Xuất Khẩu Tôm Đầu Năm 2022 Là Gì Ạ

Xuất Khẩu Tôm Đầu Năm 2022 Là Gì Ạ

Trong tháng 3/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 34,06 tỷ USD, tăng 45,5% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 14,8%. Kết quả này đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý 1/2022 đạt con số 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022

(vasep.com.vn) Năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh ngành tôm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hệ lụy đại dịch Covid, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ…

Email: [email protected]

Điện thoại 024. 37715055 – ext.203

Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2022 lập kỷ lục khi đạt 4,3 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2021. Tuy nhiên năm nay tình hình không mấy khả quan, khi xuất khẩu sang các thị trường chính đều đồng loạt giảm, bên cạnh đó là sự cạnh tranh về giá bán, từ các quốc gia khác như Ecuador và Ấn Độ.

Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu tôm đạt khoảng 2,6 tỷ USD, vẫn thấp hơn 25% so với cùng kỳ. Nhiều chuyên gia nhận định, sản lượng tôm vẫn sẽ tăng, đạt khoảng 1 triệu tấn các loại. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu khó đạt được như năm 2022.

Những tháng gần đây, kết quả xuất khẩu có dấu hiệu hồi phục. Hai thị trường chủ lực là Mỹ, Trung Quốc bắt đầu gia tăng nhu cầu và xuất khẩu của Việt Nam sang 2 thị trường lớn này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, một số thị trường như Nhật Bản, Australia, Canada cũng tăng cường nhập tôm từ Việt Nam.

Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)

Giá tôm hiện ở mức thấp kỷ lục trong vòng 3 năm nay gây ra nhiều khó khăn cho nông dân., nhất là đang trong thời điểm thu hoạch tôm thẻ với sản lượng lớn. Tại Bạc Liêu, bà con phải gánh áp lực không nhỏ, khi chi phí đầu tư tăng cao. Nhiều hộ thậm chí đứng trước nguy cơ lâm vào cảnh trắng tay.

Giá tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg có giá bán giao động khoảng 110.000 đồng. Mức giá này người nuôi không có lợi nhuận cho dù năng suất có tăng cao. Với các hộ nuôi gặp bất lợi như tôm chậm lớn, dịch bệnh hay tỷ lệ đầu con thấp sẽ bị lỗ hoàn toàn. Không chỉ giá thấp, đầu ra cũng gặp khó vì doanh nghiệp chỉ mua tôm thương phẩm ở một số size nhất định.

"Giá thức ăn, thuốc thủy sản, các vật tư thiết bị để phục vụ nuôi tôm tăng. Thức ăn một năm tăng khoảng 2 - 3 lần, trong khi giá tôm hiện nay thấp", ông Tạ Hoàng Nhiệm, Giám đốc HTX Nuôi tôm công nghệ cao Đông Hải, Bạc Liêu, cho biết.

Hiện nay chí phí nuôi dao động khoảng 100.000 - 110.000 đồng/kg tôm thành phẩm loại 30 con. Theo các chuyên gia, nếu so với Ấn Độ hay Ecuado, chi phí nuôi chỉ khoảng 60.000 - 80.000 đồng/kg thì rõ ràng con tôm Việt Nam đang yếu thế. Ngoài ra. sản lượng nuôi ở 2 quốc gia này cũng gấp 2 - 3 lần Việt Nam. Còn ở khâu xuất khẩu, các mặt hàng tôm cũng gặp khó khi cạnh tranh với sản phẩm tôm từ các nước khác.

Các quốc gia có thế mạnh phát triển nuôi tôm đều đặt mục tiêu tăng sản lượng nuôi trong thời gian tới, vì vậy giá tôm khó có thể phục hồi trong thời gian ngắn.

Khi ngành tôm thiếu năng lực cạnh tranh

Không chỉ sản lượng tôm nuôi đang bị một số nước khác vượt qua, chất lượng tôm của Việt Nam nói chung và của thủ phủ tôm Bạc Liêu nói riêng cũng đang chịu lép vế. Nguyên nhân là vì phần lớn thiếu những chứng nhận cần thiết. Đây chính là giấy thông hành quan trọng để con tôm Việt rộng đường xuất ngoại.

