Nguyễn Trọng Luân

Nguyễn Trọng Luân

- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa năm 1999.

Tòa nhà Hapulico Complex, 85 Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng

Tòa nhà Hapulico Complex, 85 Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng

Báo giá cho thuê văn phòng tại tòa nhà 85 vũ trọng phụng. Tòa nhà Hapulico Complex, hapulico vũ trọng phụng, Nguyễn Huy Tưởng – quận Thanh Xuân – Hà Nội:

Biểu tình tại Thiên Tân và Trung Nam Hải

Vào cuối những năm 1990, mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản đối với phong trào Pháp Luân Công phát triển ngày càng trở nên căng thẳng. Các báo cáo về phân biệt đối xử và giám sát của Cục Công an với các học viên đã gia tăng chóng mặt, và các học viên Pháp Luân Công cũng thường xuyên tổ chức các cuộc "biểu tình ngồi" để phản ứng lại các bài báo trên các phương tiện truyền thông mà họ coi là chống Pháp Luân Công. Các báo cáo điều tra mâu thuẫn nhau, được một bên là Bộ Công an và một bên là Ủy ban Thể thao Nhà nước do Kiều Thạch đưa ra, đã làm những bất đồng giữa giới lãnh đạo Trung Quốc về cách đối xử với Pháp Luân Công ngày càng tăng.

Vào tháng 4 năm 1999, một bài báo chỉ trích Pháp Luân Công đã được công bố trên tạp chí Độc giả Thanh niên của Đại học Sư phạm Thiên Tân. Bài báo này được nhà vật lý Hà Tộ Hưu viết ra. Như Porter và Gutmann đã chỉ ra, Hà Tộ Hưu là người thân của thành viên Bộ Chính trị, Bí thư Bộ Công an La Cán.[95][183] Bài viết này coi khí công nói chung và Pháp Luân Công nói riêng là mê tín dị đoan và có hại cho thanh thiếu niên.[184] Các học viên Pháp Luân Công phản ứng bằng cách bao vây văn phòng của tờ báo và yêu cầu rút lại bài báo.[179] Không giống như các trường hợp trước đây với việc phản đối thành công của học viên Pháp Luân Công, vào ngày 22 tháng 4, cuộc biểu tình tại Thiên Tân đã bị phá vỡ với sự xuất hiện của 300 cảnh sát chống bạo động. Một số học viên đã bị đánh đập, và 45 người đã bị bắt.[92][179][185] Các học viên Pháp Luân Công khác được cho biết rằng, nếu họ muốn phản đối nữa, họ cần phải đưa vấn đề này lên với Bộ Công an và đến Bắc Kinh để kháng cáo.[183][185][186]

Cộng đồng Pháp Luân Công đã phản ứng bằng cách huy động hội viên một cách nhanh chóng. Vào sáng ngày 25 tháng 4, 10.000 học viên đã tụ tập gần trung tâm văn phòng khiếu nại để yêu cầu chấm dứt việc truyền thông leo thang chống lại Pháp Luân Công, và yêu cầu thả các học viên ở Thiên Tân. Theo Benjamin Penny, các học viên đã tìm cách yêu cầu ban lãnh đạo Trung Quốc bằng cách tiếp cận họ và, "mặc dù rất nhẹ nhàng và lịch sự, thể hiện rõ ràng rằng họ sẽ không chấp nhận bị đối xử tồi tệ như vậy nữa."[88] Nhà báo Ethan Gutmann đã viết rằng nhân viên an ninh đã chờ sẵn, và dồn các học viên vào phố Fuyou ở mặt trước của văn phòng chính phủ tại Trung Nam Hải.[183] Họ ngồi lặng lẽ trên vỉa hè xung quanh Trung Nam Hải.[187]

Năm đại diện của Pháp Luân Công có cuộc gặp với Thủ tướng Chu Dung Cơ và các quan chức cấp cao khác để thương lượng một giải pháp. Các đại diện của Pháp Luân Công đã được đảm bảo rằng chế độ luôn hỗ trợ các bài tập vật lý để cải thiện sức khỏe và không coi các học viên Pháp Luân Công là những người chống chính phủ.[187] Đạt được thỏa thuận này, đám đông học viên Pháp Luân Công biểu tình đã giải tán.[183]

Tổng Bí thư Đảng Giang Trạch Dân được thông báo từ Ủy viên Bộ Chính trị La Cán,[144] và được báo cáo ông đã tức giận vì sự táo bạo của cuộc biểu tình, đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc biểu tình Thiên An Môn mười năm trước đó. Giang kêu gọi phải hành động kiên quyết để ngăn chặn Pháp Luân Công,[111] và đã chỉ trích Thủ tướng Chu vì "quá mềm yếu" trong việc xử lý tình hình.[92] Buổi tối hôm đó, Giang viết một bức thư nêu rõ ý muốn của mình là muốn Pháp Luân Công bị tiêu diệt. Trong thư, Giang bày tỏ sự lo ngại về quy mô và mức độ phổ biến của Pháp Luân Công, và đặc biệt là về số lượng lớn các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản cũng đồng thời là các học viên Pháp Luân Công. Ông cũng gợi ý rằng những triết lý thần học của Pháp Luân Công là đi ngược lại với các giá trị vô thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, và do đó tạo thành một hình thức cạnh tranh về ý thức hệ.[188]

