* Thời gian ủ bệnh: Thường là từ 5 - 15 ngày.
Những kiến thức trong so sánh viêm màng não mủ và viêm não Nhật Bản về điểm giống và khác nhau cha mẹ nên biết để tránh những điều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong các loại bệnh thuộc nhóm viêm não. Nguyên nhân gây bệnh là do siêu vi trùng viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh nhân mắc phải bệnh này do bị côn trùng cắn thường là muỗi đốt. Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm vi-rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh, thường gặp ở các em nhỏ dưới 15 tuổi.
Bệnh viêm màng não là do tình trạng viêm màng bao quanh não và tuỷ sống hay còn gọi là màng não. Nguyên nhân của bệnh viêm màng não có thể là do người bệnh bị nhiễm vi trùng hay siêu vi trùng hoặc nhiễm trùng huyết do não mô cầu là tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc phải viêm màng não do các tác nhân không gây nhiễm trùng như phản ứng với các loại thuốc (thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh) và ung thư biểu mô.
Tác nhân gây bệnh và đường lây truyền
Nhiều trường hợp trẻ mắc cả viêm não và viêm màng não cùng một lúc. Khi đó, trẻ sẽ có tất cả các triệu chứng trên, tình trạng bệnh cũng nguy hiểm hơn rất nhiều, cần cho trẻ tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
Cách phòng bệnh viêm màng não và viêm não ở trẻ
Viêm màng não và viêm não nhật bản ở trẻ em là hai bệnh lý rất nặng trong nhóm bệnh não – màng não, nhưng có thể phòng tránh được bằng cách chủ động tiêm vắc-xin.
Hiện tại hệ thống tiêm chủng 36care đang có sẵn các loại vắc xin phòng bệnh Viêm màng não và Viêm não nhật bản. Đến với 36care bạn sẽ được thăm khám và tư vấn tiêm chủng bởi đội ngủ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
Tham khảo giá vắc xin tại 36care ở đây!
Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!
Làm thế nào để phân biệt trẻ bị viêm não Nhật Bản hay viêm màng não do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn Hib,...? Bảo Trung (Tân Uyên, Bình Dương).
Tất cả các loại bệnh viêm não đều do nguyên nhân là siêu vi gây ra. Viêm não Nhật Bản phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản, các nhà khoa học nước này tìm ra virus gây bệnh. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người, từ động vật sang người mà lây thông qua muỗi đốt.
Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu bò, ngựa, chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh. Sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Vì vậy, đây là một bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi.
Để phân biệt viêm màng não và viêm não sẽ không quá phức tạp đối với bác sĩ chuyên khoa. Bởi lẽ, viêm màng não là tổn thương màng bọc ở bên ngoài não, bệnh nhi ở giai đoạn đầu thường có biểu hiệu sốt, nhức đầu, cứng cổ, nôn ói, bỏ bú,... Với trẻ nhỏ, các dấu hiệu không điển hình, khó phát hiện hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như: sốt, nôn nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê. Những triệu chứng nặng sẽ dần xuất hiện ở thời gian sau, nếu tác nhân gây bệnh xâm nhập vào não thì bệnh nhân mới bắt đầu có những biểu hiện như hôn mê, co giật.
Đối với viêm não, viêm não Nhật Bản thì siêu vi sẽ tấn công trực tiếp vào não. Bệnh nhân viêm não sẽ có biểu hiện rối loạn tri giác sớm, như lừ đừ, hôn mê,... Đây là cách phân biệt triệu chứng viêm não Nhật Bản với viêm màng não do phế cầu khuẩn, não mô cầu,...
Đối với bệnh viêm não Nhật Bản, mặc dù tỷ lệ mắc chỉ dưới 1%, nhưng tỷ lệ tử vong lên đến 20-30%. Trong số 70% người có thể sống sót, có đến 50% người có nguy cơ mắc di chứng vĩnh viễn. Do vậy, tỷ lệ nguy hiểm đến tính mạng cao và nặng nề, nếu cộng dồn có thể lên đến 70-80%. Các di chứng cụ thể như: chậm phát triển tinh thần vận động, bại liệt, không nói được, rối loạn hành vi, đối với trẻ gần như chỉ có thể nằm một chỗ,... Đối với bệnh nhân có thể hồi phục, thời gian có thể tính bằng tháng hoặc bằng năm chứ không tính bằng tuần, ngày. Chi phí điều trị tốn kém.
Viêm não Nhật Bản là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em các nước châu Á. Hiện nay, bệnh có vaccine phòng bệnh. Do đó, biện pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vaccine đầy đủ, đúng lịch.
ThS.BS Lê Phan Kim ThoaTrưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP HCM