Bạc Liêu có hơn 130.000 hecta nuôi tôm, nhưng đến nay chỉ có 1.300 hecta đạt được các chứng nhận như GlobalGAP, ASC, Organic. Việc thiếu kinh phí xây dựng vùng nguyên liệu an toàn, phải lệ thuộc vào doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, khiến nhiều địa phương gặp khó khi mở rộng chứng nhận quốc tế.

"Các vùng nuôi chỉ dừng ở việc người dân hợp tác với nhau tạo thành diện tích tương đối lớn, sau đó kinh phí là các công ty hỗ trợ, nên việc mở rộng vùng nuôi đạt chuẩn gặp khó khăn", ông Hồ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải, Bạc Liêu, cho hay.

Việc thiếu những chứng nhận cần thiết nên tôm nuôi của người dân dù có chất lượng vẫn bị bán theo kiểu tôm xô, giá rẻ và thị trường thường bấp bênh. Nhiều quốc gia đột ngột thay đổi quy định nhập khẩu sẽ làm lượng tôm này khó tiêu thụ hơn. Điển hình như năm 2021, Trung Quốc đưa ra quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác, chứng thư xuất khẩu đối với nông sản Việt Nam, trong đó có thủy sản khiến doanh nghiệp bị động hoàn toàn.

Không chỉ gặp khó khi nguyên liệu thiếu chứng nhận để cạnh tranh, mà đối với lĩnh vực xuất khẩu, Bạc Liêu cũng chưa được cải thiện.

"Sóc Trăng có nhà máy lớn, do đó kim ngạch xuất khẩu của họ hơn Bạc Liêu. Do đó, thời gian tới cần khuyến khích các nhà máy hiện có để nâng cao dây chuyền, công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, mặt khác thu hút đầu tư các nhà máy mới", ông Tô Minh Đương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu, nhận định.

10 năm qua, Bạc Liêu cũng chỉ loay hoay ở các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên được ký năm 2020, nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào trên địa bàn tỉnh tiếp cận được các nước này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

(vasep.com.vn) Năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh ngành tôm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hệ lụy đại dịch Covid, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ…

Trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu cao và giá tăng. Trong nửa cuối năm, lạm phát cao ở các nền kinh tế lớn đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, trong khi hàng tồn kho vẫn ở mức cao, khiến XK tôm giảm tốc. Tháng 12/2022, XK tôm giảm 21% so với cùng kỳ năm 2021 đạt 259 triệu USD.

Về sản phẩm XK, giá trị XK tôm sú giảm, tôm chân trắng vẫn tăng trong năm 2022. Các sản phẩm tôm chế biến tăng tốt hơn các sản phẩm tôm tươi/đông lạnh. Trong số các sản phẩm tôm sú và tôm chân trắng XK, chỉ tôm sú tươi/đông lạnh giảm 7%, tôm sú chế biến khác tăng tốt nhất 15%. Giá trị XK tôm chân trắng chế biến và tôm chân trắng tươi/đông lạnh tăng lần lượt 11% và 3%.

Trong tháng 12/2022, XK tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm trong đó XK sang Mỹ và EU giảm mạnh nhất lần lượt 46% và 44%, XK sang Nhật Bản giảm 4%, XK sang Hàn Quốc giảm 25%, duy nhất thị trường Trung Quốc vẫn tăng NK tôm từ Việt Nam với mức tăng trưởng 38% trong tháng 12.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2022, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 807 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 11/2022, Mỹ NK 64.014 tấn tôm, trị giá 579,3 triệu USD, giảm 19% về khối lượng và 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tháng thứ tư liên tiếp, NK tôm vào Mỹ ghi nhận giảm.

Nguyên nhân khiến NK tôm vào Mỹ giảm là do tồn kho còn nhiều. Doanh số bán lẻ và dịch vụ thực phẩm đều chậm, các hãng bán lẻ đôi khi còn yêu cầu hoãn giao hàng. Mặc dù tồn kho cao, nhưng giá tôm tại Mỹ không giảm do các nhà bán buôn chưa muốn bán ra vì chưa được giá.

Nhu cầu tiêu thụ trong kỳ nghỉ lễ khá lớn. Đây là kỳ nghỉ đông đầu tiên ở Mỹ kể từ năm 2019 khi du lịch được cho là đã trở lại mức bình thường. Du lịch nhiều hơn có nghĩa là tụ tập nhiều hơn và ăn uống nhiều hơn, dẫn đến tiêu thụ hải sản nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu hồi phục vẫn chưa thể “giúp ích” được cho các nhà xuất khẩu tôm hàng đầu sang Mỹ.