Pháp Luân Công cho rằng Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đàn áp Pháp Luân Công này.[189][190] Peerman trích dẫn các lý do như sự ghen tỵ cá nhân đối với Lý Hồng Chí (còn đang nghi ngờ); Saich chỉ ra sự giận dữ của Giang là do sự phát triển trên quy mô rộng rãi của Pháp Luân Công, và cuộc đấu tranh tư tưởng là nguyên nhân cho sự đàn áp sau đó. Willy Wo-Lap Lam cho thấy quyết định của Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công đã liên quan đến một mong muốn củng cố quyền lực của Giang trong Bộ Chính trị.[191] Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và tầng lớp cầm quyền đã tỏ ra không hề thống nhất ý kiến về việc có nên đàn áp Pháp Luân Công hay không.[177]

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, lực lượng an ninh bắt giam hàng ngàn học viên Pháp Luân Công mà họ xác định là các lãnh đạo.[111] Hai ngày sau, vào ngày 22 tháng 7, Bộ Nội vụ Trung Quốc đặt Pháp Luân Công ra ngoài vòng pháp luật, coi nó là một tổ chức bất hợp pháp "tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, ủng hộ sự mê tín và truyền bá những điều nguỵ biện, lừa gạt người khác, kích động, tạo ra rối loạn và gây nguy hiểm cho sự ổn định xã hội".[192][193] Cùng ngày, Bộ Công an đã ban hành một thông tư cấm công dân tập Pháp Luân Công theo nhóm, cấm sở hữu bài giảng của Pháp Luân Công, cấm hiển thị biểu ngữ hay biểu tượng của Pháp Luân Công, và cấm phản đối lệnh cấm này.[177]

Các chiến dịch tiếp theo nhằm "nhổ tận gốc" Pháp Luân Công thông qua việc kết hợp các công tác tuyên truyền, bắt giữ, và cải cách tư tưởng cưỡng chế đối với các học viên, đôi khi dẫn đến tử vong. Trong tháng 10 năm 1999, bốn tháng sau khi lệnh cấm được ban hành, các nghị định đã được ban hành để đặt "các tôn giáo không chính thống" ra ngoài vòng pháp luật và phạt tù các học viên Pháp Luân Công.[194][195]

Phương Tây ước tính hàng trăm ngàn người đã bị giam giữ không qua xét xử, và tuyên bố rằng các học viên đã phải lao động cưỡng bức, bị lạm dụng tâm thần, bị tra tấn, và phải chịu các phương pháp tẩy não cưỡng chế của chính quyền Trung Quốc.[8][196][197] Năm 2008, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và "Ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc" trích dẫn các ước tính rằng có tới một nửa số người trong các trại cải tạo lao động của Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công.[198][199] Nhà nghiên cứu Ethan Gutmann ước tính rằng Pháp Luân Công chiếm trung bình từ 15 đến 20 phần trăm của tổng số người "lao cải" trong thời kỳ đó, trong đó bao gồm việc cải tạo thông qua các trại lao động cũng như các nhà tù và các hình thức giam giữ hành chính.[200] Các cựu tù nhân trong hệ thống trại cải tạo lao động đã báo cáo rằng các học viên Pháp Luân Công là một trong những nhóm tù nhân lớn nhất; ở một số cơ sở trại lao động và nhà tù, họ chiếm đa số các tù nhân, và thường được biết đến là các tù nhân chịu án dài nhất và bị đối xử tồi tệ nhất.[201][202] Một báo cáo năm 2013 của Tổ chức Ân xá Quốc tế về các trại cải tạo lao động cho thấy rằng, các học viên Pháp Luân Công "chiếm trung bình từ một phần ba, và trong một số trường hợp, chiếm đến 100% tổng số tù nhân" của một số trại cải tạo.[203]

Theo Johnson, chiến dịch chống Pháp Luân Công mở rộng ra nhiều khía cạnh của xã hội, bao gồm cả bộ máy truyền thông, lực lượng cảnh sát, quân sự, hệ thống giáo dục, và nơi làm việc.[69] Một cơ quan ngoài hiến pháp, "Phòng 610" được tạo ra để "giám sát" các nỗ lực này.[8][194][204] Báo Human Rights Watch (2002) ghi nhận rằng các gia đình và nơi làm việc đã được kêu gọi để hợp tác với chính phủ.[177]

Các nhà quan sát nước ngoài đã cố gắng để giải thích lý do của Đảng Cộng sản Trung Quốc cấm Pháp Luân Công là bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Các lý do này bao gồm sự phổ biến của Pháp Luân Công, lịch sử của các phong trào "nửa tôn giáo" tại Trung Quốc mà sau đó đã biến thành các cuộc nổi dậy mang tính bạo lực nhằm lật đổ triều đại (ví dụ như loạn Hoàng Cân, loạn Bạch Liên giáo), sự độc lập không phụ thuộc vào nhà nước của Pháp Luân công, việc từ chối đi theo đường lối của Đảng Cộng sản, việc đấu tranh chính trị và đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản, và nội dung thần học của Pháp Luân Công - vốn mâu thuẫn với các khía cạnh của hệ tư tưởng Mác-xít chính thức.

