái cây lần thứ 1 tại Thủ đô Bắc Kinh, với sự hợp tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Hiệp hội Rau quả Việt Nam và các đối tác Trung Quốc.

Sự kiện dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 29-30/9, với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp nông sản lớn tại Việt Nam và các hiệp hội chuyên ngành nông sản, nhà nhập khẩu, cung tiêu của Trung Quốc.

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam – Bốn mùa thơm ngon”, Lễ hội sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng với thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả đã được phép nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Lễ hội gồm 1 khu gian hàng quốc gia chung trên quy mô diện tích từ 200-500m2 tại Trung tâm phân phối nông sản Tân Phát Địa, quận Phong Đài, thành phố Bắc Kinh. Đây là chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Bắc Kinh, phân phối tất cả các loại trái cây của thế giới nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Trung tâm không chỉ phục vụ nhu cầu của hơn 22 triệu người dân thủ đô Bắc Kinh mà còn cả các địa phương lân cận như: Hồ Bắc, Thiên Tân… Tại Trung tâm quy tụ nhiều doanh nghiệp đầu mối phân phối hoa quả uy tín và có sức tiêu thụ lớn của Trung Quốc, được trang bị cơ sở vật chất hạ tầng kho lạnh, thiết bị vận chuyển và bảo quản hiện đại các loại trái cây tươi.

Khu gian hàng quốc gia chung của Lễ hội dự kiến bố trí 12 đảo trưng bày sản phẩm chuyên đề các loại trái cây và khoai lang đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và 01 đảo sản phẩm tổng hợp để các doanh nghiệp Việt Nam trưng bày, giới thiệu và phục vụ khách tham quan trải nghiệm sản phẩm.

Thông điệp quảng bá trái cây Việt Nam dự kiến mang tới Thủ đô Bắc Kinh lần này dự kiến là “Trái cây Việt Nam – Bốn mùa thơm ngon” (phiên âm Hán Việt là: Việt Nam Thủy quả – Tứ quý mỹ vị) với dụng ý về đẳng cấp trái cây Việt Nam bốn mùa thơm ngon, có khẩu vị, hương vị đặc trưng so với những loại trái cây không được trồng ở khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù như ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động giao thương trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nhà nhập khẩu, phân phối trái cây Trung Quốc, chương trình trải nghiệm sản phẩm, Tọa đàm về tiềm năng xuất khẩu trái cây Việt Nam.

Nhiều năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc với thế giới, và là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Giá trị xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3,33 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam sang Trung Quốc đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, với nhiều sản phẩm và thương hiệu có chỗ đứng vững chắc tại Trung Quốc, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, trái cây Việt Nam phần nhiều còn xuất khẩu qua đường biên mậu, tiểu ngạch và trực tiếp vào các tỉnh phía Nam Trung Quốc có biên giới tiếp giáp với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam là chính. Để phát triển xuất khẩu bền vững và thu được giá trị cao hơn, đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc, xuất khẩu trái cây Việt Nam cần chuyển mạnh sang chính ngạch kết hợp với quảng bá về hình ảnh và thương hiệu.

Bắc Kinh với vai trò là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước, là thị trường có giá trị cao và nhu cầu lớn. Việc tổ chức Lễ hội trái cây tại Thủ đô Bắc Kinh nhằm quảng bá thương hiệu, hình ảnh về trái cây nhiệt đới ngon, bổ dưỡng của Việt Nam, sẽ thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo các doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế. Đây sẽ là cơ hội tốt để các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm trái cây tiêu biểu, cũng như tìm kiếm khách hàng, tăng cường hoạt động giao thương. Sự kiện này sẽ mở ra cơ sở, kinh nghiệm tổ chức các lễ hội chuyên ngành thường xuyên hơn không chỉ ở Bắc Kinh mà còn ở các địa phương trung nguyên, phía Bắc của Trung Quốc nhằm kết nối, mở rộng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường này.

Hiện nay, Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ hàng trái cây lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, hiện nay chỉ có 9 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc: Chuối tươi, mít tươi, nhãn, Thanh long, Măng cụt, Xoài, Vải thiều, Dưa hấu, Chôm chôm. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nhé!