Nhà xuất khẩu tôm hàng đầu của Mỹ là Ấn Độ (21.413 tấn, trị giá 187,18 triệu USD) ghi nhận mức giảm lần lượt là 28% và 31% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam, Thái Lan, Mexico, Argentina và Peru đều ghi nhận mức giảm về khối lượng và giá trị xuất khẩu sang Mỹ. Trong số các nhà xuất khẩu tôm sang Mỹ, chỉ có Ecuador tiếp tục tăng sản xuất tôm so với cùng kỳ năm 2021.

Nhu cầu NK tôm Việt Nam của thị trường Mỹ có thể khá hơn sau quý đầu năm 2023 khi tồn kho giảm bớt và tình hình kinh tế tích cực hơn.

Năm 2022, XK tôm sang thị trường EU đạt 691 triệu USD, tăng 13% so với năm 2021. XK tôm Việt Nam sang EU bắt đầu giảm từ tháng 10 năm 2022. Lạm phát tại đây cao kỷ lục, khủng hoảng giá năng lượng, biến động tỷ giá ảnh hưởng tới chi phí lưu kho và tổ chức tiêu thụ.

Tháng 12/2022, trong khi XK sang hầu hết các thị trường chính đều giảm, XK sang thị trường Trung Quốc vẫn ghi nhận tăng. XK tôm Việt sang Trung Quốc trong tháng này đạt 48 triệu USD, tăng 38%. Năm 2022, giá trị XK tôm sang thị trường này đạt gần 664 triệu USD, tăng 61% so với năm 2021.

Từ 8/1/2023, Trung Quốc dỡ bỏ các quy định kiểm soát ngặt nghèo đối với hàng NK như xét nghiệm, khử trùng và kiểm dịch. Điều này được kỳ vọng làm tăng nhu cầu NK và tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc. XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc dự kiến vẫn tăng trong những tháng đầu năm 2023.

(ANTV) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, 9 tháng đầu năm nay, trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, tôm mang về kim ngạch xuất khẩu cao nhất, ước đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam sang một số thị trường lớn đều đạt kết quả khả quan. Theo quy luật hàng năm, xuất khẩu thường tăng tốc vào quý 3. Tính đến 15/9/2024, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 516 triệu USD, tăng 8%. Xuất khẩu sang EU đạt 337 triệu USD, tăng 15%. Xuất khẩu sang Trung Quốc & Hồng Kông đạt 529 triệu USD, tăng 26%. Xuất khẩu sang Nhật Bản ghi nhận kim ngạch 342 triệu USD, giảm 1% (mức giảm đã thấp hơn so với đầu năm.

Theo số liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), trên thị trường Mỹ, trong tháng 8/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam ghi nhận tích cực hơn các đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador khi xuất khẩu tôm từ các nguồn cung này sang Mỹ đều giảm.

VASEP dự kiến giá tôm nguyên liệu vẫn sẽ tiếp tục khả quan trong quý IV, tuy nhiên có khả năng thiếu nguyên liệu cục bộ do đây là giai đoạn Trung Quốc sẽ tăng mua cho nhu cầu lễ tết Nguyên đán và năm mới, doanh nghiệp cần nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh sản xuất các đơn hàng cuối năm.

Nông sản xuất nhập khẩu thuận lợi qua Lạng Sơn

Những tuần qua, hoạt động xuất nhập khẩu nông sản, hoa quả tươi qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tăng mạnh, nhất là đối với mặt hàng sầu riêng. Để hàng hóa được thông quan thuận lợi, ngoài việc tăng cường trao đổi thông tin đối ngoại, các lực lượng chức năng ở khu vực cửa khẩu đã tích cực triển khai các biện pháp để hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa đúng pháp luật.

TB: Mỗi ngày có từ 1.200 đến 1.300 xe thông quan xuất khẩu nhập khẩu qua các cửa khẩu của Lạng Sơn, với gần 80% mặt hàng xuất khẩu là nông sản, hoa quả tươi như: thanh long, xoài, mít, sầu riêng. Trong đó mặt hàng sầu riêng đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn, có giá trị xuất khẩu cao sang thị trường Trung Quốc. Hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tăng mạnh, vì thế, lực lượng Hải quan cửa khẩu cũng đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số, sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hoá được nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định.