Tân Hoa xã, cơ quan thông tấn chính thức của Đảng Cộng sản, đã tuyên bố rằng Pháp Luân Công là "đi ngược lại với Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền trung ương, giảng dạy lý thuyết hoang tưởng, chủ thuyết hữu thần và mê tín phong kiến."[205] Tân Hoa Xã cũng khẳng định rằng "Cái gọi là nguyên lý 'Chân, Thiện, Nhẫn' được [Pháp Luân Công] thuyết giảng không có điểm nào chung với sự tiến bộ đạo đức và văn hóa xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang phấn đấu để đạt tới", và cho rằng việc tiêu diệt Pháp Luân Công là cần thiết để giữ gìn "vai trò tiên phong và sự trong sạch" của Đảng Cộng sản.[206] Các bài báo khác xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của nhà nước trong những ngày và tuần đầu tiên của lệnh cấm khẳng định rằng Pháp Luân Công phải bị tiêu diệt bởi vì triết lý "hữu thần" của nó đã mâu thuẫn với tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa duy vật.

Willy Wo-Lap Lam viết rằng chiến dịch trấn áp đối với Pháp Luân Công có thể đã được sử dụng để thúc đẩy lòng trung thành với chính ông ta; Lam trích dẫn một cựu đảng viên nói rằng "bằng cách gây ra một phong trào theo kiểu Mao [chống lại Pháp Luân Công], Giang đã buộc các cán bộ cao cấp cam kết trung thành với phe cánh của ông ta."[207] The Washington Post báo cáo rằng các nguồn thông tin chỉ ra không phải tất cả các thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị đều đồng ý với Giang rằng Pháp Luân Công cần phải bị tiêu diệt,[208] nhưng James Tong cho thấy là không có phản đối mạnh mẽ từ Bộ Chính trị đối với quyết định của Giang.

Human Rights Watch nhấn mạnh rằng việc trấn áp Pháp Luân Công phản ánh nỗ lực lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm tiêu diệt các phong trào tôn giáo, mà chính phủ tin rằng bản chất của các phong trào này đều mang tính lật đổ.[177] Chính phủ Trung Quốc chỉ bảo vệ các nhóm tôn giáo được xem là yêu nước, chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Các tôn giáo không đăng ký nằm ngoài các tổ chức được nhà nước vì vậy dễ bị trấn áp.[209] The Globe and Mail viết: "... bất cứ hội nhóm nào không chịu sự kiểm soát của Đảng là một mối đe dọa".[210] Craig S. Smith của The Wall Street Journal viết rằng Đảng cảm thấy ngày càng bị đe dọa bởi bất kỳ hệ thống niềm tin nào dám thách thức tư tưởng của mình và có khả năng tự tổ chức.[211] Và Pháp Luân Công, với hệ thống niềm tin đại diện cho một sự hồi sinh của tôn giáo truyền thống Trung Quốc, đã được một số lượng lớn các đảng viên Cộng sản và các sĩ quan quân đội thực hành. Điều này được Giang Trạch Dân coi là đặc biệt đáng lo ngại; theo Julia Ching, "Giang chấp nhận sự đe dọa của Pháp Luân Công với tư cách là một hệ thống tư tưởng mới: tín ngưỡng hữu thần chống lại chủ nghĩa vô thần chuyên chính và duy vật lịch sử. Giang [muốn] thanh tẩy chính phủ và quân đội khỏi các niềm tin như thế."[212]

Yuezhi Zhao chỉ ra một vài yếu tố khác có thể dẫn đến một sự suy giảm của mối quan hệ giữa Pháp Luân Công và các phương tiện truyền thông và nhà nước Trung Quốc.[87] Các yếu tố này bao gồm việc đấu đá nội bộ giữa các môn phái khí công của Trung Quốc, ảnh hưởng của các môn phái khí công đối địch đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, và các cuộc đấu tranh từ giữa năm 1996 đến giữa năm 1999 giữa Pháp Luân Công và các tầng lớp quyền lực của Trung Quốc về pháp nhân và sự đối xử của nhà nước đối với phong trào này.[87] Theo Zhao, các học viên Pháp Luân Công đã thành lập ra một "thương hiệu đối kháng" - một bản lĩnh dám chống lại sự theo đuổi giàu sang, quyền lực, tính hợp lý của khoa học hiện hành, và "toàn bộ hệ thống giá trị liên quan đến dự án hiện đại hóa của Trung Quốc."[87] Ở Trung Quốc phong trào này đã đại diện cho một truyền thống tâm linh và đạo đức bản địa Trung Quốc, một phong trào phục hồi văn hóa, và tạo ra sự tương phản rõ rệt với "chủ nghĩa Mác mang màu sắc Trung Quốc".[213]

Tương tự, Vivienne Shue viết rằng Pháp Luân Công là một thách thức toàn diện cho tính chính danh của Đảng Cộng sản. Shue lập luận rằng trong lịch sử các hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định tính chính danh của họ bằng một khẳng định muốn đạt đến chân thiện mỹ thì phải thông qua họ. Trong triều đình Trung Quốc, cái gọi là chân thiện mỹ được dựa trên một nhân sinh quan Nho giáo và Đạo giáo. Còn trong trường hợp của Đảng Cộng sản, sự thật được đại diện bằng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Pháp Luân Công đã thách thức mô hình chủ nghĩa Mác-Lênin, làm sống lại một sự hiểu biết dựa trên những quan niệm Phật giáo hay Đạo giáo mang tính truyền thống hơn.[214] David Ownby cho rằng Pháp Luân Công cũng thách thức bá quyền của Đảng Cộng sản khi giải nghĩa dân tộc Trung Quốc: "[Pháp Luân Công] làm sống lại một tầm nhìn khác của truyền thống Trung Quốc và giá trị hiện đại của nó bây giờ. Điều này đe dọa đến nhà nước và Đảng vì nó phủ nhận rằng Đảng cộng sản là tổ chức có quyền duy nhất xác định ý nghĩa của dân tộc Trung Quốc, và có lẽ cả khái niệm thuộc tính Trung Quốc."[215]

Maria Chang lưu ý rằng kể từ khi triều đại nhà Tần bị lật đổ, "các phong trào tạo thay đổi lớn đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử của Trung Quốc", thể hiện rõ nhất trong cuộc cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã đưa những người Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền.[84] Patsy Rahn (2002) mô tả mô hình các cuộc xung đột giữa các nhóm tôn giáo Trung Quốc và những người cai trị họ. Theo Rahn, lịch sử của mô hình này bắt nguồn từ sự sụp đổ của triều đại nhà Hán bởi loạn Hoàng Cân, một cuộc nổi loạn có vỏ bọc ban đầu là tổ chức tôn giáo: "Mô hình là nhà cầm quyền luôn chăm chú theo dõi đối với các nhóm tôn giáo, vào những thời điểm nhất định thì bị các nhóm này đe dọa, vào những thời điểm khác thì lại mở chiến dịch chống lại các nhóm tôn giáo này. Nó bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ hai và tiếp tục trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến, qua thời kỳ Mao và duy trì cho đến ngày nay."[216]

Theo James Tong, chính quyền áp dụng cả những giải pháp cưỡng chế Pháp Luân Công và việc "chuyển hóa" của các học viên.[217] Đến năm 2000, Đảng Cộng sản nâng cấp chiến dịch của mình bằng cách tuyên án các học viên "tái phạm" buộc phải "học tập cải tạo thông qua lao động", với nỗ lực để họ từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công và "chuyển biến" những suy nghĩ của họ.[177] Điều khoản này cũng được cảnh sát sử dụng khá tùy tiện, trong khi một số học viên đã bị kết án với các tội danh mơ hồ, chẳng hạn như "gây rối trật tự xã hội", "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia", hoặc "lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa".[218] Theo Bejesky, đa số học viên Pháp Luân Công bị tù dài hạn được xử lý hành chính thông qua hệ thống này thay cho hệ thống tư pháp hình sự. Sau khi hoàn thành thời gian học tập cải tạo, những học viên vẫn giữ niềm tin Pháp Luân Công sau đó sẽ bị giam giữ trong các "trung tâm giáo dục pháp luật" được thành lập bởi chính quyền cấp tỉnh để "chuyển hóa tâm trí".[218][219]

Phần lớn các chương trình chuyển đổi này dựa trên các kỹ thuật nhồi sọ theo kiểu Mao và chuyển hóa tâm trí. Tại trại cải tạo các học viên Pháp Luân Công được tập trung để xem các chương trình truyền hình chống Pháp Luân Công và ghi danh vào các lớp học chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa duy vật.[220] Chủ nghĩa Mác truyền thống và chủ nghĩa duy vật là những nội dung cốt lõi của các buổi học này.[221]

Những hình ảnh do chính phủ tài trợ về quá trình chuyển đổi nhấn mạnh việc thuyết phục dùng tâm lý và một loạt các kỹ thuật "bán hàng mềm mỏng"; đây là "chuẩn mực lý tưởng" trong các báo cáo của chế độ, theo Tong. Mặt khác, trong các báo cáo của Pháp Luân Công, miêu tả các hình thức ép buộc "kinh dị và nham hiểm" đối với các học viên không chịu từ bỏ niềm tin của họ.[223] Có 14.474 người đã bị áp dụng các phương pháp tra tấn khác nhau, theo Tong (các đại diện Pháp Luân Công liệt kê hơn 63.000 trường hợp tra tấn).[224] Trong số đó có trường hợp đánh đập nghiêm trọng; đau khổ tâm lý, nhục hình và lao động nặng nề, bắt ngồi hoặc nằm trong các tư thế gây stress; biệt giam trong điều kiện bẩn thỉu;[223] "Xử lý nhiệt" bao gồm hun nóng hoặc lạnh; những cú sốc điện vào các bộ phận nhạy cảm của cơ thể mà có thể dẫn đến buồn nôn, co giật, và ngất xỉu;[223] "Tàn phá" bao gồm việc ép ăn; cắm tre vào móng tay; rút bớt thức ăn, thời gian ngủ, và hạn chế sử dụng nhà vệ sinh;[223] lăng mạ theo nhóm; làm ngạt thở; đe dọa, tống tiền, chấm dứt việc làm và đuổi học sinh viên.[223]