Theo các lực lượng chức năng cửa khẩu, hầu hết xe chở nông sản, hoa quả xuất khẩu ra đến các cửa khẩu của Lạng Sơn đều được thông quan nhanh chóng trong ngày; đảm bảo về trình tự và tuân thủ quy trình về kiểm tra, kiểm dịch, góp phần thu hút doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn.

Với doanh thu cao lên đến 10.000 tỷ mỗi năm, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú được biết đến là tập đoàn thủy sản hàng đầu Việt Nam khi có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước và xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Minh Phú vẫn đang tiếp tục xây dựng mạng lưới tiêu thụ, mở rộng sang các thị trường như Mỹ, Australia, EU, Canada,…

Đây còn là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên của Việt Nam được nhận tiêu chuẩn GlobalG.A.P về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Hai sản phẩm chủ lực đã giúp tạo nên danh tiếng cho Công ty chính là tôm sú và TTCT.

11 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm của Minh Phú đạt 318,885 triệu USD và là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, Minh Phú còn có các Công ty con khác như Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang, Chế biến Thủy sản Minh Phát, Thủy sản Minh Quí…

Thành lập vào năm 1978, Stapimex đã và đang là một trong những công ty NTTS hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của Công ty được chào đón tại các thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Canada, Nhật Bản…

Ngày nay, Stapimex càng tự hào hơn khi sở hữu các trang trại và cơ sở chế biến đạt chuẩn. Nhiệm vụ của Công ty là cung cấp các sản phẩm an toàn, tươi ngon, giàu dinh dưỡng, giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng đến môi trường và các thế hệ tương lai. Trong suốt hơn 4 thập kỷ hoạt động, sản phẩm của công ty Stapimex đã được chấp nhận tại nhiều thị trường trên khắp thế giới.

11 tháng, giá trị xuất khẩu thủy sản của Stapimex đạt 305,139 triệu USD, là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn thứ hai cả nước.

Cases chế biến và xuất khẩu các loại sản phẩm như tôm sú, TTCT, tôm hồng, tôm sắt PD, PUD, PDTO, HOSO, EZP NOBASHI dạng block, IQF, bán khối và theo yêu cầu của khách hàng. Công suất của nhà máy Cases khoảng 4.000 – 5.000 tấn/năm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn chế biến và xuất khẩu các loại mực ống, mực nang, bạch tuộc dạng block, IQF và khay với công suất khoảng 2.000 – 3.000 tấn/năm. Chế biến và xuất khẩu surimi đông lạnh chất lượng cao với công suất khoảng 7.000 – 8.000 tấn/năm. Chế biến, xuất khẩu và cung cấp bột cá trong nước với công suất khoảng 8.000 tấn/năm. Với tiềm lực đa dạng và vị trí lý tưởng, Cases sẽ gia công và cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho trong và ngoài nước.

233,758 triệu USD là giá trị xuất khẩu thủy sản của Cases 11 tháng năm 2022, giúp doanh nghiệp giữ vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.

Với vị trí nhà máy chế biến đặt tại TP Sóc Trăng, Sao Ta thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, thu hút lao động cũng như mở rộng ngành nghề sau này. Đến nay, Công ty đã đặt được nền tảng vững chắc ở các thị trường lớn là EU, Nhật Bản và Mỹ; đồng thời giữ một thị phần khá tốt ở Hàn Quốc, Australia. Trình độ chế biến sản phẩm tôm ở FimexVN thuộc hàng đầu ở Việt Nam và đã được tiêu thụ ở các hệ thống nhà hàng, hệ thống phân phối lớn. Hiện, Sao Ta có vùng nuôi tôm riêng rộng 270 ha, đạt chuẩn BAP, ASC tạo thêm an tâm về tôm sạch tới khách hàng.

Trong chiến lược phát triển của mình, đến năm 2025, Sao Ta sẽ tăng gấp đôi diện tích nuôi tôm, tranh thủ mọi cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại để mở rộng quy mô kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động và nằm trong top 2 những nhà chế biến tôm lớn nhất Việt Nam. 11 tháng, giá trị xuất khẩu tôm của FimexVN đạt 154,592 triệu USD.

Với giá trị xuất khẩu 122,063 triệu USD 11 tháng năm 2022, Thuan Phuoc Corp đứng thứ năm trong bảng xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước năm 2022.

Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước được thành lập năm 1987, hiện đang hoạt động trong KCN Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Công ty là một trong những Nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Thuận Phước sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và thực phẩm công nghệ. Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ, phương tiện giao thông vận tải và hàng tiêu dùng.

Taika Seafood Corp tọa lạc tại miền Nam Việt Nam với diện tích nhà máy chế biến là 12.000 m2. Đây là trung tâm cung cấp nguyên liệu tốt. Công ty đầu tư trang thiết bị hiện đại và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng mới nhất như BRC, BAP, ASC, HACCP, SSOP, GMP. Các trang trại của Taika Seafood Corp được nuôi trồng theo tiêu chuẩn ASC, BAP và GlobalG.A.P để đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.

Sản phẩm chính của Taika Seafood Corp: tôm sú, TTCT, tôm hồng, tôm sắt chế biến sống và chín (HOSO, HLSO, PDTO, PD, PUD), Nobashi, sushi, chiên sẵn, tẩm bột, chả giò, dimsum, khoai tây tôm, các mặt hàng còn nguyên vỏ… Sản phẩm được đóng gói theo block, IQF, semi IQF, hút chân không, khay, màng co… với công suất lên đến 30.000 tấn/năm. Thị trường chính của Taika Seafood Corp là Nhật Bản, EU, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, UAE, Singapore, Philippines… Trong 11 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Taika Seafood Corp đạt 111,723 triệu USD.

Công ty CP Thủy sản Sạch Việt Nam (Vina Cleanfood) là nhà chế biến và xuất khẩu tôm có uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Công ty chế biến và xuất khẩu TTCT và tôm sú cho các kênh bán lẻ và dịch vụ thực phẩm trên khắp Nhật Bản, châu Âu, Bắc Mỹ và các khu vực khác trên thế giới. Sản phẩm bao gồm các mặt hàng giá trị gia tăng (tẩm bột, tempura, tôm ướp…) sushi, nobashi (PTO kéo dài), xiên que, khoanh ngoài tôm chín và tôm sống.

Lợi thế chính của Vina Cleanfood trên thị trường là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Để duy trì nguồn cung cấp nguyên liệu, Vina Cleanfood sở hữu những vùng nông trại bền vững, được chứng nhận BAP và ASC rộng lớn với sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng 4.000 tấn bên cạnh việc thu mua trực tiếp 100% từ nông dân mà chưa có công ty nào làm được điều này tại Việt Nam. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do không ngừng mở rộng diện tích nuôi trồng… Với giá trị xuất khẩu 95,407 triệu USD, Vina Cleanfood cũng là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn của nước ta.

Havico thiết lập mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và sự tôn trọng cao nhất. Havico cung cấp những sản phẩm có chất lượng vượt trội, với Hệ thống quản lý phù hợp với ISO 22000, HACCP CODEX, ISO 9001, ISO 14001, BRC, SA 8000 và ISO/IEC 17025; đồng thời vượt trội về năng lực, kinh nghiệm sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng thủy sản. Havico có mối quan hệ lâu dài và chặt chẽ với các bên liên quan và khách hàng đến từ Nhật Bản, EU, Mỹ và các quốc gia khác trên toàn thế giới từ năm 1995. Havico làm việc tận tâm, nỗ lực vì những sản phẩm tốt nhất và luôn sẵn sàng làm việc vì sự hài lòng của khách hàng.

Với giá trị xuất khẩu 93,034 triệu USD 11 tháng năm 2022, Havico đứng thứ tám trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam.

Công ty CP Nha Trang Seafoods – F17 luôn khẳng định uy tín thương hiệu với khách hàng, ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu đạt 87,458 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2022.

Nha Trang Seafoods – F17 có thị trường xuất khẩu được mở rộng sang các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước Tây Âu… Từ năm 2001 đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đều đạt trên 22 triệu USD. Hai năm 2008, 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD. Nhiều năm liền Công ty được Nhà nước khen thưởng về thành tích thu nộp ngân sách và xuất khẩu. Công ty đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1996), 2 Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1985, 1994) và một Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1981), được Bộ Thương mại tặng danh hiệu đơn vị xuất khẩu uy tín, Hội nghề cá Việt Nam trao tặng cúp Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam.