Các trường hợp này có vẻ là có thể kiểm chứng, và tuyệt đại đa số đã xác định (1) cá nhân học viên, thường đi kèm với độ tuổi, nghề nghiệp, và nơi cư trú; (2) thời gian và địa điểm mà các cáo buộc lạm dụng diễn ra, xuống tới mức huyện, quận, thị trấn, làng, và thường là có địa danh trại tù cụ thể; và (3) tên và cấp bậc của các thủ phạm bị cáo buộc. Nhiều báo cáo này bao gồm danh sách các tên của các nhân chứng và mô tả thương tích, Tong nói.[223] Việc công bố "lạm dụng hành vi dai dẳng, thường tàn bạo của các cá nhân có tên với danh hiệu chính thức của họ, địa điểm, thời gian và tra tấn" cho thấy rằng không có một chút ý định ngừng và chấm dứt các hoạt động lạm dụng.[223]

Do khó khăn trong việc kiểm chứng báo cáo các ca tử vong do tra tấn ở Trung Quốc, ước tính số lượng của các học viên Pháp Luân Công bị chết dưới sự đàn áp rất khác nhau. Trong năm 2009, tờ New York Times báo cáo rằng, theo Tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ, vụ đàn áp đã lấy đi "ít nhất 2.000" sinh mạng.[9] Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ít nhất 100 học viên Pháp Luân Công đã báo cáo đã chết trong năm dương lịch 2008, tại nơi bị giam giữ hoặc ngay sau khi được thả.[225] Các nguồn Pháp Luân Công thì ghi nhận hơn 3.700 trường hợp tử vong.[226] Nhà báo điều tra Ethan Gutmann tuyên bố 65.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng trong thời gian từ 2000 đến 2008 dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu rộng,[200][227] trong khi các nhà nghiên cứu David Kilgour và David Matas báo cáo "nguồn của 41.500 ca cấy ghép nội tạng trong giai đoạn sáu, năm từ 2000 đến 2005 là không giải thích được".[228][229]

Tuy nhiên, trong một báo cáo năm 2016, David Kilgour cho rằng số liệu ông đã đưa ra còn thấp. Trong báo cáo mới, ông ước tính số lượng nội tạng lấy từ cuộc trấn áp Pháp Luân Công bắt đầu là 150.000 đến 200.000.[230] Các phương tiện truyền thông phương Tây đã ngoại suy từ nghiên cứu này ra số người chết vào khoảng 150.000.[231][232] Ethan Gutmann ước tính từ cập nhật mới với thông tin có 60-110.000 cơ quan nội tạng được thu hoạch tại Trung Quốc hàng năm đã ghi nhận (diễn giải) nó là: "tuy khó khăn nhưng có thể thu hoạch 3 nội tạng từ một cơ thể duy nhất" và cũng gọi việc thu hoạch nội tạng này là "một hình thức diệt chủng mới bằng cách thu hoạch nội tạng của những hội viên Pháp Luân công."[233] Nếu điều này được áp dụng cho các con số thu hoạch nội tạng (60-110.000) thì đã có 20.000 đến 36.667 người bị giết mỗi năm để lấy nội tạng. Áp dụng cho thời gian đã diễn ra việc thu hoạch nội tạng (15-17 năm) thì đã có từ 300.000 đến 623.333 người đã bị giết để lấy nội tạng.

Chính quyền Trung Quốc không công bố số liệu về các học viên Pháp Luân Công bị chết trong khi giam giữ. Tuy nhiên, trong các trường hợp cá nhân, chính quyền đã phủ nhận việc học viên chết ở trong tù là do bị tra tấn.[234] Chính quyền Trung Quốc cũng tuyên bố các cáo buộc từ phương Tây rằng họ đã "giết học viên Pháp luân công để lấy nội tạng" là những lời vu khống vô căn cứ, chủ yếu được tung ra bởi những học viên Pháp luân công đang lưu vong và các tổ chức chống Trung Quốc ở phương Tây.

Trong năm 2006, các cáo buộc được đưa ra ở phương Tây, nội dung là một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị giết để cung cấp nội tạng cho ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc. Những cáo buộc này đã thúc đẩy một cuộc điều tra của cựu Bộ trưởng Ngoại giao David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas.

Báo cáo Kilgour-Matas[228][235][236] được công bố vào tháng năm 2006, và kết luận rằng "chính phủ Trung Quốc và các đại diện của nó trong nhiều vùng của đất nước, trong một số bệnh viện, trại giam và "Tòa án nhân dân" từ năm 1999 đã giết chết một số lượng lớn nhưng không rõ bao nhiêu các "tù nhân lương tâm" Pháp Luân Công". Báo cáo này chủ yếu dựa trên các bằng chứng gián tiếp, kêu gọi sự chú ý về thời gian chờ đợi cực ngắn để lấy nội tạng ở Trung Quốc - 1 đến 2 tuần cho một lá gan so với 32,5 tháng ở Canada - lưu ý rằng đây là dấu hiệu nội tạng được khai thác theo yêu cầu. Báo cáo này cũng theo dõi một sự gia tăng đáng kể số lượng các ca ghép tạng ở Trung Quốc hàng năm bắt đầu từ năm 1999, tương ứng với bắt đầu của cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Mặc dù số lượng hiến tạng tự nguyện mức độ rất thấp, Trung Quốc thực hiện số ca cấy ghép mỗi năm cao thứ hai thế giới. Kilgour và Matas cũng trình bày các tài liệu tự buộc tội từ các trang web chuyên về ghép tạng ở Trung Quốc[237] quảng cáo nội tạng sẵn có ngay lập tức từ những người cho đang sống, và bản chép lại của các cuộc phỏng vấn, trong đó bệnh viện nói với người khách hàng nhận nội tạng tiềm năng rằng họ có thể có được các nội tạng Pháp Luân Công.[228]

Trong tháng 5 năm 2008 hai báo cáo viên đặc biệt Liên Hợp Quốc nhắc lại yêu cầu cho các nhà chức trách Trung Quốc để trả lời những cáo buộc,[238] và để giải thích nguồn gốc các nội tạng đã được ghép khi có sự gia tăng đột biến số ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc kể từ năm 2000. Các quan chức Trung Quốc đã phản ứng bằng cách phủ nhận cáo buộc thu hoạch nội tạng, và nhấn mạnh rằng Trung Quốc tuân thủ các nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới cấm bán các bộ phận cơ thể con người mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người cho. Phản ứng trước sự việc Nghị quyết Hạ viện Hoa Kỳ kêu gọi chấm dứt lạm dụng thực hành cấy ghép nội tạng đối với các cộng đồng thiểu số tôn giáo và dân tộc, một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc cho biết "Cái gọi là thu hoạch nội tạng từ các tử tù là một lời dối trá hoàn toàn bịa đặt của Pháp Luân Công."[239] Trong tháng 8 năm 2009, ông Manfred Nowak, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tra tấn, cho biết: "Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa sạch sẽ và minh bạch... Không biết như thế nào mà số ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng tại các bệnh viện Trung Quốc đã tăng ồ ạt từ năm 1999, trong khi không hề có nhiều người tình nguyện cho nội tạng."[240]

Trong năm 2014, nhà báo điều tra Ethan Gutmann công bố kết quả điều tra của ông.[241] Gutmann tiến hành phỏng vấn rộng rãi với các cựu tù nhân trong các trại lao động và nhà tù Trung Quốc, cũng như nhân viên an ninh và cựu chuyên gia y tế có kiến thức về thực hành cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.[11][242] Ông thông báo rằng việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân chính trị có khả năng bắt đầu từ tỉnh Tân Cương trong những năm 1990, và sau đó lan rộng trên toàn quốc. Gutmann ước tính có khoảng 64.000 tù nhân Pháp Luân Công có thể đã bị giết để lấy nội tạng giữa những năm 2000 và 2008.[241][243]

Chiến dịch chống lại Pháp Luân Công của chính phủ Trung Quốc được tuyên truyền rộng rãi thông qua truyền hình, báo chí, đài phát thanh và internet.[111][194]

Trong tháng đầu tiên của cuộc trấn áp, 300-400 bài báo tấn công Pháp Luân Công xuất hiện trong mỗi bài báo chính của nhà nước, trong khi truyền hình giờ vàng phát lại những lời chỉ trích phong trào, mà không có những quan điểm khác được phát sóng trên phương tiện truyền thông.[244] Chiến dịch tuyên truyền tập trung vào cáo buộc rằng Pháp Luân Công đe doạ đến ổn định xã hội, có tính lừa đảo và nguy hiểm, phản khoa học và đe dọa sự tiến bộ, và lập luận rằng triết lý của Pháp Luân Công không tương thích với đạo đức xã hội Marxist.[26] Chính phủ Trung Quốc tuyên bố việc trấn áp Pháp luân công là do một số ít học viên của nó đã tham gia vào hoạt động tội phạm và gây nguy hiểm cho an toàn công cộng, ví dụ như đặt thuốc nổ ở nơi công cộng. Chính phủ đã làm việc để giáo dục phần lớn các học viên Pháp Luân Công, và hơn 98% trong số hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã từ bỏ quan hệ với Pháp luân công. Chính phủ Trung Quốc cho rằng phong trào này đã chịu trách nhiệm trực tiếp về 1.500 cái chết - nhiều hơn con số người bị giết bởi tà giáo "Mười Điều răn của Thiên Chúa". Trong khi đó, hơn 600 người đã bị bệnh tâm thần sau khi tập luyện Pháp Luân Công.[6]

Các học giả nghiên cứu Trung Quốc, Daniel Wright và Joseph Fewsmith khẳng định rằng trong nhiều tháng sau khi Pháp Luân Công bị cấm, các bản tin buổi tối của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc có ít bản tin nhưng lại thêm hàm ý chống lại Pháp Luân Công; hoạt động trấn áp của chính phủ là "một kế hoạch tiêu diệt toàn bộ và mọi mặt", họ đã viết.[245] Pháp Luân Công đã được so sánh với "một con chuột đang băng qua đường phố mà mọi người đều hét to và lao vào đập", tin trên Bắc Kinh Nhật báo;[246] các viên chức khác cho biết đây sẽ là một cuộc đấu tranh "dài hạn, phức tạp và nghiêm trọng" để "tiêu trừ" Pháp Luân Công.[247]