Bên cạnh sản xuất tôm giống bán ra thị trường, Thông Thuận còn tiến hành nuôi tôm thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Kiên Giang để phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Đối với lĩnh vực chế biến tôm xuất khẩu, hiện Thông Thuận có hai nhà máy: Một nhà máy đặt tại khu công nghiệp Thành Hải, tỉnh Ninh Thuận và một nhà máy đặt tại khu công nghiệp Suối Dầu, tỉnh Khánh Hòa. Các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Thông Thuận đáp ứng đầy đủ về chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất khắt khe của quốc tế. Đối với thị trường châu Âu, Công ty có đầy đủ các chứng chỉ: GlobalG.A.P, ASC, BRC, BAP 3 sao, IFS, BSCI, SEDEX, BAP 4 sao, do đó tạo ra nguồn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chất lượng cao, được khách hàng các nước tin tưởng, thị trường luôn tăng trưởng. Trong 11 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm của Thông Thuận đạt 74,704 triệu USD, giúp doanh nghiệp có mặt trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam.

Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm của Việt Nam đạt khoảng 3,8 tỷ USD, tăng khoảng 2,7% so với năm 2020. Năm 2022, mục tiêu xuất khẩu tôm của Việt Nam phấn đấu đạt 3,9 - 4 tỷ USD.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tập trung quản lý tốt khâu giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, các địa phương, doanh nghiệp và người nuôi tôm cần đẩy mạnh quản lý số, xây dựng mã số vùng nuôi, ao nuôi cũng như thông số để truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp, hiệu quả; phát triển các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao để giảm lao động trực tiếp, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh./.

Tiến Dũng – Thanh Văn/Chuyên mục Vàng trong đất ngày 11.12-TTV

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Thủy sản Minh Phú, Sao Ta, Minh Phú Hậu Giang, Thủy sản miền Trung và Hải Việt là 5 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Nhật Bản trong năm vừa qua.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm tương đối ổn định của Việt Nam trong năm 2022 với mức tăng trưởng 16% so với năm 2021, đạt 671 triệu USD.

Trong số các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng kim ngạch lớn nhất với 13,5%. CTCP Thực phẩm Sao Ta đứng vị trí thứ 2 với 11,2%; đứng vị trí thứ ba là CTCP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang với 10,3%; CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung với 4,9%...

Theo VASEP, thị trường Nhật Bản đòi hỏi kỹ thuật chế biến tinh tế, tỉ mỉ, phù hợp năng lực chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh tôm nguyên liệu trong nước giảm do dịch bệnh trên tôm, các sản phẩm tôm Việt Nam chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn giữ được ưu thế hơn so với các thị trường khác.

Trong 3 nhóm sản phẩm tôm chính xuất khẩu sang Nhật Bản, giá trị xuất khẩu tôm sú chế biến tăng mạnh nhất với 25%, góp phần kéo đà tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm tôm nói chung sang thị trường này. Theo VASEP, trong vòng một năm trở lại đây, người tiêu dùng Nhật Bản đang có xu hướng tăng nhu cầu tiêu thụ tôm sú từ thị trường Việt Nam.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm xuất khẩu chính như tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm tẩm bột xù, tôm thẻ PDTO Nobashi đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm chân trắng còn đuôi luộc đông lạnh, tôm thẻ bóc vỏ bỏ đầu bỏ đuôi hấp đông lạnh, tôm thẻ hấp đông lạnh…

Giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2022 dao động từ 5,1-10,6 USD/kg. Giá trung bình tôm sú đông lạnh xuất khẩu sang Nhật Bản dao động từ 10,8-15,8 USD/kg.

Đánh giá về tình hình năm 2023, VASEP dẫn nguồn từ Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), triển vọng tiêu dùng cá nhân của Nhật Bản năm nay dự kiến tăng 2,2% nhờ sự khôi phục của lĩnh vực du lịch - dịch vụ và chính sách tăng lương cho người lao động của các doanh nghiệp trong nước vào đợt tăng lương vào mùa xuân.

Với những thông tin tích cực về nền kinh tế Nhật Bản, dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này vẫn ổn định trong năm 2023. Nửa đầu tháng 1/2023, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt gần 20 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong quý 1/2022 có 15 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 3/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,73 tỷ USD, tăng 36,8% so với tháng trước và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý 1/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%, nhập khẩu tăng 15,9%.