Tuyên truyền của nhà nước ban đầu đã sử dụng sự hấp dẫn của chủ nghĩa duy lý khoa học để tranh luận rằng thế giới quan của Pháp Luân Công "hoàn toàn chống lại khoa học" và chủ nghĩa cộng sản.[248] Ví dụ, tờ Nhân dân Nhật báo đã khẳng định vào ngày 27 tháng 7 năm 1999, rằng cuộc chiến chống lại Pháp Luân Công "là một cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa thần học và chủ nghĩa vô thần, giữa mê tín và khoa học, giữa chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa duy vật". Các bài xã luận khác tuyên bố rằng "chủ nghĩa lý tưởng và thần học" của Pháp Luân Công là "mâu thuẫn hoàn toàn với các lý thuyết và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Marx" và các nguyên tắc "chân, thiện, nhẫn" mà Pháp Luân Công rao giảng là đi ngược lại đạo đức và quá trình phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang phấn đấu để đạt tới". Trấn áp Pháp Luân Công được trình bày như là một bước cần thiết để duy trì "vai trò tiên phong" của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[249]

Bất chấp những nỗ lực của Đảng, những cáo buộc ban đầu chống lại Pháp Luân Công đã không thuyết phục được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng đối với việc trấn áp phong trào này. Trong những tháng sau tháng 7 năm 1999, các cáo buộc của báo chí nhà nước đã tăng lên. bao gồm các cáo buộc Pháp Luân Công đã thông đồng với các lực lượng "chống Trung Quốc" của nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng Pháp luân công đã lợi dụng các tín đồ để thực hiện các mục đích chính trị, bao gồm việc tuyên truyền đòi ly khai Tây Tạng[6] Vào tháng 10 năm 1999, ba tháng sau khi cuộc trấn áp bắt đầu, tờ báo Nhân dân Nhật báo tuyên bố Pháp Luân Công là một tà giáo.[35][94][195] Trong các triều đình Trung Quốc, thuật ngữ "tà giáo" được sử dụng để chỉ các tôn giáo không phải là Nho giáo, mặc dù trong bối cảnh Trung Quốc dưới thời Đảng Cộng sản, nó đã được sử dụng để chỉ các tổ chức tôn giáo không chấp nhận sự quản lý của Đảng Cộng sản.[250][251]

Ian Johnson lập luận rằng việc buộc tội là 'tà giáo' cho Pháp Luân Công một cách hiệu quả đã "che giấu cuộc trấn áp của chính phủ với tính chính đáng của phong trào chống lại tà giáo tại Tây Phương". Tuy nhiên, ông cho rằng Pháp Luân Công không thỏa mãn những định nghĩa chung của một tà giáo: "các thành viên của nó kết hôn với người ngoài giáo phái, có bạn bè bên ngoài, duy trì việc làm bình thường, không sống tách biệt khỏi xã hội, không tin rằng sự kết thúc của thế giới sắp xảy ra và không quyên góp một số tiền đáng kể cho tổ chức... nó không ủng hộ bạo lực, trọng tâm của Pháp Luân Công là một kỷ luật phi chính trị mang tính hướng nội, nhằm mục đích làm trong sạch tinh thần và nâng cao sức khoẻ con người."[69] David Ownby cũng đã viết rằng "toàn bộ vấn đề về tính cuồng giáo của Pháp Luân Công là một sự đánh lạc hướng ngay từ ban đầu, được nhà nước Trung Quốc khai thác khéo léo để ngăn chặn sự hấp dẫn của Pháp Luân Công".[26] Theo John Powers và Meg Y. M. Lee, bởi vì Pháp Luân Công được phân loại theo cách nhìn nhận phổ biến như là một "câu lạc bộ khí công phi chính trị", nó không phải là mối đe dọa đối với chính phủ. Chiến lược cực đoan nhất trong chiến dịch trấn áp Pháp Luân Công là thuyết phục mọi người phân loại lại Pháp Luân Công thành "một nhãn hiệu tôn giáo bị nhìn nhận là tiêu cực",[252] như "cuồng giáo" hay "mê tín". Các cuộc biểu tình im lặng của các học viên đã được phân loại như là làm "rối loạn xã hội". Trong quá trình gắn nhãn mới cho giáo phái này, chính phủ đã cố gắng để chạm tới một "kho chứa những cảm xúc tiêu cực liên quan đến vai trò lịch sử của các giáo phái nửa tôn giáo như là những lực lượng bất ổn trong lịch sử chính trị Trung Quốc".[252]

Một bước ngoặt trong chiến dịch tuyên truyền đã diễn ra vào đêm trước Tết Nguyên đán vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, khi có năm người cố gắng tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn. Cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, và các cơ quan truyền thông nhà nước khác đã khẳng định rằng những người tự thiêu là những học viên của giáo phái, mặc dù Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công đã phủ nhận tin này,[253] với lý do rằng những lời dạy của Pháp Luân Công ngăn cấm việc tự tử và giết người[254], và cáo buộc thêm rằng sự kiện này là "một tác phẩm đóng thế độc ác (nhưng thông minh)".[255] Vụ việc đã nhận được sự quan tâm ở bình diện quốc tế, và đoạn phim ghi lại những vụ tự tử được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng sau đó ở Trung Quốc. Các chương trình phát sóng cho thấy hình ảnh của một cô gái 12 tuổi, Liu Siying, tự thiêu, và các cuộc phỏng vấn những người tự thiêu khác, trong đó họ khẳng định niềm tin rằng "tự thiêu sẽ dẫn họ đến thiên đường".[253][256] Nhưng một trong những nhà sản xuất truyền hình của CNN tại hiện trường không thấy một đứa trẻ nào ở đó.[257] Các nguồn tin của Pháp Luân Công và các nhà bình luận khác đã chỉ ra rằng nội dung thuật lại của người tham gia về vụ việc và các khía cạnh khác trong hành vi của những người tham gia là không phù hợp với những lời dạy của Pháp Luân Công.[258] Media Channel và Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) cho rằng vụ việc tự thiêu này đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo ra để "chứng minh" rằng Pháp Luân Công đã tẩy não các tín đồ của mình tự sát và do đó bị cấm như là một mối đe dọa đối với quốc gia này. Tuyên bố của IED tại phiên họp LHQ thứ 53 nói về hành động bạo lực của Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công như là khủng bố cấp nhà nước và họ cho rằng việc tự thiêu "đã được chính phủ thực hiện."[257] Nhà báo Phillip Pan của Washington Post đã viết rằng hai người tự thiêu đã chết không phải là học viên Pháp Luân Công.[259] Vào ngày 21 tháng 3 năm 2001, Liu Siying đột nhiên qua đời sau khi tỏ ra rất hoạt bát và được coi là đã sẵn sàng để xuất viện trở về nhà.[257] Tạp chí Time báo cáo rằng trước khi xảy ra vụ tự thiêu, nhiều người Trung Quốc cảm thấy rằng Pháp Luân Công không gây ra mối đe dọa thực sự nào và cuộc trấn áp của nhà nước đã đi quá xa. Tuy nhiên, sau sự kiện tự thiêu, chiến dịch truyền thông của Trung Quốc đại lục chống lại Pháp Luân Công đã có được sự ủng hộ đáng kể[260]. Vì sự thông cảm của công chúng đối với Pháp Luân Công đã giảm đi, chính phủ đã bắt đầu "sử dụng bạo lực có hệ thống" chống lại phong trào này.[261]

Vào tháng 2 năm 2001, 1 tháng sau vụ việc tại Quảng trường Thiên An Môn, Giang Trạch Dân triệu tập một Hội nghị Trung ương hiếm hoi để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên tục trong chiến dịch chống Pháp Luân Công và đoàn kết các quan chức cấp cao đằng sau nỗ lực này.[177] Dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân, cuộc trấn áp Pháp Luân Công đã trở thành một phần của đạo đức chính trị của Trung Quốc về "giữ ổn định" - gần như giống hệt văn kiện của Đảng trong vụ Thiên An Môn năm 1989. Thông điệp của Giang được lặp lại tại Đại hội Nhân dân Quốc gia năm 2001, với việc xóa bỏ Pháp Luân Công được gắn liền với tiến bộ kinh tế của Trung Quốc.[177] Mặc dù ít nổi bật hơn trong chương trình nghị sự quốc gia, việc trấn áp Pháp Luân Công vẫn được tiếp tục sau khi Giang đã về hưu; các chiến dịch chống lại Pháp Luân Công được khởi xướng trong cả hai năm 2008 và 2009. Năm 2010, một chiến dịch kéo dài ba năm đã được đưa ra để gia hạn nỗ lực "cưỡng chế" các học viên Pháp Luân Công.[262]

Nỗ lực tuyên truyền chống Pháp Luân Công cũng đã có mặt trong khắp hệ thống giáo dục Trung Quốc. Sau khi Giang Trạch Dân bắt đầu cấm Pháp Luân Công vào năm 1999, thì nữ Bộ trưởng Bộ Giáo dục Chen Zhili đã khởi động một chiến dịch chủ động nhằm thúc đẩy đường lối của Đảng về Pháp Luân Công trong tất cả các cấp giáo dục, bao gồm các trường đại học, cao đẳng, trung học, tiểu học và trường mẫu giáo. Những nỗ lực của Chen bao gồm một "Cam kết tương tự thời Cách mạng Văn hoá" ở các trường học ở Trung Quốc yêu cầu các giảng viên, nhân viên và sinh viên phải công khai tố cáo Pháp Luân Công. Giáo viên nào tuyên truyền ủng hộ Pháp luân công sẽ bị đuổi việc hoặc giam giữ; các sinh viên thì bị trục xuất khỏi trường học, hoặc gửi đến các trại cải tạo nhằm thay đổi suy nghĩ của họ.[263] Chen cũng đã cố gắng truyền bá phong trào tuyên truyền chống Pháp Luân Công ở nước ngoài, sử dụng ngân quỹ giáo dục trong nước để viện trợ các tổ chức giáo dục nước ngoài, khuyến khích họ phản đối Pháp Luân Công.[263]